Những yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của công nghiệp địa phƣơng

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 29)

bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung và tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ nói riêng. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển và đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong mối quan hệ này, thƣờng kết cấu hạ tầng phải đi trƣớc một bƣớc; việc nâng cấp và phát triển mới hệ thống kết cấu hạ tầng đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc CNH-HĐH.

1.5.2 Những yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của công nghiệp địa phƣơng phƣơng

Công nghiệp là ngành cung cấp phần lớn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời trong sinh hoạt cũng nhƣ trong sản xuất. Cùng với sự phát triển, nhu cầu của con ngƣời ngày càng đƣợc mở rộng, đa dạng và phức tạp hơn, nhƣ vậy việc xác định các yếu tố tác động tới sự phát triển của công nghiệp là điều cần thiết. Có nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tuy nhiên, theo tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa ở Việt Nam" tác giả Bùi Tất Thắng, 1997) đã chỉ ra các yếu tố chính sau đây:

1.5.2.1. Yếu tố thị trường

Các quan hệ cung - cầu, giá cả cũng nhƣ dung lƣợng thị trƣờng là những yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển công nghiệp mỗi quốc gia. Thị trƣờng tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của các ngành công nghiệp. Vì đây là những tín hiệu để các doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp là các doanh nghiệp và là những ngƣời phân tích rất kỹ quy mô và xu hƣớng vận động của thị trƣờng khi quyết định đầu tƣ kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Mỗi doanh nghiệp phải xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hóa và các

hoạt động dịch vụ của thị trƣờng để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của mình. Thị trƣờng tác động vào đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Sự hình thành và chuyển đổi nhiệm vụ kinh doanh của các doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trƣờng đƣợc tổng hợp lại thành sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế.

Thói quen tiêu dùng cũng là nhân tố quan trọng mà các nhà kinh doanh rất quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tƣ và lựa chọn sản phẩm để đƣa ra thị trƣờng. Tính ƣa thích theo thói quen tiêu dùng loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tƣ phải nghiên cứƣ để tìm cách đáp ứng và vì thế thoả mãn thói quen tiêu dùng của khách hàng đã trở thành một chỉ tiêu tác động vào chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nƣớc. Bên cạnh thị trƣờng hàng hóa thì sự phát triển của công nghiệp còn chịu sự tác động của thị trƣờng lao động, thị trƣờng khoa học công nghệ, thị trƣờng tài chính…

1.5.2.2 Các yếu tố nguồn lực và lợi thế

Các yếu tố nguồn lực ảnh hƣởng tới sự phát triển của công nghiệp thể hiện ở các mặt sau:

- Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, lâm sản, hải sản…) và các điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự phát triển công nghiệp, đất đai, khí hậu…) là các yếu tố trở thành đối tƣợng lao động phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, tạo điều kiện xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lƣợng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi cho phép phát triển công nghiệp với một nền tảng vững chắc.

- Dân số và lao động đƣợc coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Dân số và mức sống dân cƣ tạo thành thị trƣờng nội địa rộng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu và là nơi cung cấp lực lƣợng lao động – yếu tố đầu vào của ngành công nghiệp. Các yếu tố về chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ trình độ dân trí, khả năng tiếp thu kỹ thuật của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

- Nguồn vốn đầu tƣ là một yếu tố tác động trực tiếp tới phát triển công nghiệp, đây còn là đầu vào không thể thiếu đƣợc trong quá trình phát triển công nghiệp cũng nhƣ phát triển nền kinh tế. Đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam nguồn lực phát triển chủ yếu dựa vào vốn. Tuy nhiên, đối với các nƣớc đang phát triển đều rất thiếu vốn, do đó vấn đề huy động vốn đều coi là vấn đề lớn nhất trong việc huy động các nguồn lực. Chỉ có tạo đƣợc nguồn vốn cho phát triển kinh tế mới có thể tiến hành đầu tƣ, tạo chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nhanh. Giữa hai nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, vốn đầu tƣ trong nƣớc đƣợc coi là giữ vai trò quyết định, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc xác định là quan trọng để tạo ra sự đột phá cho sự phát triển của ngành công nghiệp cũng nhƣ cho sự chuyển dịch cơ cấu của ngành

- Vị trí địa lý kinh tế của đất nƣớc là một lợi thế để phát triển công nghiệp, nhất là trong nền kinh tế mở, tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế thì vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo nên một lợi thế lớn. Những quốc gia có vị trí địa lý là đầu mối giao lƣu kinh tế sẽ tạo thành lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về xuất khẩu.

- Sự ổn định về thể chế chính trị - xã hội tạo môi trƣờng thuân lợi để thu hút đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển các ngành công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

1.5.2.3. Tiến bộ khoa học - công nghệ

Khoa học công nghệ là chìa khóa cho con ngƣời khám phá tự nhiên. Những thành tựu khoa học công nghệ đƣợc ứng dụng trong công nghiệp nhằm khai thác tự nhiên, sản xuất cung cấp sản phẩm cho xã hội. Vai trò của công nghệ tới phát triển công nghiệp đƣợc thể hiên qua các cuộc cách mạng công nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là nguyên nhân cơ bản để chuyên nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp là ngành đại diện cho tiêu biểu nhất trong ứng dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và chế biến sản phẩm phục vụ lợi ích con ngƣời. Năng lực của

ngành công nghiệp ngày càng lớn cùng với sự xuất hiện và trợ giúp của các thành tựu công nghệ mới.

Sự phát triển của công nghiệp phản ánh xu thế phát triển khoa học, công nghệ và khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ. Sự ảnh hƣởng của tiên bộ khoa học công nghệ đến phát triển công nghiệp đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và hình thành các ngành công nghiệp chuyên môn hóa. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển công nghiệp theo cơ cấu công nghiệp ngày càng phức tạp và phù hợp với sự phát triển chung của đất nƣớc.

- Việc thực hiện các nội dụng của tiến bộ khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đòi hỏi phát triển mạnh một số ngành công nghiệp nhƣ việc thực hiện điện khí hóa phụ thuộc trực tiếp vào ngành công nghiệp điện.

- Tiến bộ khoa học công nghệ không những tạo ra khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành công nghiệp, đồng thời tạo ra nhu cầu mới. Chính những nhu cầu mới này đòi hỏi sự ra đời và phát triển một số ngành công nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ hạn chế tác động bất lợi của tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi điều kiện tự nhiên bất lợi. Cụ thể, sự phát triển của công nghiệp hóa dầu sẽ tạo ra những loại nguyên liệu phong phú, bổ sung cho nguồn nguyên liệu tự nhiên.

Sự ảnh hƣởng của nhân tố này tới phát triển công nghiệp phụ thuộc vào chính sách khoa học công nghệ của từng vùng cũng nhƣ của đất nƣớc.

1.5.2.4. Môi trường thể chế

Môi trƣờng thể chế là biểu hiện của quan điểm, ý tƣởng và hành động của các nhà lãnh đạo trong việc phát triển công nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Trong việc phát triển công nghiệp, môi trƣờng thể chế thể hiện:

- Hoạch định đƣờng lối, chính sách, chiến lƣợc phát triển công nghiệp nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Một chiến lƣợc đúng sẽ đƣa công nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả và ngƣợc lại.

- Môi trƣờng thể chế có thể khuyến khích, động viên hoặc tạo áp lực để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ từng khu vực vận động theo định hƣớng đã định.

Hệ thống các chính sách của Nhà nƣớc ban hành có tính chất thuận lợi sẽ khuyến khích các nhà đàu tƣ, các nhà đầu tƣ sẽ vận động theo hành lang mà Nhà nƣớc đã vạch ra, vừa đảm bảo lợi ích cá nhân và góp phần thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Nhƣ vậy, việc hoạch định chính sách phát triển cũng nhƣ tạo môi trƣờng, cơ chế cho công nghiệp phát triển là điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh (Trang 29)