Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 72)

Giai đoạn 2011 - 2013, kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia; trong đó, tác động mạnh nhất đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội mỗi quốc gia là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh chung đó, Hà Giang gặp rất

nhiều khó khăn, đã cản trở việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch của tỉnh. Tuy vậy, nền kinh tế Hà Giang vẫn đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ.

3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế theo GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao, mật độ dân số thấp, có đa dạng sắc tộc và đa dạng văn hóa, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông không thuận lợi; thu nhập trên mỗi đầu ngƣời còn thấp và đƣợc xếp vào tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nƣớc. Trong bối cảnh đó, tỉnh Hà Giang vẫn đạt đƣợc những thành công nhất định: Nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 10,35%; Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 14,62 triệu đồng, tăng 5,82 triệu đồng so với năm 2010; bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 497 kg/ngƣời/năm, tăng 49 kg so với năm 2010; Sản xuất nông nghiệp ổn định, năng xuất, sản lƣợng cây trồng đều tăng qua các năm, giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đến 2013 đạt 36,5 triệu đồng/ha, tăng 47,1% so với năm 2010 và vƣợt 21,7% so với Nghị quyết Đảng bộ tỉnh; Rừng trồng mới, nhất là rừng sản xuất đƣợc triển khai tích cực, tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 53,3%; Sản xuất công nghiệp năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.166,6 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so năm 2010. Đã hoàn thành đƣa vào sử dụng 21 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 304 MW; Thƣơng mại - dịch vụ tăng trƣởng khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2013 đạt 4.961,6 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so năm 2010. Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tăng mạnh, năm 2013 đạt trên 400 triệu USD, tăng 150 triệu USD so với năm 2010. Du lịch tăng trƣởng mạnh và phát triển đúng hƣớng, năm 2013 có 440 ngàn lƣợt khách đến Hà Giang tăng 37,9% so với năm 2010; Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 1.598,2 tỷ đồng, tăng 545,3 tỷ đồng so với năm 2010. Các chính sách thắt chặt tiền tệ, giải pháp điều hành lãi xuất và tín dụng của Trung ƣơng đƣợc triển khai linh hoạt.

Bảng 3.8. Tổng sản phẩm, GDP) trên địa bàn tỉnh Hà Giang phân theo khu vực kinh tế Năm Tổng số Lĩnh vực Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ I. Giá hiện hành, Triệu đồng)

2010 6.380.968 2.619.454 1.479.666 2.281.848

2011 8.184.929 3.287.455 1.934.812 2.962.662

2012 9.719.382 3.841.862 2.487.337 3.390.183

2013 11.201.178 4.306.126 2.956.881 3.937.871

II. Giá so sánh 2013, Triệu đồng)

2010 6.380.968 2.619.454 1.479.666 2.281.848

2011 7.130.044 2.760.612 1.643.450 2.725.982

2012 7.885.487 2.874.217 2.031.161 2.980.109

2013 8.538.479 3.055.257 2.247.257 3.235.965

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013

Đặc biệt, sự phát triển dịch vụ cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, dịch vụ kinh doanh vật tƣ nông nghiệp... đã góp phần to lớn vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

25% 0 2,5 % 5,0 7,5 % 10 12,5 15 17,5 20 22,5 13,61% 19,53% 15,08% Tốc độ tăng trƣởng

Hình 3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản phẩm, theo giá thực tế) và tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013

Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang đã có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, CNH). Sau 3 năm tỷ trọng giá trị nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm nhƣng khi giá trị tuyệt đối vẫn tăng thêm 464.264 triệu đồng, năm 2013 so với 2012); tỷ trọng ngành dịch vụ giảm nhƣng giá trị tuyệt đối vẫn tăng thêm 547.688 triệu đồng, năm 2013 so

với 2012); cao nhất trong nền kinh tế ngành công nghiệp, xây dựng tỷ trọng tăng cao nhƣng giá trị tuyệt đối chỉ tăng thêm 469.544 triệu đồng, năm 2013 so với 2012).

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013

* Tình hình thu, chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh bao gồm thu từ kinh tế Trung ƣơng, kinh tế địa phƣơng, từ các loại thuế, thuế tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; thuế nhà đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế xuất nhập khẩu, trợ cấp từ trung ƣơng...) năm 2013 là 9.627.367 triệu đồng giảm 336.594 triệu đồng so với năm 2012. Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2013 là 9.329.061 triệu đồng tăng 1.954.853 triệu đồng so với năm 2011, cho đến nay tỉnh Hà Giang vẫn

chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách hàng năm vẫn phải hỗ trợ từ ngân sách TW là rất lớn.

Bảng 3.9. Thu, chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Hà Giang

Năm Đơn vị 2011 2012 2013

I. Phần thu ngân sách Nhà nƣớc Triệu đồng 7.949.579 9.963.961 9.627.367

- Thu trên địa bàn Triệu đồng 2.143.163 2.587.086 2.503.905 - Thu trợ cấp từ TW Triệu đồng 5.806.416 7.376.875 7.123.462

II. Phần chi ngân sách Nhà nƣớc Triệu đồng 7.374.208 9.569.696 9.329.061

- Tổng chi Triệu đồng 7.369.277 9.565.031 9.318.799 - Nộp vào NS TW Triệu đồng 4.317 4.665 10.262

Nguồn: Sở Tài chính Hà Giang

Kim ngạch xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu có bƣớc phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Hà Giang ngày càng tăng, nhất là các mặt hàng nông lâm sản qua chế biến. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 29.645,0 nghìn USD tăng 705,0 nghìn USD so với năm 2011, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 7,75%.

Hiện nay, hàng hóa của tỉnh đã có mặt tại nhiều thị trƣờng lớn nhƣ: các nƣớc ASEAN, Trung Quốc..., các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Quặng các loại, chè các loại, ván bóc, sắn lát khô.

Bảng 3.10. Tổng hợp tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa 2011-2013

TT NỘI DUNG Đơn vị 2011 2012 2013

I Tổng giá trị xuất khẩu 1.000 USD 28.940,9 30.188,5 29.645,0

- Xuất khẩu trực tiếp 1.000 USD 16.129,0 20.855,4 21.872,2 - Ủy thác xuất khẩu 1.000 USD 12.811,9 9.333,1 7.772,8

II Tổng giá trị nhập khẩu 1.000 USD 32.688,5 33.298,1 35.297,8

- Xuất khẩu trực tiếp 1.000 USD 32.688,5 33.298,1 35.297,8

- Ủy thác xuất khẩu 1.000 USD

Nguồn: Sở Công thương Hà Giang 3.1.4.2. Vốn đầu tư

Do tích cực khai thác và huy động các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài tỉnh nên từ năm 2011 đến năm 2013 vốn đầu tƣ phát triển luôn có xu hƣớng tăng. Trong đó phần lớn là vốn do địa phƣơng quản lý.

Vốn đầu tƣ trong nƣớc tập trung vào cải thiện điều kiện giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nƣớc, phát triển thông tin liên lạc, phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn về sản xuất lƣơng thực, phát triển chè, trồng rừng nguyên liệu giấy, giải quyết việc làm...

Do huy động đƣợc nguồn vốn đầu tƣ tƣơng đối khá, nên đến nay đã cơ bản giải quyết tốt vấn đề giao thông nông thôn, 100% xã đã có đƣờng ôtô vào đến trung tâm, 100% xã có máy điện thoại, 100% xã có điện lƣới quốc gia, trên 85% dân số đƣợc dùng điện, trên 70% dân số đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh....

Bảng 3.11. Vốn đầu tƣ thực hiện năm 2011 - 2013, Giá thực tế)

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Tổng số Triệu đồng 4.557.440 6.126.148 4.973.576 I. Theo cấp quản lý

1. Trung ƣơng quản lý Triệu đồng 217.290 328.321 213.358

2. Địa phƣơng quản lý Triệu đồng 4.340.150 5.797.827 4.760.218

II. Theo khoản muc đầu tƣ

2. Đầu tƣ không qua xây dựng

cơ bản Triệu đồng 1.050.470 823.145 894.535

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 72)