Tình hình phát triển của các doanh nghiệp ở TP Cần Thơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 72)

Theo cục thống kê TP. Cần Thơ năm 2013, số lượng DN hoạt động trên địa bàn tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2011. Năm 2009, 2010 số lượng DN tăng nhẹ, tuy nhiên trong năm 2011 số lượng DN đã tăng lên đáng kể đến 4424 DN. Đồng thời, trung bình lượng vốn và doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng tăng lên khá nhiều, lần lượt đạt 112.790 tỷ đồng (tăng 23,68% so với 2010) và 138.726 tỷ đồng (tăng 26,65% so với 2010). Song, lợi nhuận DN thu được lại giảm sút mạnh, năm 2011 chỉ đạt 1.900 tỷ đồng (giảm 40,48% so với năm 2010) (Hình 3.2). Thống kê có đến 1.452 DN lỗ trong năm 2011 với số lỗ khoảng 1.894 tỉ đồng. Qua đây cho thấy các DN trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi giá cả đầu vào như: điện, xăng dầu, gas liên tục tăng dẫn đến chi phí ngày càng cao trong khi tình hình tiếp cận vốn tín dụng chưa được cải thiện; xuất khẩu hạn chế, sức mua của thị trường còn thấp, hàng hóa tồn đọng.

Nguồn: Cục thống kê TP. Cần Thơ

Trong 5 năm (2005-2010) có trên 5.400 DN được thành lập mới, tăng 22,5% so giai đoạn 2001- 2005. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ, đến tháng 12-2012, tổng số DN đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố khoảng 9.693 DN và 2.364 đơn vị trực thuộc, với tổng vốn đăng ký hơn 35.433 tỉ đồng. Cũng trong năm 2012 đã có 649 DN và 565 đơn vị trực thuộc đăng ký giải thể. Thời gian gần đây, số lượng DN tăng nhanh chóng, nhưng đa phần DN thành lập mới là DN nhỏ và siêu nhỏ, thị trường đầu ra thiếu bền vững, năng lực cạnh tranh kém nên cũng làm DN nhanh chóng phá sản. Tuy nhiên, các DN cũng đã cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, hơn nữa mô ̣t số DN còn có khả năng mở rô ̣ng quy mô, phần lớn DN đánh giá cao triển vo ̣ng phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Ngoài ra, thành phố hiện có 57 dự án vốn đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký trên 906,7 triệu USD. Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp, hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém, quỹ đất phát triển công nghiệp hạn chế… đã phát sinh nhiều hạn chế.

Xem xét số lượng DN phân theo loại hình sở hữu, ta thấy số lượng DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa không thay đổi nhiều qua ba năm trong khi số lượng DN ngoài nhà nước tăng lên. Về cơ cấu, đa số DN ở TP. Cần Thơ thuộc thành phần ngoài nhà nước (trên 98%) (Bảng 3.2).

Phân theo khu vực kinh tế, năm 2011 số DN thương mại - dịch vụ chiếm 64,65%, DN công nghiệp - xây dựng chiếm 34,27%, chỉ có 1,08% là DN nông, lâm, thủy sản. Trong khi số lượng DN khu vực 3 tăng đều qua các năm thì các DN khu vực 1 và 2 giảm xuống ở năm 2010 và đã tăng trở lại vào năm 2011 (bảng 3.3).

Bảng 3.2 Số lượng DN đang hoạt động ở TP. Cần Thơ phân theo loại hình DN trong năm 2009-2011 2009 2010 2011 Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) DNNN 43 1,25 43 1,21 54 1,22 DN ngoài nhà nước 3.376 98,23 3.504 98,23 4349 98,30

DN có vốn đầu tư nước ngoài 18 0,52 20 0,56 21 0,47

Tổng số 3.437 100 3.567 100 4.424 100

Về vốn sản xuất kinh doanh, mặc dù số lượng DNNN chỉ hơn 1% nhưng lượng vốn mà các DN này nắm giữ lại chiếm hơn 19% tổng vốn của các DN (2011). Tỷ trọng vốn của DN ngoài nhà nước ngày càng tăng chiếm hơn 77% (2011). Lượng vốn của DN nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Phân theo khu vực kinh tế, các DN khu vực 2 luôn chiếm tỷ trọng vốn cao nhất (55,13% năm 2011), nhưng tỷ trọng này đang giảm dần, trong khi đó tỷ trọng vốn ở các DN khu vực 3 tăng mạnh qua các năm, còn ở khu vực 1 mặc dù lượng vốn giảm vào năm 2010 nhưng đã tăng trở lại sau đó (bảng 3.4).

Ngoài ra, doanh thu thuần của các DN ở các loại hình sở hữu đều tăng qua 3 năm. Xét về cơ cấu, mặc dù tỷ trọng doanh thu của các DN ngoài nhà nước luôn giữ vị trí cao nhất nhưng đã giảm dần qua các năm, ngược lại tỷ trọng doanh thu của các DN có vốn nước ngoài tăng đều qua 3 năm. Doanh thu của DNNN cũng giữ vai trò quan trọng trong tổng doanh thu (25,85% năm 2011). Nếu phân loại DN theo khu vực kinh tế, ta thấy có sự biến động lớn. Doanh thu của khu vực 1 giảm mạnh vào năm 2010 nhưng lại tăng mạnh đột ngột sau đó (gần 150%), doanh thu khu vực 3 cũng tăng mạnh trở lại năm 2011 trong khi doanh thu khu vực 2 tăng rất ít. Tỷ trọng doanh thu của khu vực 2 và 3 gần như bằng nhau và chiếm gần 99% trong tổng doanh thu (2011). Bảng 3.3 Số lượng DN đang hoạt động ở TP. Cần Thơ phân theo khu vực kinh tế trong năm (2009-2011)

ĐVT: DN

2009 2010 2011 Chênh lệch ‘10/’09Số Chênh lệch ‘11/’10 tuyệt đối Số tương đối (%) tuyệt đốiSố Số tương đối (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 46 43 48 -3 -6,52 5 11,63

CN - XD 1.310 1.286 1.516 -24 -1,83 230 17,88

TM-DV 2.081 2.238 2.860 157 7,54 622 27,79

Tổng số 3.437 3.567 4.424 130 3,78 857 24,03

Nguồn: cục thống kê TP. Cần Thơ năm 2013

Bảng 3.4 Vốn sản xuất kinh doanh của các DN ở TP. Cần Thơ phân theo khu vực kinh tế trong năm 2009-2011

ĐVT: triệu đồng 2009 2010 2011 Chênh lệch ‘10/’09 Chênh lệch ‘11/’10 Số tuyệt đối Tương đối (%) Số tuyệt đối Tương đối (%) Nông, lâm, ngư nghiệp 438.521 280.455 528.317,5 -158.066 -36,05 247.862,5 88,38 CN - XD 40.633.133 57.589.185 62.179.439 16.956.052 41,73 4.590.254 7,97 TM-DV 18.685.038 33.324.407 50.082.048,5 14.639.369 78,35 16.757.642 50,29 Tổng số 59.756.692 91.194.047 112.789.805 31.437.355 52,61 21.595.758 23,68

Về lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận giảm sút mạnh trong năm 2011 nhưng trung bình các loại hình DN vẫn có lợi nhuận. Phân theo khu vực kinh tế, lợi nhuận của các DN khu vực 3 tăng cao nhất trong năm 2010 nhưng cũng giảm nhiều nhất trong năm 2011. Lợi nhuận của DN ở khu vực 2 cũng giảm hơn 50% trong năm 2011. Giảm ít nhất là lợi nhuận của DN ở khu vực 3.

3.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ở Việt Nam, khái niệm TNXH còn khá mới mẻ đối với các DN nhưng ngày càng được quan tâm bởi lợi ích lâu dài mà nó mang lại. Nhiều DN đã thực hiện thành công các chương trình vừa mang lại danh tiếng cho DN, vừa đóng góp cho cộng đồng như: chương trình quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk; “Hành trình xuyên Việt gây Quỹ 1 triệu bánh xà phòng – Vì một Việt Nam khỏe mạnh”, “Bảo vệ nụ cười Việt Nam”, “Cùng Omo xây dựng sân chơi cho trẻ em Việt Nam” của tập đoàn Unilever Việt Nam; các chương trình khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo ở Việt Nam, Lào và Campuchia của công ty cổ phần Dược Hậu Giang;… Có nhiều cuộc thi được tổ chức nhằm gây quĩ từ thiện hoặc tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân về các vấn đề xã hội như : chương trình phát triển tài năng trẻ Samsung Bảng 3.5 Doanh thu của các DN ở TP. Cần Thơ phân theo khu vực kinh tế năm 2009-2011

ĐVT: triệu đồng 2009 2010 2011 Chênh lệch ‘10/’09 Chênh lệch ‘11/’10 Số tuyệt đối Tương đối (%) Số tuyệt đối Tương đối (%) Nông, lâm, ngư nghiệp 718.763 599.238 1.494.517 -119.525 -16,63 895.279 149,40 CN - XD 47.939.939 65.320.988 69.252.099,9 17.381.049 36,26 3.931.111,9 6,02 TM-DV 43.580.802 43.612.084 67.979.752,2 31.282 0,07 24.367.668,2 55,87 Tổng 92.239.504 109.532.310 138.726.369,1 17.292.806 18,75 29.194.059,1 26,65

Nguồn: cục thống kê TP. Cần Thơnăm 2013

Bảng 3.6 Lợi nhuận của các DN ở TP. Cần Thơ phân theo khu vực kinh tế trong năm 2009-2011

ĐVT: triệu đồng

2009 2010 2011

Chênh lệch ‘10/’09 Chênh lệch ‘11/’10 Số tuyệt

đối đối (%)Tương Số tuyệt đối đối (%)Tương

Nông, lâm,

ngư nghiệp 15.495 40.804 3.241 25.309 163,34 -37.563 -92,06

CN-XD 2.414.591 2.084.883 1.039.377,4 -329.708 -13,65 -1.045.506 -50,15

TM-DV 512.041 1.067.661 858.205 555.620 108,51 -209.456 -19,62

Tổng số 2.942.127 3.193.348 1.900.823,4 251.221 8,54 -1.292.525 -40,48

Asia Elite của Samsung Việt Nam , thách thức kinh doanh Unilever (Unilever Future Leaders’ League - UFLL) của tập đoàn Unilever Việt Nam; cuộc thi ảnh đẹp “Vì môi trường xanh” do báo Pháp Luật TP. HCM phối hợp Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức; chương trình chạy bộ gây quỹ từ thiện phẫu thuật tim “Chạy vì trái tim” của tập đoàn Giáo dục KinderWorld;… Ngoài ra, hiện nay có nhiều công ty, tập đoàn lớn thực hiện tốt TNXH và được vinh danh như: tập đoàn Hoa Sen, tập đoàn Sanofi - Aventis Việt Nam, tập đoàn FPT, ngân hàng VietinBank, công ty cổ phần Traphaco, công ty cổ phần Dệt may Thắng Lợi,… Không những được các DN quan tâm, TNXH ngày càng được các cấp các ngành có liên quan chú trọng. Nhiều giải thưởng tôn vinh các DN thực hiện tốt TNXH, tiêu biểu như giải thưởng được tổ chức hằng năm “Trách nhiệm xã hội DN” đã tạo lập được uy tín trong cộng đồng các DN.

Theo báo cáo thường kỳ năm 2010 của VNR500 (Top 500 DN lớn nhất Việt Nam), có đến 78% số DN được hỏi cho rằng khía cạnh thu được nhiều lợi ích nhất từ việc thực hiện TNXH trong thời gian qua là nâng cao được hình ảnh DN trong cộng đồng, lợi ích thứ hai là là thu hút và giữ chân nhân sự tài năng trong DN (chiếm 30%). Hoạt động có có tầm quan trọng và ảnh hưởng nhất đến chiến lược TNXH của DN là hoạt động đầu tư dài hạn cho các hoạt động xã hội (chiếm 51%), tiếp đến là việc tăng cường các hoạt động từ thiện nhân đạo và minh bạch hóa hoạt động cộng đồng. Có đến 62% trong số các DN VNR500 nhận định TNXH ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong chiến lược kinh doanh của họ, đặc biệt trong thời kỳ sau suy thoái kinh tế hiện nay; 38% cho rằng tầm quan trọng của TNXH không thay đổi, và không DN nào cho biết TNXH giảm tầm quan trọng. Những con số trên cho thấy rằng hầu hết DN VNR500 nói riêng và cộng đồng DN Việt Nam nói chung, bước đầu đã có những nhận định khá đúng đắn về TNXH và tầm quan trọng của TNXH trong sự phát triển bền vững của DN.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) Nguyễn Thanh Hòa cho biết, hiện nay đã có 20 DN xuất khẩu lao động lớn tự nguyện tham gia Bộ Quy tắc ứng xử (viết tắt CoC-VN), trong đó có 8 DN được xếp loại xuất sắc. Dự kiến đến hết năm 2013 sẽ mở rộng diện đánh giá, xếp loại ra 50 DN trong tổng số khoảng 170 DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Các DN thực hiện TNXH đầu tiên phải kể đến các DN trong ngành xuất khẩu thủy sản, giày dép, may mặc bởi hầu hết các đơn hàng từ thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đều yêu cầu những qui định chuẩn về sức khỏe lao động (tiêu chuẩn SA8000) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các xí nghiệp thủy sản).

Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực thể hiện sự quan tâm đối với cộng đồng xã hội, tại Việt Nam vẫn còn một số DN chưa nhận thức được tầm quan trọng của TNXH, hoặc hiểu rõ về vai trò của TNXH nhưng vì mục tiêu lợi nhuận nên có những hành động xâm phạm đến các bên liên quan, làm giảm uy tín của DN trên thương trường.

Ngày 01/10/2013, Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) đã công bố báo cáo Human Capital, trong đó đánh giá chế độ đãi ngộ đối với lao động từng quốc gia. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 73 về môi trường làm việc trên 122 nước được thống kê. Điều này cho thấy các DN Việt Nam chưa thật sự chú trọng đến quyền và lợi ích của người lao động. Mặc dù có nhiều DN lớn có những chế độ, chính sách đãi ngộ lao động tốt kể cả trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như Tập đoàn bưu chính viễn thông Mobifone, ngân hàng quốc tế VIB, tập đoàn P&G Việt Nam, tập đoàn FPT,… song vẫn có không ít các DN không quan tâm đến lợi ích của người lao động. Theo kết quả nghiên cứu của BLĐTBXH về tình hình lao động trẻ em ở 8 tỉnh thành trọng điểm, có khoảng 50% trẻ em phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, có ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Tại các cơ sở may mặc, chế biến thực phẩm, trẻ em phải làm 10-12 giờ/ngày. Đối với lao động trưởng thành, nhiều DN bắt công nhân phải làm từ 10-12 giờ/ngày, không trả lương làm thêm giờ, không giải quyết chế độ nghỉ bù. Đặc biệt, có nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đến tháng thứ 7 vẫn phải làm việc trên 10 giờ/ngày. Tình trạng làm thêm giờ liên tục, số giờ làm thêm quá 200 giờ/năm hiện khá phổ biến ở các DN sử dụng lao động thời vụ, lao động với hợp đồng ngắn hạn và ở các DN làm hàng gia công dệt may, giày da, chế biến thủy sản. Nhiều DN thỏa thuận với người lao động không trả lương đúng như trong hợp đồng, vi phạm qui định về tiền lương tối thiểu. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, đánh giá tác động của sự tăng giá đối với đời sống của người nghèo, người làm công ăn lương, thu nhập bình quân của người lao động thường không theo kịp tốc độ tăng giá khi lạm phát xảy ra. Lương quá thấp không tương xứng cường độ, thời gian người lao động bỏ ra, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc đình công tập thể. Các cuộc đình công tập trung tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các DN có vốn FDI gần đây ngày càng tăng.

Bên cạnh trả lương quá thấp, không đủ trang trải đời sống, nhiều DN Việt Nam vẫn trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội cho NV. Các DN thường lách luật bằng cách kéo dài thời gian thử việc và chỉ ký hợp đồng lao động dưới ba tháng để không phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Không ít DN phân biệt cán bộ trong biên chế và ngoài biên chế và chỉ

cho cán bộ trong biên chế được hưởng các chế độ bảo hiểm này. Theo báo cáo của bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết ngày 31/12/2008, tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội gần 1.900 tỷ đồng.

An toàn lao động cũng là vấn đề đáng quan tâm tại các DN Việt Nam hiện nay. Số lượng vụ tai nạn lao động tại Việt Nam ngày càng tăng và đang trở thành hiện tượng đáng báo động. Theo báo cáo kết quả dự án “Hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động nhằm tăng cường an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc ở Việt Nam” cho thấy, tai nạn lao động tại Việt Nam có xu thế tăng nhanh từ 3.405 vụ năm 2000 lên 5.307 vụ năm 2010. Tử vong do tai nạn lao động cũng tăng từ 406 trường hợp năm 2000 lên tới 601 trường hợp năm 2010. Trong năm 2011, trên toàn quốc đã xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động, làm 6.154 người bị nạn, trong đó có 574 người chết, 1.314 người bị thương nặng. Theo báo cáo từ Cục trưởng Cục An toàn lao động, năm 2012 đã xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, 6.361 người bị thương. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động chủ yếu là do công nhân không được tập huấn về an toàn lao động hoặc bản thân người lao động biết đến nhưng không thực hiện đúng các quy trình về an toàn lao động; công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn nhiều bất cập, hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 72)