Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 70)

Tỉnh Hà Giang đã tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2010, Kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2015; đang thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020: trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, dự báo các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch đề ra phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, tập trung phát triển nhanh nền kinh tế, đƣa GDP đầu ngƣời lên mức thu nhập trung bình, chỉ số HDI đạt mức phát triển cao; phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với các tỉnh trong vùng miền núi phía bắc và thủ đô Hà Nội; định hình các khu kinh tế, công nghiệp, du lịch, làng nghề, củng cố cơ cấu kinh tế; định hình các khu dân cƣ, giải quyết tốt tái định cƣ, Đặc biệt cho các đồng bào dân tộc thiểu số. đảm bảo mỗi hộ dân có nhà ở phù hợp; tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực quản lý, kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề; từng bƣớc hoàn chỉnh khung định chế và hoàn thiện chính sách địa phƣơng nhằm thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp kỹ thuật cao với tỷ trọng tƣơng ứng là 24% - 41% - 35%.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp, Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang đến 2010: đƣợc xây dựng năm 1999, tuy nhiên đến năm 2006 các định hƣớng, mục tiêu, chỉ tiêu đã lạc hậu so với yêu cầu phát triển, nên UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cho kết thúc 2 quy hoạch này và yêu cầu xây dựng quy hoạch mới đến 2020. Định hƣớng cho nông nghiệp là tập trung phát triển kinh tế vƣờn theo hƣớng hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, phát triển vững chắc các cây nông nghiệp, lâm nghiệp, cây nguyên liệu gắn với trồng xen – nuôi xen, phát triển đàn gia cầm, gia súc quy mô tập trung.

Kế hoạch phát triển công nghiệp: là sự cụ thể hóa từ Nghị quyết phát triển công nghiệp của Tỉnh ủy. Kế hoạch này bao gồm 5 dự án thành phần: dự án xây dựng các nhà máy chế biến nguyên liệu, lâm sản; dự án đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ một số nhà máy trọng điểm; dự án phát triển làng nghề truyền thống; đề án xây dựng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đề án nâng cao năng lực quản lý công nghiệp trên địa bàn.

Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020 đang đƣợc Sở Công thƣơng Hà Giang chủ trì thực hiện.

* Tổ chức thực thi quản lý nhà nƣớc

- Tổ chức bộ máy, cán bộ: UBND tỉnh quản lý chung. Giúp UBND tỉnh có Sở Công Thƣơng là cơ quan chuyên môn QLNN về công nghiệp theo luật định có nhiệm vụ tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công nghiệp trên địa bàn; tham mƣu xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp; phối hợp với các huyện - thị xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó; chủ trì triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực công nghiệp; hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các địa phƣơng.

Các sở, ngành trong tỉnh theo chức năng của mình tham mƣu để UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về công nghiệp. Trong đó, Trung tâm Khuyến công có nhiệm vụ khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hƣớng dẫn, hỗ trợ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và cải trang thiết bị trong các doanh nghiệp công nghiệp; hỗ trợ phát triển các làng nghề. Trung tâm xúc tiến đầu tƣ có nhiệm vụ kêu gọi, xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ các nhà đầu tƣ thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn; Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại có nhiệm vụ hỗ trợ các các doanh nghiệp xây dựng các chuẩn chất lƣợng sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu, tiếp cận thị trƣờng, đƣa sản phẩm của doanh nghiệp đến với thị trƣờng mới, thị trƣờng tiềm năng trong và ngoài nƣớc.

Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về công nghiệp của tỉnh tƣơng đối đảm bảo về số lƣợng nhƣng chất lƣợng còn hạn chế. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, cán bộ kỹ thuật cao còn thiếu.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra: đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đúng quy định do Thanh tra ngành công nghiệp, Thanh tra liên ngành thực hiện. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chính sách, pháp luật, việc sử dụng đất, vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp.

- Thủ tục hành chính: đƣợc cải cách một bƣớc, đặc biệt trên lĩnh vực cấp phép đầu tƣ. Các chính sách liên quan và thủ tục hành chính đƣợc công bố công khai; thực hiện chế độ một cửa trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan; thời gian giải quyết thủ tục hành chính đã đƣợc rút ngắn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 70)