0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THS KINH DOANH (Trang 56 -56 )

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Giang là tỉnh miền núi vùng cao cực Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, nằm ở toạ độ 20o10’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc và 104o20’ đến 105o34’ kinh độ đông, phía Bắc tỉnh Hà Giang giáp với nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với chiều dài đƣờng biên giới 274 km, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp với các tỉnh Lao Cai, Yên Bái.

Hà Giang có 90% diện tích là đồi núi. Đồi núi và cao nguyên ở Hà Giang có độ cao tuyệt đối từ 50 m đến 2.418 m, có nhiều dãy núi cao, trong đó có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m nhƣ: Ta Kha 2.274 m, Tây Côn Lĩnh 2.418 m. Sông, suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.

3.1.1.2. Khí hậu và đặc điểm địa hình * Khí hậu:

- Vùng cao phía Bắc gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, nhiệt độ trung bình năm từ 15 - 17 0C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 đến 2.000 mm. Khí hậu chia làm 2 mùa, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Những tháng mùa khô thƣờng có sƣơng mù và mƣa phùn, ở một vài nơi, có thời kỳ nhiệt độ xuống dƣới 50C, có những ngày băng giá. Trong mùa mƣa, lƣợng mƣa chiếm 84,6% lƣợng mƣa cả năm, nhiệt độ trung bình các tháng tăng lên, có tháng lên tới 250C. Nhìn chung, khí hậu mang sắc thái ôn đới, thích hợp cho phát triển các loại cây ôn đới nhƣ mận, đào, lê, hồng, táo,... các loại cây dƣợc liệu quý

nhƣ thảo quả, đỗ trọng, huyền sâm, ý dĩ... cây lƣơng thực chủ yếu là ngô, rau là cây họ đậu, chăn nuôi chính là bò, ngựa, dê, gia cầm, ong.

- Vùng cao phía Tây, gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Khí hậu chia thành 2 mùa: mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Điều kiện thời tiết thích hợp trồng các loại cây ôn đới, thuận lợi cho phát triển nghề rừng, nuôi ong, trồng một số cây công nghiệp lâu năm nhƣ chè, thông, trẩu... đặc biệt là giống chè Shan. Cây lƣơng thực chính là lúa, ngô, chăn nuôi là trâu, ngựa, dê.

- Vùng thấp bao gồm Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, Vị Xuyên. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 210C đến 230C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.500 - 3.200 mm. Đây là vùng có nhiều mƣa nhất, thuận lợi để trồng lúa nƣớc, phát triển nghề rừng và các loại cây nhiệt đới nhƣ các loại cây có múi, cây công nghiệp nhƣ chè, trẩu, dâu tằm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Vùng này có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến. Nơi đây vừa là cửa ngõ, vừa là trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh, lại có cửa khẩu quốc tế giao lƣu kinh tế - văn hóa với nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Nguồn nƣớc phân bố không đều, có nơi mƣa nhiều nhƣ ở Bắc Quang là nơi có lƣợng mƣa nhiều nhất miền Bắc, nhƣng ở vùng cao núi đá lại rất thiếu nƣớc, nên khó khăn cho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Bảng 3.1. Tổng hợp một số đặc trƣng về khí hậu của Hà Giang năm 2012

Chỉ tiêu Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3

Phạm vi vùng

Vùng cao phía bắc gồm : Đồng văn,

Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ

Vùng cao phía tây gồm: Hoàng su phì, Xín Mần Vùng thấp gồm: TP Hà Giang, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên Nhiệt độ tb, 0C) 15-17 20-22 21-23 Lƣợng mƣa tb, mm/năm) 1.600-2.000 1500-1800 2.500-3.200

Số ngày mƣa,

ngày/năm) 110 – 140 100 – 135 110 - 140

Phân bố mƣa

Không đều mùa mƣa từ tháng 5 đến

tháng 11

Không đều, mùa mƣa từ tháng 4 đến

tháng 10

Tƣơng đối đều Lƣợng bốc hơi tb, mm/năm) 700 – 800 750 – 850 850 – 1.050 Một số đặc trƣng khác Đủ ẩm, những tháng mùa khô thƣờng có sƣơng mù và mƣa phùn, khí hậu mang sắc

thái ôn đới

Điều kiện thời tiết thích hợp trồng các

cây ôn đới

Độ ẩm lớn thuận lợi cho việc phát triển

các cây nhiệt đới

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Giang

* Địa hình tỉnh Hà Giang đƣợc chia cắt thành các tiểu vùng mang nhiều đặc điểm khác nhau về độ cao, thời tiết và khí hậu.

Địa hình của Hà Giang đƣợc chia làm 3 vùng lớn:

Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, gồm các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên. Độ cao trung bình của vùng từ 1.000 m đến 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi có độ dốc lớn, nằm sát chí tuyến bắc. Vùng này có vùng trũng huyện Yên Minh chủ yếu là đồi núi thấp, có độ cao trung bình 500 m đến 700 m.

Vùng II: Là vùng cao núi đất phía Tây thuộc khối núi thƣợng nguồn sông Chảy, gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và một số xã thuộc huyện Bắc Quang, Quang Bình và huyện Vị Xuyên thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Độ cao trung bình của vùng từ 900 m đến 1.000 m, sƣờn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp.

Vùng III: Là vùng thấp trong tỉnh, vùng đồi núi thung lũng sông Lô, gồm Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và một số xã thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. Độ cao trung bình của vùng từ 50 m đến 100 m. Vùng này chủ yếu là đồi núi thấp, rất hiếm những đỉnh núi cao trên 1.000 m.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - Tiềm năng về đất:

Theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ; Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên 794.579,55 ha trong đó:

- Đất nông nghiệp: 524.691,72 ha. - Đất phi nông nghiệp: 22.253,22 ha. - Đất chƣa sử dụng: 247.634,61 ha.

Quỹ đất có khả năng sử dụng để phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh. Tuy nhiên đất đai rất manh mún, không bằng phẳng và không liền mảnh, khó khăn cho việc cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá để hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Bảng 3.2. Thực trạng cơ cấu đất đai tỉnh Hà Giang năm 2010 - 2013

TT Hạng mục Đơn vị 2010 2012 2013 Tổng diện tích tự nhiên % 100,0 100,0 100,0 1 Đất nông nghiệp % 19,34 19.71 19,65 2 Đất lâm nghiệp % 66,25 70,99 70,98 3 Đất chuyên dùng % 1,55 1,72 1,75 4 Đất ở % 0,85 0,87 0,87 5 Đất sử dụng mục đích khác % 12,01 6,7 6,73

Nguồn: Niêm giám thống kế tỉnh Hà Giang năm 2013

Đất nông nghiệp: Là đất đƣợc dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây nông nghiệp hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

Đất lâm nghiệp: Là đất đƣợc dùng chủ yếu cho mục đích sản xuất lâm nghiệp hoặc nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp, bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.

Đất ở và xây dựng: Là đất dùng để làm nhà và xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống cả nông thôn và thành thị.

Đất chuyên dùng: Là đất đang sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, và đất ở bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.

Bảng trên thể hiện diện tích đất tự nhiên của tỉnh chủ yếu tập chung là đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp đây chính là tiềm năng để phát triển vùng nguyên, nhiên, vật liệu cho phát triển công nghiệp của tỉnh.

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Hà Giang năm 2010-2013

Đơn vị tính: Ha Chỉ tiêu 2010 2012 2013 So sánh, %) 2012/ 2010 2013/ 2012 BQ 2010 - 2012 Tổng diện tích tự nhiên 791.488,92 791.488,92 791.488,92 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 153.076,40 156.061,87 155.561,78 101,95 99,68 100,81 2. Đất lâm nghiệp 524.367,83 561.948,04 561.765.93 107,16 99,97 103,50 3.Đất chuyên dung 12.292,67 13.574,63 13.889,76 110,43 102,32 106,30 4. Đất ở 6.688,75 6.908,94 6.925,64 103,29 100,24 101,76 5. Đất chƣa sử dụng + mục đích khác 95.063,27 52.995,44 53.345,81 55,75 100,66 74,91

Nguồn: Niêm giám thống kế tỉnh Hà Giang năm 2013 - Tài nguyên nước:

Hà Giang có nguồn nƣớc có trữ lƣợng rất lớn và có chất lƣợng tốt với những hệ thống sông chính gồm Sông Lô, sông Miện, sông Gâm, sông Bạc, sông Chảy, sông Nho Quế và nhiều con sông, suối nhỏ là nguồn nƣớc chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông công nghiệp của Hà Giang.

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông, suối tƣơng đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lu Lung, Vân Nam, Trung Quốc. chảy qua biên giới Việt - Trung, khu vực Thanh Thuỷ. qua

Thành phố Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sƣờn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sƣờn Đông Bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh, nhƣng là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho khu vực phía Tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù, Trung Quốc) chảy về gần Thành phố Tuyên Quang nhập vào Sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho phần đông của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn nhƣ sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cƣ. Trên các dòng sông, suối của Hà Giang có nhiều vị trí thuận lợi để đầu tƣ xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ.

Hà Giang còn có nguồn nƣớc mặt khá lớn, là điều kiện tốt cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích mặt nƣớc phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản đang đƣợc khai thác lên tới gần 1.200 ha, phân bố ở tất cả các huyện, thị. Tập trung nhiều nhất vẫn là các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình, TP Hà Giang... Sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua tăng mạnh và đạt trên 1.000 tấn. Hiện tại, các địa phƣơng đang có phong trào đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ sản nên nghề này rất có triển vọng phát triển trong tƣơng lai.

- Tiềm năng về khoáng sản:

Theo kết quả điều tra, khảo sát của các đoàn địa chất, cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát hiện đƣợc 155 mỏ và điểm quặng với 28 loại khoáng sản khác nhau, một số khoáng sản quan trọng cho công nghiệp khai thác chế biến. Đó là:

- Quặng Fenspat: Xuất hiện nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tập trung chủ yếu ở phía Nam khối Granit sông Chảy, khu vực Việt Vinh, Tân

Quang - huyện Bắc Quang, nhƣng chƣa đƣợc khảo sát, đánh giá chất lƣợng, trữ lƣợng chi tiết. Trữ lƣợng có thể đạt tới 300.000 - 400.000 tấn, Cấp P1 ).

- Quặng Antimon: Đã phát hiện đƣợc 07 mỏ và điểm quặng: Mậu Duệ, Bó Mới, Bản Lỳ - Yên Minh; Vần Chải - Đồng Văn; Sơn Vĩ, Bản Trang - Mèo Vạc. Trong đó có mỏ Antimon Mậu Duệ có trữ lƣợng lớn nhất, đạt 330.286 tấn.

- Quặng sắt: Đã phát hiện 19 mỏ và điểm quặng. Nhƣng đáng quan tâm là dải quặng sắt Tùng Bá - Vị Xuyên, Bắc Mê kéo dài 50 - 60 km từ Quản Bạ qua Tùng Bá đến Bắc Mê. Các mỏ đã đƣợc khảo sát, đánh giá nhƣ: Nam L- ƣơng, Sàng Thần, Thân Thiu, Lũng Rầy, Lùng Khèo với trữ lƣợng cấp C2 đạt 205,6 triệu tấn. Riêng mỏ sắt Tùng Bá đã đầu tƣ thăm dò trữ lƣợng cấp C1 + C2 = 23.261 triệu tấn.

- Quặng Chì - kẽm: Đã phát hiện đƣợc 15 mỏ và điểm quặng. Trong đó quan tâm đến các mỏ sau: Na Sơn trữ lƣợng 1,6 triệu tấn, Tà Pan trữ lƣợng 1,2 triệu tấn, Ao Xanh trữ lƣợng 1,3 triệu tấn, Cao Mã Pờ trữ lƣợng 1,25 triệu tấn. Ngoài ra còn có một số điểm mỏ khác...

- Quặng Mangan: Đã phát hiện đƣợc 18 mỏ và điểm quặng, phân thành dải từ Bắc Quang qua Bình Vàng, thị xã Hà Giang đến Quản Bạ. Trữ lƣợng khoảng 703.436 tấn.

- Vàng: Xuất hiện hầu hết ở các huyện. Nhà nƣớc đã đầu tƣ cho công tác khảo sát. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Giang còn khá nhiều loại khoáng sản khác nhƣ: Thiếc, vonfam, thuỷ ngân, mi ca, pyrit, pyrotin, đồng, đôlômi, thạch anh tinh thể, đá quý,... nhƣng đều chƣa đƣợc khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lƣợng một cách chi tiết.

- Nƣớc khoáng nóng: Xuất lộ 11 điểm khác nhau, đáng quan tâm nhất là mỏ nƣớc khoáng Quảng Ngần - Vị Xuyên đã đƣợc đầu tƣ thăm dò, khai thác và sử dụng.

- Cao lanh: Xuất hiện tập trung ở Việt Vinh - Bắc Quang; Tùng Bá - Vị Xuyên.

- Đá vôi: Phân bố rải rác ở nhiều nơi trong tỉnh. Nhƣng mới chỉ đƣợc đầu tƣ thăm dò tại mỏ đá vôi Ngọc Đƣờng.

- Đất sét: Tập trung ở một số nơi trong tỉnh nhƣ: Xã Phú Linh - Vị Xuyên.

- Cát, sỏi: Tập trung trên các lòng sông nhƣ: Sông Lô, sông Miện, sông Chảy, sông Bạc..., là nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản của địa phƣơng.

Ngoài ra, Hà Giang còn có một số khoáng sản khác có trữ lƣợng nhỏ và chƣa đƣợc điều tra, đánh giá đầy đủ, nguồn tài nguyên này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Đây là nguồn tài nguyên thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác cũng nhƣ công nghiệp chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Tài nguyên rừng:

Do đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tƣơng đối phong phú về chủng loại và đƣợc coi là một trong những khu vực đặc trƣng của kiểu loại rừng nhiệt đới.

Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn. Theo quyết định sô 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ: Diện tích đất lâm nghiệp của Hà Giang là là: 375.1323,06 ha. Trong đó rừng sản xuất 87288,77 ha, rừng phòng hộ 226.689,92 ha, rừng đặc dụng 61.735,37 ha.

Do nhiều nguyên nhân nên một số khu vực rừng của Hà Giang bị tàn phá, trữ lƣợng ngày càng bị cạn kiệt, việc trồng và tái tạo rừng trong những năm qua đang cố gắng để bù đắp lại những diện tích bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều. Rừng có ý nghĩa lớn về kinh tế, là cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng theo hƣớng phát triển ngành theo thế mạnh nghề rừng, tạo ra hàng hoá chất lƣợng cao, bảo vệ môi trƣờng

sinh thái, khống chế phần nào lũ lụt và đóng góp tích cực phục vụ an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THS KINH DOANH (Trang 56 -56 )

×