4.3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo FP bằng hệ số Cronbach’s
Alpha
Tương tự như các thang đo CSR và BB, thang đo FP cũng tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Apha. Hệ số này đạt yêu cầu ( 0,7< 0,890 < 0,95) với số biến quan sát là 3. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ từng biến trong mô hình đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo hiện tại (<0,890) và hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 nên thang đo đạt yêu cầu.
Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy của thang đo FP
Kí hiệu Tiêu chí Tương quan biến – tổng Alpha nloại biếến u
Thang đo FP: Alpha = 0,890
Q5.ROS Tăng trưởng tỷ số ROS 0,793 0,836
Q5.ROE Tăng trưởng tỷ số ROE 0,808 0,822
Q5.ROA Tăng trưởng tỷ số ROA 0,753 0,871
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
4.3.3.2 Đánh giá mức độ hội tụ các quan sát của thang đo FP bằng
phân tích nhân tố khám phá EFA
Thang đo hiệu quả tài chính với 3 biến quan sát được tiến hành phân tích EFA, cho kết quả giá trị Sig = 0,000 < 5% và trị số KMO = 0,855 (0,5 ≤ KMO = 0,855 ≤ 1), cho thấy các biến có tương quan với nhau và mô hình thích hợp để phân tích nhân tố. Tổng phương sai trích bằng 73,180% ( > 50%), trích được 1 nhân tố tại eigenvalue bằng 2,460.
Bảng 4.11. Kết quả EFA thang đo FP
Kí hiệu Tiêu chí Trọng số nhân tố
Q5.ROS Tăng trưởng tỷ số ROS 0,867 Q5.ROE Tăng trưởng tỷ số ROE 0,890 Q5.ROA Tăng trưởng tỷ số ROA 0,807
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu phỏng vấn DN năm 2013
Các trọng số nhân tố đều đạt yêu cầu ( > 0,5) nên thang đo FP được chấp nhận. 3 biến quan sát ROS, ROE và ROA đều là những chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của DN, nên được đặt tên là “Hiệu quả tài chính”
Dựa vào ma trận hệ số điểm nhân tố, ta có các phương trình nhân tố sau: X7 ( Hiệu quả tài chính ) = 0,360 ROS+ 0,441 ROE + 0,239 ROA
Các hệ số của phương trình nhân tố cho trên đều cao hơn 0,2, cho thấy chúng có ảnh hưởng mạnh đến biến tổng hiệu quả tài chính.