Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 104)

Sau khi dùng các phương pháp để điều chỉnh và kiểm định lại thang đo, tác giả xem xét lại hai giả thuyết được đưa ra ở chương 2.

Giả thuyết H1: Việc tăng cường thực hiện TNXH có tác động thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh của DN. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả cho thấy TNXH tác động mạnh đến lợi ích kinh doanh (trọng số ước lượng là 0,743), và 55,3% biến thiên của lợi ích kinh doanh được giải thích bởi TNXH. Mức ý nghĩa thống kê Pvalue = 0,000 nên giả thuyết được chấp nhận ở độ tin cậy 99%. Việc tăng cường các hoạt động thực hiện TNXH của DN có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích kinh doanh của DN, bao gồm giữ chân NV, thu hút và giữ chân KH, và tiếp cận vốn. Điều này có thể được giải thích như sau: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, NV không đơn thuần chọn làm việc ở những DN có mức lương thỏa đáng và công bằng, mà còn quan tâm đến môi trường lao động, những cơ hội thăng tiến trong việc làm và các chế độ phúc lợi, chính sách hỗ trợ khác của DN. Thực hiện tốt những trách nhiệm đối với NV, DN sẽ dễ dàng trong việc giữ chân các NV có năng lực, tránh hiện tượng chảy máu chất xám sang các DN khác. Ngày nay, KH ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, các DN không chỉ cạnh tranh về chất lượng, giá cả, hậu mãi mà còn phải chú trọng hơn đến hình ảnh của DN trước công chúng. Giữa các sản phẩm có chất lượng như nhau, KH có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có tính chất bảo vệ môi trường. Khi áp dụng và duy trì TNXH trong hoạt động kinh doanh, các DN có thể nhận được sự ủng hộ của

KH, qua đó DN có thể phát triển và mở rộng một cách thuận lợi. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng ngày càng bị ảnh hưởng từ các báo cáo hay các tin đồn về các phương thức không thân thiện và gần như ngay lập tức có phản ứng trừng phạt các DN này bằng việc tránh mua sản phẩm của họ. Sự việc Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải, Coca-cola Việt Nam trốn thuế…là minh chứng cho những sản phẩm tốt nhưng không thực hiện TNXH vẫn bị khách hàng tẩy chay. Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho KH, tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động thì việc thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và cộng đồng cũng tạo niềm tin nơi KH và NV, khiến họ thấy thỏa mãn hơn bên cạnh những lợi ích trực tiếp mà họ nhận được. Khi đã có danh tiếng trên thị trường, tạo dựng được hình ảnh đẹp trước xã hội thì khi cần tiếp cận vốn sẽ dễ dàng hơn. Trên phương diện các nhà đầu tư, họ luôn muốn góp vốn hay cho vay các DN có uy tín, nhận được niềm tin và sự ủng hộ từ KH do hay suất sinh lời hay khả năng chi trả của các DN này tốt hơn.

Giả thuyết H2: Sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) có tác động thuận chiều đến sự gia tăng hiệu quả tài chính (FP) của DN. Ước lượng cho kết quả

mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài chính là 0,732. Trọng số ước lượng cao cho thấy lợi ích kinh doanh có tác động mạnh đến hiệu quả tài chính. 53,5% biến thiên của hiệu quả tài chính được giải thích bởi lợi ích kinh doanh. Cũng giống như giả thuyết H1, giả thuyết này được chấp nhận ở độ tin cậy 99% với Pvalue = 0,000. Sự gia tăng lợi ích kinh doanh sẽ có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính của DN được đo lường bởi ROS, ROA và ROE. Có thể nói, nguồn lao động giỏi, có năng lực là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của DN. Khi DN giữ chân được NV, đặc biệt là những NV có kinh nghiệm làm việc, có tài năng, DN sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo NV mới, đồng thời, các NV được hưởng mức lương, đãi ngộ tốt, duy trì niềm tin và sự gắn bó với DN sẽ có động lực làm việc cao, từ đó làm việc hiệu quả và sáng tạo, mang lại nguồn thu lớn cho DN. Mặt khác, nếu DN thu hút được KH từ các DN đối thủ, DN sẽ mở rộng được thị trường của mình. Đối với KH cũ, việc mua hàng lặp lại sẽ giúp DN tăng doanh thu, và việc duy trì mối quan hệ với KH cũ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra, KH là kênh truyền thông hữu hiệu nhất, và ít tốn kém chi phí cho DN trong việc nâng cao hình ảnh, thương hiệu của mình trước công chúng. Trong quá trình tiếp cận vốn, khi DN có khả năng thu hút nguồn vốn, đặc biệt đối với nguồn vốn vay với lãi suất thấp hoặc vốn đầu tư lớn từ các DN nước ngoài, DN sẽ mở rộng qui mô sản xuất, tiếp cận những tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Nguồn vốn dư thừa không được dùng để

sản xuất có thể đầu tư vào những kênh khác, mang lại nhiều thu nhập cho DN. Như vậy, có được những lợi ích kinh doanh từ NV, KH và nguồn vốn sẽ góp phần gia tăng hiệu quả tài chính là điều hoàn toàn có ý nghĩa.

4.6.4 Kiểm định sự khác biệt theo khu vực kinh tế

Theo kết quả phân tích số liệu, có 36 DN được phỏng vấn hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; có 38 hoạt động công nghiệp, xây dựng và còn lại là 66 DN thuộc khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ. Số mẫu tối thiểu để phân tích mô hình SEM là 50, nên tác giả quyết định gom nhóm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng thành một nhóm, đặt tên là khu vực sản xuất. Như vậy, số lượng DN trong khu vực sản xuất là 74 và số lượng DN trong khu vực thương mại – dịch vụ là 66, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu lớn hơn 50.

Nghiên cứu tiến hành chạy hai mô hình: mô hình khả biến và mô hình bất biến. Sau đó tiến hành kiểm định Chi-square để chọn một trong hai mô hình. Nếu Pvalue > 0,05 thì chọn mô hình bất biến và ngược lại.

Giả thuyết cần được kiểm tra như sau:

H0: Chi-square của mô hình khả biến bằng Chi-square của mô hình bất biến

H1: Có sự khác biệt về Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến

Kết quả tính toán được trình bày dưới đây:

Mô hình khả biến

0,98

c2[466] = 628,175 (p=0,000); CMIN/df=1,354; TLI=0,901; CFI=0,916; RMSEA=0,051

TNXH BB FP 0,90 0,82 DN sản xuất TNXH BB FP 0,80 DN thương mại- dịch vụ

Mô hình bất biến

Hình 4.5 Kết quả SEM khả biến – bất biến phân theo khu vực kinh tế (chưa chuẩn hóa)

Bảng 4.19 Kết quả lựa chọn mô hình đa nhóm

Chi-square df Mô hình khả biến 628,175 464 Mô hình bất biến 628,213 466

Sai biệt 0,0380 2

Chidist(0.038,2) 0.981179362

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệpnăm 2013

Kiểm định Chi-square cho thấy Pvalue = 0,981 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận H0, nghĩa là giữa hai mô hình khả biến và bất biến không có sự khác biệt. Vì vậy, nghiên cứu chọn mô hình bất biến.

Bảng 4.20 Kiểm định mô hình khả biến và bất biến

MÔ HÌNH KHẢ BIẾN

Mối quan hệ Ước lượng DN sản xuấtS.E. C.R. Pvalue Ước lượngDN thương mại –S.E. dịch vụC.R. Pvalue Chưa chuẩn hóa BB <--- CSR 0,899 0,180 4,995 0,000 0,976 0,368 2,656 0,008 FP <--- BB 0,823 0,170 4,851 0,000 0,798 0,173 4,623 0,000 Chuẩn hóa BB <--- CSR 0,882 - - - 0,541 - - - FP <--- BB 0,730 - - - 0,796 - - - MÔ HÌNH BẤT BIẾN

Mối quan hệ DN sản xuất DN thương mại –dịch vụ Ước lượng S.E. C.R. Pvalue Ước lượng S.E. C.R. Pvalue Chưa chuẩn hóa BB <--- CSR 0,916 0,159 5,769 0,000 0,916 0,159 5,769 0,000 FP <--- BB 0,811 0,121 6,690 0,000 0,811 0,121 6,690 0,000 Chuẩn hóa BB <--- CSR 0,883 - - - 0,526 - - - FP <--- BB 0,729 - - - 0,797 - - -

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệpnăm 2013

Theo kết quả của mô hình bất biến, Pvalue = 0,000 < 0,005. Sự tác động này các DN sản xuất và các DN thương mại- dịch vụ đều không có sự khác biệt, nghĩa là đối với DN sản xuất và DN thương mại – dịch vụ, TNXH đều tác động mạnh và thuận chiều đến lợi ích kinh doanh, và lợi ích kinh doanh tác động mạnh và thuận chiều đến hiệu quả tài chính.

0,81

c2[470] = 628,213 (p=0,000); CMIN/df=1,348; TLI=0,902; CFI=0,917; RMSEA=0,050

TNXH BB FP

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

5.1 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở TP. CẦN THƠ

Khi được hỏi DN có gặp phải khó khăn khi thực hiện CSR hay không, có 75/140 DN trả lời là “Có”, chiếm 53,6%. Sự chênh lệch giữa các DN gặp khó khăn và không gặp khó khăn là không nhiều, tuy nhiên đây cũng là con số phản ánh rằng DN hiện nay đã và đang phải đối mặt với những rào cản khi thực hiện CSR. Những rào cản ấy được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 5.1 Khó khăn của các DN TP. Cần Thơ khi thực hiện TNXH

Khó khăn Sốtrlượả lờng i Tỷ lệ % trong tổng số trả lời Tỷ lệ % trong mẫu

Thiếu nguồn lực tài chính 47 24,48 62,67

Thiếu nguồn nhân lực 43 22,40 57,33

Thiếu thông tin và hướng dẫn thực hiện 42 21,88 56,00

Không có sự hợp tác của các bên có liên quan

trong quá trình thực hiện CSR 27 14,06 36,00 Sự khác biệt giữa các quy định trong pháp luật

Việt Nam với các bộ CoC về CSR của quốc tế (SA8000, ISO14000, ISO9000,…)

16 8,33 21,33

Các hoạt động CSR không mang lại hiệu quả 12 6,25 16,00

Khác 5 2,60 6,67

Tổng cộng 192 100,0 256,00

Nguồn: Phỏng vấn DN năm 2013

Nhìn chung, việc thực hiện TNXH của DN ở TP. Cần Thơ còn tương đối khó khăn. Các DN gặp phải trở ngại lớn nhất ở nguồn lực tài chính (chiếm 62,67%) nghĩa là DN thiếu nguồn vốn và kỹ thuật khi thực hiện các chuẩn mực TNXH. Thực tế cho thấy điều này hoàn toàn hợp lý, đặc biệt khi hầu hết các DN ở địa bàn TP. Cần Thơ là DNVVN. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, nguồn lực tài chính duy trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp, thậm chí nhiều DN đang lâm vào nguy cơ phá sản, thì việc trích ra một khoản chi phí để thực hiện TNXH xem ra khó khả thi. Khó khăn thứ hai đó là thiếu nguồn nhân lực, chiếm 57,33%. Tuyển dụng nhân sự chuyên thực hiện các công tác TNXH sẽ mất nhiều chi phí. Đối với các DNNVV, nhân sự ở các

phòng ban rất hạn chế, một NV đảm nhận nhiều vai trò trong DN. Điều động NV từ những phòng ban khác phụ trách mảng thực hiện TNXH là rất khó khăn. Bên cạnh đó, 56% DN còn thiếu thông tin và hướng dẫn thực hiện TNXH do chính quyền địa phương và các cơ quan thẩm quyền có liên quan hiện không quan tâm đúng mức. Mặt khác, 36% DN không nhận được sự hợp tác giữa các bên liên quan khiến công tác TNXH không đạt hiệu quả mong muốn. Sự khác biệt giữa các quy định trong pháp luật Việt Nam với các bộ CoC về TNXH của quốc tế như ISO9000, SA8000, ISO14000, …cũng khiến 21,33% DN lúng túng khi thực hiện TNXH, nhất là khi mức độ hiểu biết về TNXH của các DN có giới hạn, khi không có những hướng dẫn cụ thể thì DN khó nắm bắt để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng quốc tế. Cuối cùng, tuy chỉ chiếm số lượng không nhiều, nhưng 16% DN cũng đã thẳng thắn cho rằng các hoạt động TNXH không mang lại hiệu quả. Có thể là do chính bản thân DN hiểu sai về TNXH, cho rằng TNXH chỉ là hoạt động từ thiện nên không thực hiện các hoạt động TNXH một cách toàn diện, vì vậy không nhận được kết quả mong muốn. Trên thực tế, để thực hiện TNXH, trước mắt DN phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu, làm giảm khả năng cạnh tranh, giảm lợi nhuận trong ngắn hạn. Điều này khiến các DN ngại ngần, kể cả khi chưa thực hiện TNXH, DN cũng cho rằng thực hiện hoạt động TNXH sẽ không có hiệu quả.

5.2 GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Hiện nay, TNXH chưa được pháp luật bắt buộc thực hiện nên các hoạt động TNXH của DN chủ yếu mang tính tự giác. Một số DN áp dụng các tiêu chuẩn TNXH do nhận thức được tầm quan trọng đối với xã hội, còn một số chỉ do yêu cầu của KH nên buộc phải thực hiện. Trong tương lai, để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, TNXH sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh của DN. Vì vậy, với mục tiêu góp phần giúp các DN thực hiện TNXH hiệu quả hơn, các giải pháp sau đây được đưa ra trên cơ sở dựa vào thực trạng hiện nay TNXH của các DN ở TP. Cần Thơ.

5.2.1 Giải pháp chung

Nhìn chung, việc thực hiện TNXH của DN còn tương đối khó khăn. Một trong những nguyên nhân là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về TNXH. Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi của con người đều do ý thức của con người điều khiển. Đối tượng đầu tiên cần tuyên truyền là các nhà lãnh đạo DN, phải thay đổi suy nghĩ của các nhà lãnh đạo rằng, TNXH không chỉ gói gọn ở những hoạt động từ thiện. Để làm được

điều này, các DN cần tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, lãnh đạo và cán bộ công đoàn tham dự các buổi hội thảo về TNXH do chính quyền địa phương, tổ chức Chính phủ, VCCI hay các trường đại học tiến hành, trao đổi những kinh nghiệm cũng như khó khăn với các chuyên gia trong lĩnh vực TNXH, tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, internet, học hỏi những giải pháp từ các DN cùng ngành nghề trên địa bàn thực hiện tốt TNXH,… Khi quan điểm của các nhà lãnh đạo thay đổi, có những nền tảng cơ bản về TNXH, hiểu được lợi ích của TNXH là không giúp DN phát triển bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội, họ sẽ có những kế hoạch cụ thể hơn, triển khai xuống cấp dưới và NV, và việc thực hiện TNXH của DN sẽ được đông đảo người lao động cùng tham gia.

Nghiên cứu cũng cho thấy có đến 36% DN không có được sự hợp tác giữa các bên liên quan khi thực hiện TNXH Trong phạm vi DN, DN có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về TNXH, đưa ra những dẫn chứng về các DN đã thành công khi thực hiện TNXH, làm cho họ hiểu những lợi ích cơ bản khi thực hiện TNXH, từ đó có thêm động lực thực hiện. DN có thể chọn một ngày trong năm là ngày thực hiện TNXH, nhằm nâng cao vai trò của TNXH trong hoạt động của DN, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng đối với các hoạt động TNXH của DN. Đối với các đối tác bên ngoài, DN nên tận dụng các kênh truyền thông đại chúng, xây dựng hình ảnh DN trước các nhà đầu tư, tổ chức Chính phủ nhằm kêu gọi sự hợp tác từ các bên có liên quan. Ngoài ra, DN cùng với hiệp hội các DN khác cũng nên chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, tiến hành những cuộc thảo luận về các biện pháp vượt qua rào cản quốc tế, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, và cách xử lý khi các

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 104)