Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 97)

3.2.7.2. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động 01 Khu công nghiệp Bình vàng diện tích 254 ha; 01 cụm công nghiệp Nam Quang diện tích 35 ha. Hoàn thiện quy hoạch cho 05 cụm công nghiệp Ngô Khê, diện tích 50 ha. Tùng Bá, diện tích 40ha. Thuận Hoà, diện tích 20 ha. Minh Sơn 1, Minh sơn 2, diện tích 50 ha).

3.2.7.3. Tình hình phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của

tỉnh Hà Giang

- Các ngành nghề thủ công nghiệp trong 5 năm qua đƣợc quan tâm phát triển, ngành đã đẩy mạnh thực hiện Nghị Định 134/2004/NĐ-CP của chính phủ về phát triển công nghiệp nông thôn hiện nay là Nghị định số

45/2012/NĐ-CP về khuyến công, Sở Công Thƣơng đã tham mƣu cho tỉnh thành lập Trung tâm khuyến công và tƣ vấn công nghiệp nay là Trung tâm khuyến công - Xúc tiến công thƣơng. Sau 10 năm hoạt động Trung tâm khuyến công đã phát huy tốt chức năng nhiệm vụ đƣợc giao và là đầu mối tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt hỗ trợ phát triển sản xuất TTCN ở nhiều ngành khác nhau nhƣ chế biến nông lâm sản thực phẩm, gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất rƣợu, dệt thổ cẩm, thêu ren...ở nhiều nội dung hỗ trợ khác nhau nhƣ hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng thƣơng hiệu, tƣ vấn thiết kế bao bì, hỗ trợ tập huấn nâng cao nghiệp vụ, hỗ trợ tham gia gian hàng triển lãm, đào tạo lao động...với tổng kinh phí hỗ trợ trên 10 tỷ đồng. Qua đó đã góp phần nâng cao năng lực quản lý và năng lực sản xuất và chất lƣợng sản phẩm cho các cơ sở sản xuất TTCN, mở ra hƣớng phát triển mới tạo đà cho phát triển thủ công nghiệp trong nông thôn, thu hút các nhà đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh tại tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy nhanh công cuộc CNH nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Về phát triển làng nghề, từ năm 2010 đến nay Sở Công thƣơng đã tham mƣu cho tỉnh công nhận 19 làng nghề trên địa bàn tỉnh gồm:

* Năm 2010 công nhận 04 làng nghề:

1. Làng nghề truyền thống nấu rƣợu thóc Nàng Đôn - xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì: 20 hộ

2. Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm dân tộc Tày - thôn Trung, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình: 30 hộ

3. Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn - thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình: 40 hộ

4. Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lùng Tao - thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên:39 hộ

1. Làng nghề thêu dệt, may mặc trang phục dân tộc Lô Lô - thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc: 18 hộ

2. Làng nghề may mặc trang phục dân tộc Phố Bảng - trị trấn phố Bảng, huyện Đồng Văn: 77 hộ

3. Làng nghề chế biến chè Nà Thác - thôn Nà Thác, xã Phƣơng Độ, thành phố Hà Giang: 60 hộ

4. Làng nghề chế biến chè Khuổi My - thôn Khuổi My, xã Phƣơng Độ, thành phố Hà Giang: 47 hộ

5. Làng nghề chế biến chè Tân An - thôn Tân An, xã Hùng An, huyện Bắc Quang: 95 hộ

6. Làng nghề chế biến chè Tân Lập - thôn Tân Lập, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang: 42 hộ

7. Làng nghề chế biến chè Tân Long - thôn Tân Long, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang: 40 hộ

8. Làng nghề chế biến chè Tân Thành - thôn Tân Thành, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang: 36 hộ

* Năm 2012 công nhận 03 làng nghề:

1. Làng nghề thêu, dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Lô Lô, tại thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, Đồng Văn: 40 hộ

2. Làng nghề chế biến chè Phìn Hồ, tại thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì: 27 hộ

3. Làng nghề truyền thống sản xuất giấy bản dân tộc Dao thôn Thanh Sơn, tại thôn Thanh Sơn - Tân Sơn, thị trấn Việt Quang, Bắc Quang: 26 hộ

* Năm 2013, 4 làng nghề)

1) Làng nghề rèn đúc nông cụ sản xuất Quán thèn – Thôn quán thèn xã Bản Díu huyện Xín mần

2) Làng nghề đan lát dân tộc Cờ Lao Thôn Má Chề xã Sính Lủng huyện Đồng Văn

4) Làng nghề đan lát Thôn Khiềm xã Quang Minh bắc quang.

Hiện nay, các làng nghề đã đƣợc công nhận đƣợc tỉnh quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ nhiều cơ chế chính sách để tiếp tục duy trì phát triển sản xuất gắn với phát triển văn hóa du lịch cộng đồng nhƣ chính sách khuyến công, khuyến nông, ƣu đãi vay vốn tín dụng...

* Đánh giá khó khăn và hạn chế chung về phát triển khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Giang

- Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi nên điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn do ngân sách tỉnh chƣa cân đối, chủ yếu dựa vào hỗ trợ ngân sách TW nên vốn huy động cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng các Khu, cụm CN còn hạn chế, chi phí đầu tƣ cao, hạ tầng kỹ thuật chƣa đồng bộ; thủ tục đầu tƣ và giải phòng mặt bằng chƣa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tƣ nên chƣa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tƣ xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng. Mô hình công ty phát triển hạ tầng cụm CN - đơn vị sự nghiệp có thu có nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn ngân sách TW và địa phƣơng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trong thời gian qua là phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phƣơng. Tuy nhiên, đến nay chƣa có cơ chế và mô hình hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN thống nhất theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu của các địa phƣơng. Mô hình Công ty phát triển hạ tầng KCN nhƣ hiện nay cũng còn một số hạn chế trong quá trình hoạt động và thu hút đầu tƣ; mặt khác vốn hỗ trợ của ngân sách TW phân bổ hàng năm còn thấp, thời gian kéo dài, đặc biệt khó khăn cho việc đầu tƣ hạ tầng các CCN - TTCN và làng nghề. - Một số quy hoạch chƣa gắn với khai thác lợi thế của vùng chƣa gắn CCN với TTCN và làng nghề, không gắn với quá trình đô thị hóa và đảm bảo các hoạt động dịch vụ. Nhu cầu cung cấp dịch vụ và các tiện ích xã hội cho DN ở Khu, CCN chƣa đƣợc đáp ứng và quan tâm đúng mức.

- Các dự án đầu tƣ vào CCN đều có quy mô nhỏ và vừa, có công nghệ sản xuất trung bình khá, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn thấp nên đóng góp cho ngân sách địa phƣơng còn hạn chế.

- Lực lƣợng lao động trong các KCN - CCN đông nhƣng chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Các công trình nhà ở của công nhân, các điều kiện tiện ích xã hội khác không có vốn đầu tƣ. Điều kiện sống của ngƣời lao động không đảm bảo, không đủ điều kiện cho DN và CCN phát triển ổn định.

- Cơ chế quản lý sản xuất, lao động, môi trƣờng ở các khu CCN còn chống chéo, nhiều bất cập, thiếu phối hợp. Môi trƣờng xung quanh còn bị ô nhiễm, xuống cấp, tác động xấu tới sự đa dạng và bền vững sinh học. Phần lớn ở Khu, CCN chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải đầu ra, mới chỉ xử lý cục bộ rồi đổ ra kênh mƣơng. Việc kiểm soát đầu ra nƣớc thải của các nhà máy chƣa thƣờng xuyên, chỉ có Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Cảnh sát môi trƣờng công an tỉnh mới có chức năng và phƣơng tiện kiểm tra nên không thể khống chế đƣợc chất lƣợng nƣớc thải đầu ra của doanh nghiệp một cách liên tục.

- Hà Giang chƣa có quy hoạch phát triển thủ công nghiệp, làng nghề nên các địa phƣơng trong tỉnh còn lúng túng trong lựa chọn phát triển ngành nghề gắn với lợi thế của địa phƣơng mình.

- Hoạt động của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn còn mang tính tự phát, chƣa áp dụng khoa học công nghệ, vốn, thị trƣờng, năng lực tổ chức quản lý, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức để công nghiệp nông thôn miền núi phát triển tƣơng xứng với tiềm năng.

- Hoạt động của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chƣa phát huy đƣợc nét độc đáo của từng vùng, chƣa góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn nông thôn.

- Nhìn chung cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ lẻ và sản xuất manh mún, các ngành nghề chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực bề nổi chƣa thực sự đi vào khai thác chiều sâu để tận dụng hết tiềm năng thế mạnh hiện có: Nông lâm sản, vật liệu xây dựng, gia công cơ khí...

- Hầu hết các cơ sở sản xuất đều đóng trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa, thông tin liên lạc, đƣờng giao thông đi lại còn nhiều khó.

- Các làng nghề công nhận chƣa đƣợc hỗ trợ kinh phí đầu tƣ theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Phần lớn đội ngũ cán bộ chƣa qua đào tạo nên việc nhận thức và năng lực quản lý điều hành còn yếu, sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt, lúng túng trong hoạch định chiến lƣợc phát triển trƣớc áp lực kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 97)