Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 48)

* Phương pháp phân tổ thống kê:

Phân tổ thống kê phân chia tổng thể thống kê thành các tổ, tiểu tổ) có tính chất khác nhau, phân chia theo thành phần kinh tế, theo chuyên ngành,

theo mặt hàng sản xuất kinh doanh chính, theo dơn vị hành chính v.v...). để hệ thống hoá và tổng hợp số liệu thu thập đƣợc, phân chia theo các tiêu thức, chỉ tiêu phù hợp với mục đích, nội dung nghiên cứu.

Phân tổ thống kê là phƣơng pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phƣơng pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê khác.

* Phương pháp đồ thị thống kê:

Phƣơng pháp đồ thị thống kê là phƣơng pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê, biểu đồ cơ cấu ngành, đồ thị tốc độ tăng trƣởng, tổng giá trị sản phẩm v.v...) sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của nội dung nghiên cứu. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức đƣợc những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phƣơng pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ.

* Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian:

Dãy số biến động theo thời gian, còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tƣợng. Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tƣợng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tƣợng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối hay số bình quân.

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hƣớng, tính quy luật phát triển của hiện tƣợng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tƣợng có thể xảy ra trong tƣơng lai.

Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phƣơng pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu để bảo đảm tính so sánh đƣợc với nhau.

* Phương pháp chỉ số:

Phƣơng pháp chỉ số là biểu hiện về lƣợng của các phần tử trong hiện tƣợng phức tạp đƣợc chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng hoặc so sánh đƣợc với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lƣợng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng đƣợc với nhau, khi đƣợc chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tƣợng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phƣơng pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hƣởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu.

Phƣơng pháp chỉ số cho phép tính toán các chỉ tiêu theo mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tƣợng qua thời gian, biến động của giá cả, giá thành, năng suất lao động, khối lƣợng sản phẩm, v.v...). Các chỉ số tính theo mục đích này thƣờng gọi là chỉ số phát triển.

- So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tƣợng qua không gian, chênh lệch giá cả, lƣợng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trƣờng, giữa hai địa phƣơng, hai khu vực,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thƣờng gọi là chỉ số không gian.

- Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thƣờng gọi là chỉ số kế hoạch.

- Phân tích mức độ ảnh hƣởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tƣợng phức tạp, ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lƣợng công nhân đã ảnh hƣởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất do công nhân tạo ra). Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ của các yếu

tố nguyên nhân với nhau cũng nhƣ tính toán ảnh hƣởng của mỗi yếu tố nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả.

* Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh, so theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc điểm…) để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tƣợng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu đƣợc đúng đắn, cũng nhƣ giúp cho việc phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

* Phương pháp dự báo thống kê:

Dự báo là việc xác định các thông tin chƣa biết có thể xảy ra trong tƣơng lai của hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các nguồn lực của tỉnh Phú Thọ, đó là dự báo sự biến động về đất đai, lao động, khả năng đầu tƣ phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Công việc dự báo hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ chúng ta phải nói trƣớc những điều chƣa biết, sự chính xác trong các kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một phƣơng án. Để kết quả của các dự báo tƣơng đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tƣơng lai, điều quan trọng là phải có phƣơng pháp dự báo hợp lý.

Dự báo xu hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh phải căn cứ vào chiến lƣợc phát triển công nghiệp của đất nƣớc, của tỉnh Hà Giang; dựa vào số liệu thống kê đã thu thập đƣợc trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 48)