Lý thuyết các bên liên quan (stakeholders)

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 29)

Lý thuyết về các bên liên quan được trình bày chi tiết lần đầu tiên bởi Freeman (1984). Các bên liên quan trong lý thuyết này là những nhóm người có quyền lợi hay yêu cầu đối với DN. Cụ thể bao gồm nhà cung cấp, KH, NV, cổ đông, cộng đồng địa phương, và nhà quản lý trong vai trò là đại diện cho các nhóm này. Các DN có các bên liên quan, đó là, các nhóm và cá nhân được hưởng lợi hoặc bị tổn hại, có quyền lợi được tôn trọng hoặc bị vi phạm bởi những hành động của DN.

Trong hai bài viết “Mô hình 5 áp lực” và “Mô hình PEST trong phân tích môi trường vĩ mô” của M-Porter, Stakeholder đã được nhận định là một áp lực có tác động tới toàn bộ các DN trong một ngành bất kỳ. Những bên liên quan của một DN là:

Cổ đông: Quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, các chính

sách chia lợi nhuận, các chiến lược, trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cổ đông rất quan tâm tới hình ảnh và thương hiệu của DN và các mối quan hệ khác của DN, đặc biệt là mối quan hệ với cộng đồng và KH.

Người lao động: Những người thực hiện, thi hành và tuân thủ các quy

định, chính sách của những người quản lý. Người lao động làm việc cho DN và nhận được tiền công, họ quan tâm chủ yếu tới thu nhập, các chế độ thưởng phạt, môi trường làm việc, đào tạo.

Nhà quản lý Nhà cung cấp Chủ sở hữu Khách hàng Người lao động Cộng đồng địa phương Doanh nghiệp

Khách hàng: những tổ chức, các nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ của DN. KH được chia ra làm KH lẻ và KH phân phối.

Nhà cung cấp: những tổ chức, các nhân cung cấp các nguyên liệu đầu

vào cho DN.

Chính phủ: đưa ra những quy định buộc DN phải tuân theo.

Đối thủ cạnh tranh: bao gồm các DN đang kinh doanh trong cùng một

ngành (đối thủ cạnh tranh trực tiếp) và các DN có ảnh hưởng tới ngành trong tương lai (đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn).

Các tổ chứctín dụng : Bất cứ DN nào hoạt động trên thị trường cũng cần

có những mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các tổ chức này có thể là nhà tài trợ, nhà đầu tư hoặc là các chủ nợ của DN. Các tổ chức tín dụng luôn tồn tại song song với DN là các quỹ, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Trong mối quan hệ này, các chủ nợ quan tâm tới lãi suất của khoản vay (lãi suất của đầu tư), khả năng thanh toán của DN, khả năng thu hồi vốn, tính xác thực trong tài chính… Các DN càng phát triển thì nhu cầu vốn là càng lớn.

Các tổ chức công: các hiệp hội, các tổ chức chất lượng, bảo vệ người tiêu

dùng, thương hiệu… là những tổ chức được xây dựng để bảo vệ mọi đối tượng trong xã hội bị xâm hại vào quyền lợi. DN luôn phải có sự điều chỉnh trong mối quan hệ, kết hợp với các hiệp hội, các tổ chức để gây áp lực với Chính phủ trong các chính sách, các quy định kinh doanh. Đặc biệt là hiệp hội ngành nghề là cơ quan bảo vệ cho DN trong cả thị trường trong nước và quốc tế, DN khi tham gia các tổ chức sẽ có điều kiện được hưởng các ưu đãi, sự hỗ trợ của Chính phủ, các DN khác trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)