Sau khi kiểm định EFA, tác giả tiến hành kiểm định CFA nhằm xem xét độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường bằng các chỉ tiêu: Chi-square, Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số TLI và chỉ số RMSEA. Nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0,9, CMIN/df ≤ 2, RMSEA≤ 0,08 thì mô hình được xem là tương thích với dữ liệu thị trường (Thọ và Trang, 2011).
Để thang đo có thể đạt được giá trị hội tụ, chỉ số estimate đã chuẩn hóa của các biến quan sát phải > 0,5. Sau khi chạy CFA lần thứ nhất, chỉ số estimate đã chuẩn hóa của biến csr.cd1 - Quyên góp làm từ thiện = 0,498< 0,5 nên bị loại bỏ khỏi mô hình. Ở TP. Cần Thơ, có thể công tác làm từ thiện của các DN nhìn chung chưa được tốt do không có các cán bộ chuyên môn phụ trách về các hoạt động đối ngoại. Các DN tổ chức các hoạt động xã hội một cách rời rạc, chỉ đơn thuần là quyên góp tiền, vật dụng cho các cá nhân bằng nguồn quĩ của DN, không có sự chung tay của cộng đồng nên ít được quan tâm. Mặt khác, làm từ thiện không có nghĩa là trao nguồn vốn tạm thời mà còn phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Hoạt động không gắn kết với chính sản phẩm dịch vụ của DN, không mang lại hiệu quả tuyên truyền, lại gây lãng phí do công tác tổ chức thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, hoạt động này chưa thực sự có ý nghĩa trong thực hiện CSR tại các DN ở TP. Cần Thơ .
Hình 4.3 Kết quả mô hình CFA tới hạn (chuẩn hóa)
- Các chỉ số đo lường mức độ phù hợp của mô hình: Các chỉ tiêu Chi-
square/df = 1,561 < 2, các giá trị TLI = 0,916 và CFI = 0,929 đều lớn hơn 0,9, RMSEA = 0,064 < 0,08 chứng tỏ mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường.
.80 .85 .91 .77 .91 .80 .79 .67 .81 .88 .80 .53 .75 .91 .82 .77 .62 .63 .86 .83 .81 .65 .70 .79
Trách nhiệm đối với
môi trường
Trách nhiệm đối với
nhân viên và KH
Trách nhiệm đối với nhà
cung cấp và cộng đồng
Giữ chân nhân viên
Thu hút và giữ
chân khách hàng
Tiếp cận vốn
Hiệu quả
tài chính
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo:
Bảng 4.12 Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo CSR
Khái niệm Thành phần biếnSố Độ tin cậy Phương sai trích Giá trị Cronbach’s Alpha Tổng hợp CSR
Trách nhiệm đối với môi trường
4 0,825 0,829 0,549
Đạt
yêu
cầu Trách nhiệm đối với
NV và KH 5 0,860 0,862 0,560
Trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng 4 0,833 0,845 0,585 BB Giữ chân NV 3 0,868 0,870 0,691
Thu hút và giữ chân
KH 3 0,795 0,797 0,569
Tiếp cận vốn 2 0,821 0,828 0,708
FP 3 0,890 0,890 0,731
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
Xét hệ số Cronbach’s Alpha của từng thành phần, ta thấy tất cả các hệ số trên đều lớn hơn 0,7 và nhỏ hơn 0,95. Hệ số tin cậy tổng hợp đều từ 0,5 trở lên và tổng phương sai trích được mỗi khái niệm nên vượt quá 0,5 nên đạt yêu cầu (Hair 1998).
-Tính đơn hướng: Theo Steenkamp và Van Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng, trừ trường hợp các sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau. Các biến được cho là không tương quan với nhau nếu như hệ số tương quan của chúng < 1. Theo kết quả phân tích, tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu trên (xem phụ lục) nên có thể kết luận mô hình đạt được tính đơn nguyên.
-Giá trị hội tụ: Gerbing và Anderson (1988) cho rằng thang đo đạt giá trị
hội tụ khi các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (Pvalue< 0,05) và các trọng số đã chuẩn hóa đều >0,5.
Kết quả phân tích trên cho thấy Pvalue chưa chuẩn hóa đều bằng 0,000<0,05 (xem ở phụ lục) và các trọng số đã chuẩn hóa đều >0,5 (xem ở bảng 4.10) nên thang đo đạt giá trị hội tụ.
Bảng 4.13 Các trọng số đã chuẩn hóa trong mô hình tới hạn
Mối quan hệ Ước lượng
mt4 <--- Trách nhiệm đối với môi trường 0,654 mt3 <--- Trách nhiệm đối với môi trường 0,813 mt2 <--- Trách nhiệm đối với môi trường 0,699 mt1 <--- Trách nhiệm đối với môi trường 0,789 kh3 <--- Trách nhiệm đối với NV và KH 0,826 kh2 <--- Trách nhiệm đối với NV và KH 0,862 kh1 <--- Trách nhiệm đối với NV và KH 0,770 nv2 <--- Trách nhiệm đối với NV và KH 0,621 nv1 <--- Trách nhiệm đối với NV và KH 0,628 ncc3 <--- Trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng 0,749 ncc2 <--- Trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng 0,911 ncc1 <--- Trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng 0,816 cd2 <--- Trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng 0,531
bb.nv4 <--- Giữ chân NV 0,808
bb.nv3 <--- Giữ chân NV 0,880
bb.nv2 <--- Giữ chân NV 0,803
bb.kh1 <--- Thu hút và giữ chân KH 0,665
bb.kh3 <--- Thu hút và giữ chân KH 0,803
bb.kh2 <--- Thu hút và giữ chân KH 0,707
bb.von2 <--- Tiếp cận vốn 0,912
bb.von1 <--- Tiếp cận vốn 0,765
ROA <--- Hiệu quả tài chính 0,801
ROE <--- Hiệu quả tài chính 0,907
ROS <--- Hiệu quả tài chính 0,853
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
-Giá trị phân biệt: nghiên cứu kiểm định hệ số tương quan xét trên phạm
vi tổng thể giữa các khái niệm có thực sự khác biệt so với 1 hay không. Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần của một khái niệm lớn phải <0,9 thì mới đạt được giá trị phân biệt. Hoặc sử dụng một cách khác cẩn thận hơn, dùng phần mềm Excel để tính toán, dựa trên công thức:
- SE = SQRT((1-estimate^2)/ (n-2)),
- CR=(1-estimate)/SE,
-Pvalue được tính bằng hàm TDIST(|CR|,n-2,2) (với n = 140). Kết quả được trình bày ở bảng sau đây:
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm
Mối quan hệ lượngƯớc SE CR Pvalue
Trách nhiệm đối với
môi trường <--> Hiệu quả tài chính 0,147 0,084 10,130 0,000
Trách nhiệm đối với
môi trường <-->
Trách nhiệm đối với nhà cung cấp
và cộng đồng 0,520 0,073 6,601 0,000
Trách nhiệm đối với
môi trường <--> Giữ chân NV 0,292 0,081 8,696 0,000
Trách nhiệm đối với
môi trường <-->
Thu hút và
giữ chân KH 0,321 0,080 8,422 0,000
Trách nhiệm đối với
môi trường <--> Tiếp cận vốn 0,233 0,082 9,265 0,000
Trách nhiệm đối với
NV và KH <-->
Trách nhiệm đối với nhà cung cấp
và cộng đồng 0,635 0,065 5,550 0,000
Trách nhiệm đối với
NV và KH <--> Giữ chân NV 0,505 0,073 6,737 0,000
Trách nhiệm đối với môi
trường <-->
Trách nhiệm đối
với NV và KH 0,466 0,075 7,089 0,000
Trách nhiệm đối với
NV và KH <--> giữ chân KHThu hút và 0,613 0,067 5,754 0,000 Trách nhiệm đối với
NV và KH <--> Tiếp cận vốn 0,501 0,073 6,773 0,000 Trách nhiệm đối với
NV và KH <--> Hiệu quả tài chính 0,352 0,079 8,132 0,000
Trách nhiệm đối với nhà
cung cấp và cộng đồng <--> Giữ chân NV 0,470 0,075 7,053 0,000
Trách nhiệm đối với nhà
cung cấp và cộng đồng <-->
Thu hút và
giữ chân KH 0,491 0,074 6,863 0,000
Trách nhiệm đối với nhà
cung cấp và cộng đồng <--> Tiếp cận vốn 0,381 0,078 7,864 0,000
Trách nhiệm đối với nhà
cung cấp và cộng đồng <--> Hiệu quả tài chính 0,366 0,079 8,003 0,000 Giữ chân NV <--> giữ chân KHThu hút và 0,569 0,070 6,156 0,000
Giữ chân NV <--> Tiếp cận vốn 0,466 0,075 7,089 0,000
Giữ chân NV <--> Hiệu quả tài chính 0,385 0,078 7,828 0,000
Thu hút và giữ chân KH <--> Tiếp cận vốn 0,527 0,072 6,538 0,000
Hiệu quả tài chính <--> giữ chân KHThu hút và 0,609 0,067 5,790 0,000
Hiệu quả tài chính <--> Tiếp cận vốn 0,707 0,060 4,866 0,000
Kết quả phân tích cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm nhỏ hơn rất nhiều so với 0,9 hay nói cách khác là khác biệt so với 1. Các giá trị Pvalue đều bằng 0,000 <0,05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm <1 ở độ tin cậy 95%. Vì vậy, các khái niệm đều đạt giá trị phân biệt.
Tóm lại, mô hình tới hạn gồm đều đạt được các yêu cầu về các chỉ số đo lường mức độ phù hợp của mô hình, độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
4.6 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TNXH VÀ FP 4.6.1 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM
Mô hình có 244 bậc tự do. Giá trị Chi-square = 394,970, với Pvalue= 0,000 < 0,005. Đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, nghiên cứu cũng kiểm tra các chỉ tiêu CMIN, CMIN/df, CFI, TLI và chỉ số RMSE. Kết quả cho thấy, Chi-square/df = 1,619<2, TLI = 0,907>0,9, CFI = 0,918>0,9, RMSEA = 0,067<0,08 nên ta có thể kết luận mô hình phù hợp dữ liệu thị trường (Thọ và Trang, 2008)
Hình 4.4 Kết quả SEM mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)
c2[244] = 394,970 (p=0,000); CMIN/df=1,619; TLI=0,907; CFI=0,918; RMSEA=0,067
Mô hình có 6 biến tiềm ẩn (nhân tố) bao gồm: (1) Trách nhiệm đối với môi trường, (2) trách nhiệm đối với NV và KH, (3) trách nhiệm đối với nhà cung cấp và cộng đồng, (4) giữ chân NV, (5) thu hút và giữ chân KH, (6) Tiếp cận vốn. Biến độc lập là CSR, biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính và biến trung gian là lợi ích kinh doanh
Khái niệm nào không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90% sẽ bị loại ra khỏi mô hình.
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết (chưa chuẩn hóa)
Mối quan hệ Ước lượng S.E. C.R. Pvalue
BB <--- CSR 0,926 0,179 5,179 0,000
FP <--- BB 0,823 0,133 6,190 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính chưa chuẩn hóa cho thấy có mối quan hệ tuyến tính ở mức ý nghĩa 10% đối với CSR và lợi ích kinh doanh, lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài chính (Pvalue = 0,000). Vì vậy giả thuyết H1 và H2 đều có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)
Mối quan hệ Ước lượng
BB <--- CSR 0,743
FP <--- BB 0,732
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
Các trọng số đã chuẩn hóa đều mang dấu dương và khá cao, cho thấy CSR có tác động mạnh và thuận chiều đến BB (mức ảnh hưởng là 0,743), BB cũng có tác động mạnh và thuận chiều đến FP (mức ảnh hưởng là 0,732). Bảng 4.17 Khả năng giải thích cho biến phụ thuộc trong mô hình lý thuyết
Khái niệm R2
BB 0,553
FP 0,535
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệp 2013
R2 biểu hiện khả năng giải thích cho các biến phụ thuộc trong mô hình. CSR giải thích được 55,3% biến thiên của lợi ích kinh doanh, và lợi ích kinh doanh giải thích được 53,5% biến thiên của hiệu quả tài chính.
4.6.2 Kiểm định độ tin cậy của ước lượng bằng Bootstrap
Để kiểm định độ tin cậy của các hệ số ước lượng, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp Bootstrap đối với mô hình nghiên cứu chính thức với số lượng mẫu lặp lại N = 500 lần. Giá trị của cột CR được tính bằng cách lấy giá trị của cột Bias chia cho giá trị của cột SE-Bias. Giá trị tuyệt đối của CR càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thống kê thì càng tốt. Giá trị tuyệt đối của CR được trình bày ở bảng dưới đây đều <2 nên có thể nói là đệ chệch rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Vì thế có thể kết luận các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy.
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500
Mối quan hệ lượng ML Ước SE SE-SEƯớc lượng Bootstrap Mean Bias SE-Bias CR
BB <--- CSR 0,743 0,091 0,003 0,746 0,002 0,004 0,5 FP <--- BB 0,732 0,080 0,003 0,727 -0,005 0,004 -1,25
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn doanh nghiệp năm 2013
4.6.3. Kiểm định giả thuyết
Sau khi dùng các phương pháp để điều chỉnh và kiểm định lại thang đo, tác giả xem xét lại hai giả thuyết được đưa ra ở chương 2.
Giả thuyết H1: Việc tăng cường thực hiện TNXH có tác động thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh của DN. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả cho thấy TNXH tác động mạnh đến lợi ích kinh doanh (trọng số ước lượng là 0,743), và 55,3% biến thiên của lợi ích kinh doanh được giải thích bởi TNXH. Mức ý nghĩa thống kê Pvalue = 0,000 nên giả thuyết được chấp nhận ở độ tin cậy 99%. Việc tăng cường các hoạt động thực hiện TNXH của DN có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích kinh doanh của DN, bao gồm giữ chân NV, thu hút và giữ chân KH, và tiếp cận vốn. Điều này có thể được giải thích như sau: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, NV không đơn thuần chọn làm việc ở những DN có mức lương thỏa đáng và công bằng, mà còn quan tâm đến môi trường lao động, những cơ hội thăng tiến trong việc làm và các chế độ phúc lợi, chính sách hỗ trợ khác của DN. Thực hiện tốt những trách nhiệm đối với NV, DN sẽ dễ dàng trong việc giữ chân các NV có năng lực, tránh hiện tượng chảy máu chất xám sang các DN khác. Ngày nay, KH ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, các DN không chỉ cạnh tranh về chất lượng, giá cả, hậu mãi mà còn phải chú trọng hơn đến hình ảnh của DN trước công chúng. Giữa các sản phẩm có chất lượng như nhau, KH có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có tính chất bảo vệ môi trường. Khi áp dụng và duy trì TNXH trong hoạt động kinh doanh, các DN có thể nhận được sự ủng hộ của
KH, qua đó DN có thể phát triển và mở rộng một cách thuận lợi. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng ngày càng bị ảnh hưởng từ các báo cáo hay các tin đồn về các phương thức không thân thiện và gần như ngay lập tức có phản ứng trừng phạt các DN này bằng việc tránh mua sản phẩm của họ. Sự việc Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải, Coca-cola Việt Nam trốn thuế…là minh chứng cho những sản phẩm tốt nhưng không thực hiện TNXH vẫn bị khách hàng tẩy chay. Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho KH, tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động thì việc thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và cộng đồng cũng tạo niềm tin nơi KH và NV, khiến họ thấy thỏa mãn hơn bên cạnh những lợi ích trực tiếp mà họ nhận được. Khi đã có danh tiếng trên thị trường, tạo dựng được hình ảnh đẹp trước xã hội thì khi cần tiếp cận vốn sẽ dễ dàng hơn. Trên phương diện các nhà đầu tư, họ luôn muốn góp vốn hay cho vay các DN có uy tín, nhận được niềm tin và sự ủng hộ từ KH do hay suất sinh lời hay khả năng chi trả của các DN này tốt hơn.