3.2.3.1. Số lượng cơ sở công nghiệp - Phân theo thành phần kinh tế:
Số lƣợng các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2013 có 4.108 cơ sở. Trong đó, tập trung chủ yếu là số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gồm 4.104 cơ sở. Giai đoạn 2011 - 2013, số lƣợng cơ sở sản xuất cá thể tăng 48 doanh nghiệp, tƣ nhân tăng 43 doanh nghiệp, đơn vị tập thể tăng 41 đơn vị.
Ngoài quốc doanh Nhà nước
2011 2012 2013
48,21%
22,79% 29% 32,78% 29%
38,22% 31,52%
Bảng 3.12. Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Giang
Các cơ sở
sản xuất công nghiệp Đơn vị 2011 2012 2013
Nhà nƣớc Cơ sở 4 4 4
- DN TW quản lý Cơ sở 2 2 2
- DN địa phƣơng quản lý Cơ sở 2 2 2
Ngoài nhà nƣớc Cơ sở 3.972 4.002 4.104
- Tập thể Cơ sở 108 174 149
- Cá thể Cơ sở 3.811 3.724 3.859
- Tƣ nhân Cơ sở 53 104 96
Khu vực kinh tế có VĐTNN Cơ sở 0 0 0
Tổng số Cơ sở 3.976 4.006 4.108
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013 - Phân theo ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp khai thác: năm 2013, tỉnh Hà Giang có 198 cơ sở thuộc ngành công nghiệp khai thác.
+ Công nghiệp chế biến: ngành công nghiệp chế biến có số lƣợng cơ sở lớn nhất. Năm 2013, tỉnh Hà Giang có 3.902 cơ sở thuộc ngành công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, cung cấp nƣớc, xử lý rác thải, nƣớc thải: nhóm ngành này đến năm 2013 có 8 cơ sở, chiếm tỷ trọng không đáng kể.
3.2.3.2. Lực lượng lao động sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Giang
Năm 2012 số lao động trong toàn ngành công nghiệp trên địa bàn là 5.497 ngƣời. Số lao động phân theo ngành CN đƣợc thống kê nhƣ sau:
Năm 2012 số lao động công nghiệp tập trung đông nhất là trong ngành công nghiệp khai khoáng 2.409 ngƣời chiếm tỷ lệ 43,82% tổng số lực lƣợng lao động toàn ngành; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 2.036 ngƣời chiếm 37,04%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí, nƣớc nóng, ĐHHK là
664 ngƣời chiếm 12,08%, thấp nhất là trong ngành công nghiệp cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải có 388 ngƣời chiếm 7,05%.
Bảng 3.13. Lực lƣợng lao động công nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh Hà Giang
Lao động công nghiệp Đơn vị 2010 2011 2012
Tổng số Ngƣời 5.441 5.815 5.497
Công nghiệp khai khoáng Ngƣời 1.874 2.829 2.409
Công nghiệp chế biến, chế tạo Ngƣời 2.259 2.214 2.036 Công nghiệp phân phối điện,
khí, nƣớc nóng, ĐHHK
Ngƣời
956 412 664
Công nghiệp cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải
Ngƣời
352 360 388
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.902 doanh nghiệp công nghiệp chế biến vì vậy lực lƣợng lao động trong ngành này rất đông và có xu thế tiếp tục tăng cao trong những năm tới bởi lẽ đây là ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.
Trong lĩnh vực công nghiệp lực lƣợng lao động đã qua đào tạo nghề còn chiểm một tỷ lệ khá khiêm tốn, dù có tăng qua các năm. Đây là vấn đề mà tỉnh cần quan tâm khi thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh hiện nay, đặc biệt trong khâu quản lý chất lƣợng đào tạo nghề.
3.2.3.3. Hoạt động đầu tư cho công nghiệp của tỉnh Hà Giang
Năm 2011, tổng vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp xây dựng trên địa bàn thực hiện 1.703,545 tỷ đồng, Năm 2013, tổng vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp xây dựng trên địa bàn thực hiện 2.915,522 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp Hà Giang đã từng bƣớc đẩy mạnh việc đầu tƣ mới và đầu tƣ chiều sâu cải tiến công nghệ, thiết bị của các đơn vị trong ngành: nhiều cơ sở sản xuất mới đƣợc hình thành, nhiều dây chuyền sản xuất mới đƣợc đƣa vào hoạt động. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tập trung đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sức phát triển của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong giai đoạn vừa qua đã đƣợc nâng lên một bƣớc và tiếp cận đƣợc với trình độ chung ở trong nƣớc, khu vực và quốc tế, ngành công nghiệp chế biến Nông lâm sản và thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp dệt may có nhiều công nghệ đƣợc đổi mới, nhƣ công nghệ dây chuyền sản xuất chế biến chè, dây chuyền sản xuất gỗ ván ép.... Cũng trong các ngành công nghiệp này, một số dự án đầu tƣ đã đi vào sản xuất, một số sản phẩm mới có chất lƣợng, có thƣơng hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Những dây chuyền mới này đã góp phần nâng cao sản lƣợng công nghiệp của tỉnh, tạo ra những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Song nhìn chung tình hình đầu tƣ đổi mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chƣa nhiều.