Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 43)

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Hà Giang về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của tỉnh. Chọn 3 huyện làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong tỉnh đó là huyện Quản Bạ ở vùng Bắc, thành phố Hà Giang ở vùng Giữa, huyện Vị Xuyên ở vùng Nam những huyện này có thể đại diện cho từng vùng và cho tỉnh. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng đƣợc cho cả tỉnh.

Huyện Quản Bạ nằm ở phía bắc tỉnh Hà Giang, phía bắc và tây giáp Vân Nam - Trung Quốc, phía nam là huyện Vị Xuyên, phía đông là huyện Yên Minh. Huyện có diện tích 550 km2 và dân số là 36.000 ngƣời, năm 2004). Huyện lỵ là thị trấn Tam Sơn nằm trên quốc lộ 4C, cách Thành phố Hà Giang 46 km về hƣớng bắc, cách huyện Yên Minh 52 km về phía đông. Tiềm năng phát triển của huyện Quản Bạ là phát triển các vùng dƣợc liệu quý hiếm, các loại cây thực phẩm: đậu tƣơng, thảo quả...Đây là vùng nguyên liệu ổn định cung ứng cho các nhà máy sản xuất chế biến có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Đặc biệt nơi đây còn có tiềm năng phát triển văn hóa du lịch cộng đồng, là điểm dừng chân đầu tiên khi khách du lịch tham quan một trong 3 huyện vùng cao núi đá "Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn". Bên cạnh đó, huyện Quản Bạ còn có khả năng phát triển tốt các ngành nghề truyền thống tại địa phƣơng nhƣ nghề thuê dệt thổ cẩm, nghề nấu rƣợu

men lá...Chính các điều kiện thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho huyện Quản Bạ trở thành một trong những huyện có tiềm năng phát triển của tỉnh.

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km. Ba phía Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên, phía Đông giáp huyện Bắc Mê. Thành phố đƣợc thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010 trên cơ sở mở rộng và nâng cấp Thị xã Hà Giang. Thành phố Hà Giang rộng 135,33 km² và có 71.689 nghìn nhân khẩu gồm 22 sắc tộc khác nhau trong đó ngƣời Kinh chiếm 55,7% và ngƣời Tày chiếm 22%. Nằm ở độ cao khoảng 500m so với mực nƣớc biển, đất đai ở thành phố Hà Giang đƣợc hình thành trên một số loại phiến thạch, tơi xốp, nhiều màu, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp và cây dƣợc liệu. Thành phố Hà Giang có các cây trồng chủ lực nhƣ lúa chất lƣợng cao, rau an toàn, chè và thảo quả. Trên địa bàn thành phố có trên 50 Hợp tác xã và 533 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, năm 2008, tốc độ phát triển kinh tế đạt 17,22%, thƣơng mại - dịch vụ đạt 21,96%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,37%; nông lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 7,1%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,63%.

Huyện Vị Xuyên nằm ở trung tâm tỉnh Hà Giang, phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang, Tuyên Quang). Huyện có diện tích 1487,5 km² và dân số 82.000 ngƣời, năm 2004). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng…Là một trong những huyện có tiềm năng khoáng sản lớn nhất của tỉnh nhƣ: Quặng sắt, Mangan, Ăngtimon... Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho trồng trọt ít nhƣng huyện Vị Xuyên cũng đã đạt đƣợc tổng sản lƣợng lƣơng thực khoảng 40.000 tấn, năm 2005. giữ vững đƣợc an ninh lƣơng thực. Huyện đã đƣợc đầu tƣ qui hoạch xây dựng 01 khu công nghiệp Bình Vàng tại xã Đạo Đức, trên địa bàn huyện có rất nhiều các nhà

máy khai thác khoáng sản đƣợc xây dựng nhƣ mỏ chì, kẽm tại Na Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa, nhà máy khai thác khoáng sản An thông...trên địa bàn cũng đã xây dựng đƣợc nhà máy thủy điện Nậm Ngần.

Những năm gần đây, thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, CN - TTCN) và làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, HTX hoạt động trên lĩnh vực CN - TTCN trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã không ngừng phát triển và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự phát triển KT - XH của huyện. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Vị Xuyên có tổng số 1.123 đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực nhƣ: Khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, thủy điện, chế biến nông - lâm sản. Trong đó có 21 công ty, 2 doanh nghiệp, 62 HTX hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CN - TTCN, với tổng số vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, qua đó đã giải quyết việc làm cho hơn 1.300 lao động mỗi năm…Các đơn vị, doanh nghiệp đều mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm nhƣ: HTX chổi chít, HTX bóc và ép gỗ ván, HTX mây che đan, các cơ sở chế biến chè…Hoạt động sản xuất công nghiệp, TTCN đã mở rộng đến tận thôn, bản vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá, giải quyết việc làm, đào tạo nghề mới cho bà con các dân tộc trong huyện. Tính trong 3 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN theo giá thực tế đạt 66 tỷ 228 triệu đồng, sản lƣợng một số sản phẩm tăng cao nhƣ: Đá các loại 7.700m3, tăng 2.300m3; cát sỏi 4.600m3, tăng 900m3 so với cùng kỳ năm trƣớc, chè sơ chế 190 tấn, giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho khoảng 4.000 lao động với thu nhập bình quân hơn 1,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Tỷ trọng CN - TTCN đã chiếm trên 40% trong cơ cấu nền kinh tế của huyện Vị Xuyên, điều đó càng khẳng định hƣớng phát triển đúng đắn mà mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập số liệu lại thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập số liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp với hiện tƣợng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

2.2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố

Số liệu đã công bố sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nƣớc, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất công nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc.

Các số liệu đã công bố chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến phát triển công nghiệp, thông qua các tài liệu trong và ngoài nƣớc đã công bố nhƣ: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang; tài liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nƣớc; UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, tài liệu các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, các tài liệu khác...

2.2.2.2. Thu thập số liệu mới

Số liệu mới đƣợc sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập từ các doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh. Đây là số liệu chƣa đƣợc công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả hoạt động công nghiệp, các nhân tố ảnh hƣởng và các vấn đề khác có liên quan.

Để thu thập số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện đƣợc cho tổng thể chung.

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm các phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu

ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cả khối, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể nhƣ sau:

+ Tổng thể chung là các đơn vị SXCN trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

+ Khung chọn mẫu là toàn bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang gồm: 19.756 cơ sở.

+ Lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng, chia tổng số cơ sở SXCN trên địa bàn tỉnh Hà Giang thành 5 tổ theo các chuyên ngành bao gồm: phân ngành khai thác, tổ 1); chuyên ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm, tổ 2); chuyên ngành dệt may, da giày, tổ 3); chuyên ngành cơ khí, điện tử và gia công kim loại, tổ 4); nhóm các chuyên ngành khác, tổ 5). Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở từng tổ, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể.

+ Quy mô mẫu: dự kiến số lƣợng mẫu đƣợc chọn là 198 cơ sở, bằng khoảng 1% số đơn vị của tổng thể. Phân bổ mẫu tỉ lệ thuận với quy mô của tổng thể, cỡ mẫu của từng tổ đƣợc xác định theo công thức sau:

f N n N N n t t t  .  . Trong đó: t - Chỉ số thứ tự tổ, t = 1, 2,...,5); n - Số đơn vị mẫu chung;

nt - Số đơn vị mẫu của tổ t; N - Số đơn vị của tổng thể; Nt - Số đơn vị của tổ t;

Bảng 2.1. Quy mô mẫu chọn theo tổ TT Chuyên ngành Số lƣợng cơ sở sản xuất Số lƣợng đơn vị chọn mẫu 1 Khai thác 219 2

2 Chế biến nông lâm sản thực phẩm 16.111 161

3 Dệt may, da giày 1.161 12

4 Cơ khí, điện tử và gia công kim loại

1.394 14

5 Nhóm các chuyên ngành khác 871 9

Tổng số 19.756 198

Ngoài ra, trong luận văn tác giả còn tiến hành thu thập thông tin đối với 20 ngƣời là cán bộ 13 cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành cấp huyện, thành phố và 7 cán bộ quản lý nhà nƣớc liên quan đến lĩnh vực ở cấp tỉnh.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá. Các cơ chế chính sách, nguồn lực nhƣ đất, tƣ liệu sản xuất, vốn.... Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa... Những thông tin này đƣợc thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể theo 5 mức để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ, phụ lục).

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, đàm thoại với đối tƣợng điều tra thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi. Phỏng vấn số mẫu đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích

* Phương pháp phân tổ thống kê:

Phân tổ thống kê phân chia tổng thể thống kê thành các tổ, tiểu tổ) có tính chất khác nhau, phân chia theo thành phần kinh tế, theo chuyên ngành,

theo mặt hàng sản xuất kinh doanh chính, theo dơn vị hành chính v.v...). để hệ thống hoá và tổng hợp số liệu thu thập đƣợc, phân chia theo các tiêu thức, chỉ tiêu phù hợp với mục đích, nội dung nghiên cứu.

Phân tổ thống kê là phƣơng pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phƣơng pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê khác.

* Phương pháp đồ thị thống kê:

Phƣơng pháp đồ thị thống kê là phƣơng pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê, biểu đồ cơ cấu ngành, đồ thị tốc độ tăng trƣởng, tổng giá trị sản phẩm v.v...) sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của nội dung nghiên cứu. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức đƣợc những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phƣơng pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ.

* Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian:

Dãy số biến động theo thời gian, còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tƣợng. Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tƣợng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tƣợng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối hay số bình quân.

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hƣớng, tính quy luật phát triển của hiện tƣợng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tƣợng có thể xảy ra trong tƣơng lai.

Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phƣơng pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu để bảo đảm tính so sánh đƣợc với nhau.

* Phương pháp chỉ số:

Phƣơng pháp chỉ số là biểu hiện về lƣợng của các phần tử trong hiện tƣợng phức tạp đƣợc chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng hoặc so sánh đƣợc với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lƣợng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng đƣợc với nhau, khi đƣợc chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tƣợng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phƣơng pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hƣởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu.

Phƣơng pháp chỉ số cho phép tính toán các chỉ tiêu theo mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tƣợng qua thời gian, biến động của giá cả, giá thành, năng suất lao động, khối lƣợng sản phẩm, v.v...). Các chỉ số tính theo mục đích này thƣờng gọi là chỉ số phát triển.

- So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tƣợng qua không gian, chênh lệch giá cả, lƣợng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trƣờng, giữa hai địa phƣơng, hai khu vực,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thƣờng gọi là chỉ số không gian.

- Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thƣờng gọi là chỉ số kế hoạch.

- Phân tích mức độ ảnh hƣởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tƣợng phức tạp, ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lƣợng công nhân đã ảnh hƣởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)