Qua quá trình thu thập số liệu, 140 mẫu đạt yêu cầu thu thập từ các nhà lãnh đạo của các DN ở TP. Cần Thơ đã được đưa vào trong nghiên cứu. Đặc điểm của các DN được khảo sát được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Thông tin về các DN được khảo sát năm 2013
Thông tin mẫu Số DN Tỉ lệ (%)
1. Địa chỉ
Quận Bình Thủy 61 43,5
Quận Ninh Kiều 39 27,9
Quận Cái Răng 11 7,9
Khác 29 20,7
2. Khu vực kinh tế
Khu vực 1 (nông lâm ngư nghiệp) 36 25,7
Khu vực 2 (công nghiệp –xây dựng) 38 27,1
Khu vực 3 (thương mại –dịch vụ) 66 47,2
3. Loại hình DN Công ty cổ phần 60 42,9 Công ty TNHH 60 42,9 DN tư nhân 12 8,6 DN nước ngoài 5 3,6 DN nhà nước 3 2,0 4. Số vốn hoạt động Dưới 10 tỷ đồng 52 37,1 Từ 10 tỷ đến 20 tỷ đồng 31 22,1 Trên 20 tỷ đến 50 tỷ đồng 15 10,7 Trên 50 tỷ đến 100 tỷ đồng 14 10,0 Trên 100 tỷ đồng 28 20,1 5. Số lao động Từ 10 người trở xuống 20 14,3
Trên 10 người đến 50 người 33 23,6
Trên 50 người đến 100 người 29 20,7
Trên 100 người đến 200 người 22 15,7
Trên 200 người đến 300 người 8 5,7
Trên 300 người 28 20,0
Nguồn: Phỏng vấn doanh nghiệpTP. Cần Thơ năm 2013
Ba địa bàn quận Bình Thủy, quận Ninh Kiều và quận Cái Răng có vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào nên thu hút nhiều DN chọn làm địa điểm sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, khu công nghiệp Trà Nóc 1 và khu công nghiệp Trà Nóc 2 cũng được đặt tại quận Bình Thủy, là nơi
tập trung nhiều DN nhất TP. Cần Thơ. Theo kết quả thống kê, những mẫu được khảo sát ở ba địa bàn trên chiếm tỉ lệ cao nhất (79,3%). Xét theo khu vực kinh tế, khu vực thương mại và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất (47,2%). Khu vực công nghiệp – xây dựng (27,1%) và nông lâm ngư nghiệp (25,7%) chiếm tỉ lệ không chênh lệch nhiều. Nói chung, địa bàn và khu vực kinh tế của các mẫu thu thập được khá phù hợp với tình hình phân bố các DN tại địa bàn TP. Cần Thơ như đã mô tả trong phương pháp chọn mẫu.
Loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH là hai loại hình chiếm tỉ lệ cao nhất (85,8%). Tiếp đến là DN tư nhân, DN nước ngoài và DN nhà nước chiếm tỉ lệ không đáng kể. Số vốn hoạt động của các DN dưới 100 tỷ đồng chiếm tỉ lệ cao (79,9%), số lao động chủ yếu là dưới 300 người (80,0%). Như vậy, các DN được khảo sát cũng đã phản ánh phần nào thực trạng nền kinh tế ở VN, có khoảng 98% là các DNNVV (Trí, 2011)
4.2 SỰ HIỂU BIẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở TP. CẦN THƠ
4.2.1 Sự hiểu biết về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Nguồn: Phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
Hình 4.1 Sự hiểu biết về TNXH của các DN được phỏng vấn ở TP. Cần Thơ Kết quả phỏng vấn 140 DN trên địa bàn TP. Cần Thơ, có 59,3% DN biết đến TNXH nhưng chưa rõ lắm, chỉ có 15,7% lãnh đạo biết rất rõ cho thấy hầu hết các DN vẫn chưa quan tâm đến các hoạt động TNXH, thậm chí có đến đến 25% lãnh đạo DN hoàn toàn không biết đến khái niệm TNXH. Điều này ban đầu xem ra có vẻ mâu thuẫn với con số có đến 93,6% DN cho rằng nên thực hiện TNXH. Thực ra, những số liệu trên đã phản ánh được rằng, các DN tuy chưa áp dụng các nguyên tắc, công cụ, có ít thông tin về TNXH nhưng khi nghe đến cụm từ “TNXH của DN”, cũng phần nào hình dung, liên tưởng đánh giá được những nội dung chứa đựng bên trong. Do vậy, khi được hỏi có nên áp dụng TNXH vào DN hay không, phần lớn các DN đều trả lời là nên. Nhiều
lãnh đạo DN đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của TNXH. Họ cho rằng DN là một tổ chức hoạt động trong xã hội, sử dụng các nguồn lực và nguồn tài nguyên trong xã hội nên cần có trách nhiệm đóng góp cho xã hội, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đời sống của người lao động, đóng góp cho cộng đồng và toàn xã hội, hài hòa lợi ích của DN cũng như phát triển lợi ích chung. TNXH là nền tảng để phát triển xã hội bền vững, khi nền kinh tế càng phát triển, mức sống của người dân tăng cao, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và trở thành lợi thế cho hoạt động kinh doanh của DN. Thực hiện TNXH sẽ giúp các DN xây dựng thương hiệu mạnh trong mắt của KH và đối tác, thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực, và đặc biệt, DN rất chú trọng đến sự gia tăng niềm tin của người tiêu dùng và NV khi DN thực hiện TNXH. Song song với các hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN cũng ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường sống. Quan trọng hơn, DN đã nhận ra rằng sự đóng góp của DN đối với xã hội ngày nay đã trở thành nhiệm vụ, và là điều kiện tất yếu để sinh tồn và phát triển của bất cứ DN nào đang hoạt động trong nền kinh tế mở cửa. Trong quá trình hội nhập, nếu DN nào không thực hiện TNXH thì DN đó sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
6,4% lãnh đạo DN còn lại cho ý kiến không nên thực hiện TNXH. Có DN phát biểu rằng nhiệm vụ hàng đầu của DN là tìm kiếm lợi nhuận, bản thân DN chỉ cần thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, còn lại trách nhiệm với xã hội sẽ do các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ thực hiện. Các DN nhỏ đã chia sẻ để thực hiện TNXH, DN phải đầu tư vào các máy móc, trang thiết bị hiện đại, lại phải tổ chức tập huấn cho các cán bộ, mất nhiều thời gian và chi phí trong khi chưa có công trình nghiên cứu nào cho thấy TNXH có hiệu quả thiết thực đối với DN tại địa phương.
4.2.2 Nguồn thông tin phổ biến
105/140 lãnh đạo DN hiểu biết về TNXH qua các kênh thông tin sau đây: Bảng 4.2 Nguồn tin về trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp tiếp cận
Số lượng trả lời Tỷ lệ % trong tổng số trả lời Tỷ lệ % trong mẫu
Phương tiện truyền thông 70 52,23 66,67
Hiệp hội ngành nghề 25 18,66 23,81
Những DN khác 18 13,43 17,14
Những tổ chức chính phủởđịa phương 17 12,69 16,19
Khác 4 2,99 3,81
Tổng cộng 134 100,0 127,62
Có đến 66,67% DN tiếp cận TNXH thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như ti vi, báo, tạp chí, internet, radio,… Nguồn thông tin được phổ biến thứ hai bởi hiệp hội các ngành nghề (chiếm 23,81%), tiếp đến là những DN khác (chiếm 17,14%) và những tổ chức Chính phủ ở địa phương (chiếm 16,19%). Kết quả khảo sát đã phản ánh hiệu quả của các kênh trong vai trò cung cấp thông tin về TNXH cho DN. Các nhà hoạch định chính sách hay các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ khi cần thông tin đến DN, có thể tận dụng những kênh có hiệu quả cao để đạt mục tiêu tuyên truyền và tiết kiệm chi phí.
4.2.3 Quan niệm về trách nhiệm xã hội
Mỗi DN ở địa bàn TP. Cần Thơ có một quan niệm khác nhau khi nói về TNXH. Bảng sau đây trình bày sự liên tưởng của DN khi nghe đến cụm từ “TNXH của DN”
Bảng 4.3 Quan niệm về TNXH của các DN
Số lượng trả lời Tỷ lệ % trong tổng số trả lời Tỷ lệ % trong mẫu
Gây quỹ, làm từ thiện, hỗ trợ cộng đồng địa phương 122 21,86 87,14
Bảo vệmôi trường 109 19,53 77,86
Tăng cường động viên NV 77 13,80 55,00
Bảo vệvà chăm sóc KH 75 13,44 53,57
Đối xử công bằng và đúng mực với nhà cung ứng 46 8,24 32,86 Phù hợp với xu hướng kinh doanh toàn cầu 43 7,71 30,71 Tạo sự khác biệt và xây dựng thương hiệu 42 7,53 30,00
Đối xử công bằng và đúng mực với người góp vốn 41 7,35 29,29
Khác 3 0,54 2,14
Tổng cộng 558 100,0 394,28
Nguồn: Phỏng vấn doanh nghiệpnăm 2013
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các DN khi nhắc đến TNXH đều nghĩ ngay đến hành động gây quĩ, làm từ thiện, hỗ trợ cộng đồng địa phương (chiếm 87,14%), tiếp đến là hoạt động bảo vệ môi trường với 77,86%. Tăng cường động viên NV cũng được 55% DN cho là biểu hiện của TNXH. Bên cạnh đó, có 53,57% DN được phỏng vấn chọn bảo vệ và chăm sóc KH cũng là hoạt động TNXH. Các nhà cung ứng ít nhận được sự quan tâm của DN trong cách đối xử công bằng và đúng mực, chỉ có 32,86% DN chú trọng đến đối tượng này. Với số lượng khá ít ỏi những cũng đáng ghi nhận, 30,71% DN nhận ra vai trò của TNXH trong xu hướng toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, có 30% DN cho rằng TNXH là tạo sự khác biệt và xây dựng thương hiệu. Và đối
tượng ít được chú ý nhất đó là trách nhiệm đối với người góp vốn, với chỉ 29,29% DN quan tâm đối xử công bằng và đúng mực trong việc thực hành TNXH. Như vậy, kiến thức về TNXH của lãnh đạo các DN vẫn còn hạn hẹp, chỉ gói gọn trong những hoạt động thể hiện ra bên ngoài DN, còn các đối tượng bên trong và các bên liên quan vẫn chưa được chú ý.
4.3 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO, PHÂN TÍCH NHÂN
TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 4.3.1 Thang đo CSR
4.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo CSR bằng hệ số Cronbach’s
Alpha
Để đánh giá sự phù hợp của các biến khi đưa vào mô hình, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Trọng và Ngọc, 2008). Với số biến quan sát là 16, thang đo có độ tin cậy Alpha là 0,896. Độ tin cậy này lớn hơn 0,7 nên đạt yêu cầu (Nunnally và Burnstein, 1994). Mặt khác, hệ số Cronbach’s Apha bằng 0,896 < 0,95 nên không có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa trong thang đo. Hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3, và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ từng biến trong mô hình đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo hiện tại (< 0,896), nên có thể kết luận 16 biến quan sát được đưa vào thang đo CSR là phù hợp.
Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo CSR
Kí hiệu Tiêu chí Tương quan biến – tổng Alpha nloại biếến u
Thang đo CSR: Alpha = 0,896
Q4.mt1 Giảm thiểu rác thải và tái chế 0,455 0,894 Q4.mt2 Giảm thiểu trong khâu đóng gói 0,459 0,893 Q4.mt3 Hạn chế ô nhiễm môi trường 0,540 0,891 Q4.mt4 Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân
thiện với môi trường 0,540 0,891
Q4.nv1 Khuyến khích người lao động phát triển kỹ
năng và nghề nghiệp lâu dài 0,518 0,892
Q4.nv2 Chống phân biệt đối xử 0,529 0,891
Q4.nv3 Mức lương của DN so với mức lương trung
bình của khu vực kinh tế 0,386 0,896
Q4.kh1 Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của KH 0,679 0,886 Q4.kh2 Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung
Kí hiệu Tiêu chí Tương quan
biến – tổng Alpha nloại biếến u
Q4.kh3 Cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về sản
phẩm, dịch vụ 0,673 0,886
Q4.kh4 Chất lượng dịch vụ chăm sóc KH 0,547 0,891 Q4.ncc1 Thanh toán đúng hạn hợp đồng với nhà cung
cấp 0,637 0,887
Q4.ncc2 Chính sách mua hàng công bằng đối với các
nhà cung cấp 0,689 0,885
Q4.ncc3 Yêu cầu đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng
cho nhà cung cấp 0,635 0,887
Q4.cd1 Quyên góp làm từ thiện 0,434 0,895
Q4.cd2 Thiết lập quan hệ tốt và minh bạch với chính
quyền địa phương 0,548 0,891
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
4.3.1.2 Đánh giá mức độ hội tụ các quan sát của thang đo CSR bằng
phân tích nhân tố khám phá EFA
Kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig = 0,000 < 5% nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng và Ngọc, 2008). Kiểm định KMO cho kết quả trị số KMO = 0,859 (0,5 ≤ KMO = 0,859 ≤ 1) nên phù hợp để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
Chạy EFA lần đầu tiên, tổng phương sai trích (Total variance explained
– TVE): bằng 51,795% (> 50%) nên thang đo được chấp nhận (Gerbing và
Anderson, 1988), trích được 3 nhân tố tại chỉ số eigenvalue bằng 1,400>1,000. Còn lại những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003). (Duy, 2009; Thuận và cộng sự, 2012)
Sau đó, tác giả xem xét trọng số nhân tố (factor loading) có đủ tiêu chuẩn hay không. Nếu trọng số nhân tố của biến quan sát nào <0,5 sẽ bị loại.
Bảng 4.5 Kết quả EFA thang đo CSR lần đầu
Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố
1 2 3
Q4.mt1 Giảm thiểu rác thải và tái chế 0,866
Q4.mt2 Giảm thiểu trong khâu đóng gói 0,699
Q4.mt3 Hạn chế ô nhiễm môi trường 0,813
Q4.mt4 Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân
thiện với môi trường 0,525
Q4.nv1 Khuyến khích người lao động phát triển kỹ
năng và nghề nghiệp lâu dài 0,794
Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố
1 2 3
Q4.kh1 Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của KH 0,680 Q4.kh2 Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung
ứng dịch vụ 0,784
Q4.kh3 Cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về sản
phẩm, dịch vụ 0,718
Q4.kh4 Chất lượng dịch vụchăm sóc KH 0,303
Q4.ncc2 Chính sách mua hàng công bằng đối với các
nhà cung cấp 0,845
Q4.ncc3 Yêu cầu đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng
cho nhà cung cấp 0,628
Q4.cd1 Quyên góp làm từ thiện 0,635
Q4.cd2 Thiết lập quan hệ tốt và minh bạch với chính
quyền địa phương 0,602
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
Qua kết quả phân tích trên, biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ nhất và < 0,5, đó là Q4.nv3 - Mức lương của DN so với mức lương trung bình của khu vực kinh tế sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Nguyên nhân có thể được giải thích như sau: Trong 5 năm gần đây, nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn, doanh thu của các DN giảm do giá nguyên liệu tăng khiến giá trị sản xuất giảm, trong khi thị trường tiêu thụ khó khăn, hàng tồn kho nhiều không tiêu thụ được. Đó là những trở ngại rất lớn đối với DN khi xem xét tăng lương cho NV. Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế biến động bất thường, nhiều DN giảm biên chế, NV, đặc biệt là lao động chân tay chỉ mong muốn có việc làm ổn định để trang trải cuộc sống, không dám thay đổi công việc từ DN này sang DN khác và không quan tâm đến sự khác nhau giữa mức lương của các DN với nhau. Mặt khác, có thể đối với các DN, mức lương chỉ là thu nhập cơ bản, DN sẽ chi trả thông qua các hình thức gián tiếp như: nâng cao đời sống tinh thần cho NV, cải thiện môi trường làm việc, sinh hoạt, hỗ trợ nhà ở, quan tâm đến học vấn của con em NV,… để thể hiện TNXH đối với người lao động. Vì vậy, mức lương không có ý nghĩa trong việc đo lường TNXH của DN.
Kết quả EFA lần 2 đạt yêu cầu về giá trị Sig = 0,000 < 5% và trị số KMO = 0,856 (0,5 ≤ KMO = 0,856 ≤ 1), tổng phương sai trích bằng 54,149% ( > 50%), trích được 3 nhân tố tại eigenvalue bằng 1,395. Tuy nhiên, xuất hiện biến quan sát có trọng số nhân tố < 0,5 đó là Q4.kh4 - Chất lượng dịch vụ chăm sóc KH. Có thể do đặc tính tâm lý khá dễ chịu của KH TP. Cần Thơ trong nhu cầu về chất lượng dịch vụ nên các DN không xem việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một phần của TNXH. Mặt khác, chính KH trên địa bàn có xu hướng thích sử dụng các dịch vụ có giá cả thấp, mà giá thấp thường đi
đôi với cắt giảm chi phí ở các khâu, dẫn đến chất lượng không cao. Vì vậy,
biến này bị loại ra khỏi thang đo.