Trách nhiệm xã hội không chỉ còn là lý thuyết mà đã được chuẩn hóa thành các bộ quy tắc ứng xử phổ biến trên thế giới. Bộ quy tắc ứng xử (CoC) là bộ quy tắc quy định các nguyên tắc chính về TNXH cần thực hiện ở các cơ quan, DN. Mỗi tổ chức đều có quyền quy định bộ quy tắc ứng xử của mình. DN có thể thực hiện một hay nhiều bộ CoC, có thể chỉ thực hiện một phần nào đó của một bộ CoC nào đó. Khi DN được cấp chứng chỉ CoC và chứng chỉ vẫn còn hiệu lực, thì chứng chỉ đó là bằng chứng chứng tỏ rằng, DN có thực hiện TNXH. Thực hiện TNXH không có nghĩa là phải được cấp chứng chỉ CoC. Có những DN tuy chưa có chứng chỉ nhưng vẫn thực hiện rất tốt TNXH, thậm chí còn tốt hơn DN đã được cấp chứng chỉ. Hiện nay có khoảng trên 1000 bộ quy tắc ứng xử chủ yếu do các tổ chức phi chính phủ và các tập đoàn
đa quốc gia xậy dựng. Dưới đây là một số bộ quy tắc ứng xử phổ biến ở Việt Nam:
2.1.4.1 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000
SA 8000 là tiêu chuẩn quố c tế ban hành năm 1997, đưa các yêu cầu về Quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiệ n làm viê ̣c trên toàn cầu . SA 8000 được Hô ̣i đồng Công nhâ ̣n Quyền ưu tiên Kinh tế thuô ̣c Hô ̣i đồng Ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiê ̣p Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 bao gồm: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, tự do hiệp hội và quyền thương lương tập thể, phân biệt đối xử, kỷ luật lao động, giờ làm việc, thù lao và hệ thống quản lý DN
Lợi ích của việc áp dụng SA 8000: cải thiện điều kiện lao động cho người lao động thực chất là biện pháp để họ gắn bó với DN, tăng năng suất lao động. DN vận hành tốt, lợi nhuận, doanh thu sẽ tăng theo. SA 8000 sẽ là lợi thế thực sự cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường khó tính. (Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP. Hồ Chí Minh, 2011).
2.1.4.2 Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/DN nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu KH và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của KH. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:
- ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. - ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. - ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững. - ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý. Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO mang lại những lợi ích như sau:
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ NV đối với vấn đề chất lượng và và sự thỏa mãn của KH;
- Hình thành văn hóa làm việc bài bản, khoa học thông qua thiết lập và áp dụng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc; qua đó giúp phòng ngừa sai lỗi, nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của KH;
- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng sẽ giúp cán bộ NV mới vào việc một cách nhanh chóng và là nền tảng quan trọng để duy trì và cải tiến các hoạt động;
- Các yêu cầu về theo dõi sự không phù hợp, theo dõi sự hài lòng của KH, đánh giá nội bộ… tạo cơ hội để thường xuyên thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến;
- Hệ thống quản lý chất lượng giúp phân định “rõ người, rõ việc”, góp phần xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả;
- Một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là sự đảm bảo về khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của KH một cách ổn định.
2.1.4.3 Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/DN giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau: - Hệ thống quản lý môi trường;
- Kiểm tra môi trường;
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường; - Ghi nhãn môi trường;
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm;
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm:
- ISO 14001 – Quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng. - ISO 14004 – Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.
- ISO 14010–14011–14012- Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung, Quy trình đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường, Chuẩn cứ trình độ của chuyên gia đánh giá.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành hai nhóm: các tiêu chuẩn về tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản
lý môi trường của DN, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình.
Các tiêu chuẩn về sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và
cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho DN phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm.
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả/thải ra còn ISO 14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa (Hà, 2009).
2.1.4.4 Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing
Practices)
Thực hành tốt sản xuất là hệ thống những quy định chung hay hướng dẫn nhằm bảo đảm các nhà sản xuất có thể cho ra sản phầm đạt tiêu chuẩn chất lượng đăng ký và an toàn cho người dùng. Mười nguyên tác cơ bản của GMP bao gồm: viết ra những gì cần làm, làm theo những gì đã viết, ghi kết quả đã làm vào hồ sơ, thẩm định các quy trình, sử dụng hợp lý thiết bị, bảo trì thiết bị theo kế hoạch, đào tạo thường xuyên và cập nhật, giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp, cảnh giác cao về chất lượng, kiểm tra sự thực hiện đúng.
Mục tiêu của các nhà sản xuất khi thực hiện GMP là:
- Thỏa mãn các yêu cầu của KH song phải chấp nhận những quy định về quản lý;
- Giúp các nhà sản xuất phòng ngừa hay giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.1.4.5 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe OHSAS 18001
OHSAS 18001: 2007 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được công nhận toàn cầu. Nó được ấn hành vào tháng 7 năm 2007 thay thế cho OHSAS 18001:1999, và được áp dụng để chú trọng đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp hơn là an toàn sản phẩm.
OHSAS cung cấp khuôn khổ để quản lý hiệu quả an toàn sức khỏe bao gồm việc phù hợp với luật pháp áp dụng cho hoạt động của DN và các mối nguy đã được xác nhận.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho NV hoặc những nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề với các hoạt động của họ. Nhiều tổ chức có những yếu tố được yêu cầu bởi OHSAS 18001 sẵn sàng tại chỗ mà có thể được bổ sung để cung cấp hệ thống quản lý kết dính hơn để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Các tổ chức áp dụng hệ thống OHSAS 18001 có cấu trúc quản lý rõ ràng với trách nhiệm và quyền hạn được xác định, các mục tiêu rõ ràng để cải tiến, với kết quả đo lường đựợc và phương pháp được xây dựng để đánh giá rủi ro. Điều này bao gồm theo dõi việc thiếu khả năng quản lý an toàn sức khỏe, đánh giá hoạt động và xem xét chính sách và mục tiêu.
Lợi ích của việc đăng ký OHSAS 18001:
- Thỏa mãn KH thông qua việc giao hàng đáp ứng các yêu cầu của KH một cách nhất quán bằng cách bảo vệ tài sản và sức khỏe của họ;
- Chi phí vận hành được cắt giảm;
- Mối quan hệ với các nhà đầu tư được cải thiện - bằng việc bảo vệ sức khỏe và tài sản của NV, các KH và nhà cung cấp;
- Phù hợp luật pháp- thông qua việc thấu hiểu các yêu cầu và quy định pháp lý ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức và KH của họ;
- Quản lý rủi ro được cải thiện - thông qua việc xác định rõ rang các sự cố tìm ẩn và áp dụng kiểm soát và đo lường;
- Khả năng của DN được chứng minh - thông qua việc thẩm tra độc lập dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận;
- Khả năng tranh thủ cao hơn các DN - đặc biệt những nơi mà các đặc tính kỹ thuật yêu cầu chứng nhận như một điều kiện để cung ứng.
2.1.4.6 Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI
BSCI (Business Social Compliance Initiative) ra đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở Châu Âu về TNXH. Bộ tiêu chuẩn này cũng sẽ được đưa vào áp dụng trong dự án nâng cao TNXH ở Việt Nam. Tiêu chuẩn BSCI 2003 được áp dụng cho tất cả tổ chức, không
phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô,... Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý liên quan đến TNXH.
BSCI có 10 nội dung quan trọng là: tuân thủ pháp luật, tự do lập Hội và quyền thương lượng tập thể, cấm phân biệt đối xử, trả công lao động; thời giờ làm việc, y tế và an toàn nơi làm việc, cấm sử dụng lao động trẻ em, cấm lao động cưỡng bức và các biện pháp kỷ luật, các vấn đề an toàn và môi trường, các hệ thống quản lý. Như vậy, bộ luật ứng xử BSCI gần như tương tự với bộ tiêu chuẩn SA 8000, trong đó BSCI bổ sung yêu cầu tuân thủ pháp luật và các vấn đề an toàn và môi trường (CDI, 2013).
Tuân thủ pháp luật: tuân theo tất cả các luật và quy định được áp dụng,
các tiêu chuẩn công nghiệp tối thiểu, các thỏa thuận Tổ chức lao động quốc tế và Liên Hiệp Quốc, những yêu cầu khác do luật pháp quy định, áp dụng luật nào nghiêm ngặt hơn.
Các vấn đề an toàn và môi trường: các thủ tục và tiêu chuẩn xử lý chất
thải, xử lý chất thải hóa học và các chất có hại khác, các xử lý phát ra hoặc thải ra phải đạt đến hoặc vượt quá yêu cầu tối thiểu mà pháp luật quy định (Hiệp hội ngoại thương FTA, 2006).
2.1.4.7 Tiêu chuẩn ISO 26000
ISO 26000 là một tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) đưa ra hướng dẫn về TNXH dựa trên sự đồng thuận quốc tế giữa các chuyên gia thuộc các nhóm ngành chính, đồng thời cũng khuyến khích việc thực hành cao nhất TNXH một cách rộng khắp. ISO 26000 bao gồm những hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, và do đó nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2008.
Nó được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. Nó sẽ hỗ trợ họ trong nỗ lực thực hiện TNXH theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Hoạt động kinh doanh bền vững của các tổ chức có nghĩa không chỉ là việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà còn thỏa mãn nhu cầu của KH, vừa đảm bảo không gây nguy hại đến môi trường và hoạt động dựa trên trách nhiệm với xã hội.
Nội dung của ISO 26000 bao gồm: - Hiểu biết về TNXH;
- Các nguyên tắc về TNXH;
- Nhận biết về TNXH và việc tham gia của các bên liên quan; - Hướng dẫn về các đối tượng chính của TNXH;
- Hướng dẫn về việc tích hợp TNXH thông qua một tổ chức.
ISO 26000 tích hợp các vấn đề cốt lõi mang tính quốc tế về TNXH (nó có nghĩa là gì, tổ chức cần vạch ra những vấn đề gì nhằm thực hiện TNXH, và việc thực hành tốt nhất là gì?) để thực hiện TNXH. ISO 26000 sẽ là công cụ về TNXH mạnh nhất hỗ trợ các tổ chức đi từ ý tưởng tốt đến hành động tốt.