Các yếu tố chủ quan trong nội bộ nhà trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 106)

a) Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị

Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Gianglà đơn vị sự nghiệp công lập có thu

tự chủ một phần. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng vẫn do cơ quan chủ quản quyết định. Hiệu trưởng được coi là công chức nên có bổ nhiệm và có nhiệm kỳ.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo quản lý theo Điều 6 chương 2 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 25/6/2006 về quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành trách nhiệm, công vụ. Người đứng đầu đơn vị được xem xét trên một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Hiệu trường được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về các công việc sau:

+ Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật chẳng hạn như: dịch vụ căng tin, ký túc xá....

+ Liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật như: liên kết với các trường đại học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

sư phạm Thái Nguyên, sư phạm Hà Nội... mở các lớp liên thông đại học, tại chức...

+ Trách nhiệm trong tổ chức, quản lý đội ngũ viên chức, người lao động thuộc quyền

+ Trách nhiệm quản lý tài sản công: khi công tác quản lý sử dụng tài sản công được giao sử dụng kém hiệu quả, sử dụng sai các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị, thực hiện không đúng chế độ, chính sách và sai phạm các quy định của pháp luật thì ngươi đứng đầu phải chịu hình phạt xử lý thheo quy định.

Trên thực tế, hiện nay có khá nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến việc phân công, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nhưng vẫn khó đi vào cuộc sống, khó thực thi vì thiếu sự rõ ràng, chưa phân định rạch ròi việc nào do tập thể chịu trách nhiệm việc nào do người đứng đầu chịu trách nhiệm nguyên nhân của chính của các tình trạng trên là do quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị còn nhiều hạn chế, do cơ quan được được xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng mức chi không được vượt mức tiêu chuẩn, định mức do chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chẳng hạn như khoán công tác phí vẫn phải dựa vào văn bản hướng dẫn của hội đồng nhân dân, UBND tỉnh.

Trong quá trình hội nhập đã tạo cho trường Cao đẳng Ngô Gia Tự nhiều cơ hội trong việc nâng cao chất lượng, quy mô đào tạo, đời sống cán bộ, viên chức được cải thiện... đi đôi với những cơ hội là những thách thức đang đặt ra và hơn ai hết người đứng đầu đơn vị cần phải hiểu rõ nội dung trách nhiệm, vai trò của mình để nâng cao hơn nũa tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đi kèm với hình ảnh cá nhân của người lãnh đạo là sự đại diện cho cả tổ chức. Trên cơ sở thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vai trò của họ ngày càng được khẳng định. Do đó người đứng đầu đơn vị cần phải phát huy vai trò quyền hạn của mình trong hoạt động của đơn vị, từng bước nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng chuyên môn và không ngừng chủ động đối phó với mọi thay đổi của tổ chức trong bối cảnh đổi mới của giai đoạn hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

b) Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị

Định kỳ hàng quý bộ phận Kế hoạch-Tài vụ của nhà trường lập báo cáo tài chính gửi đơn vị chủ quản, đồng thời lập báo cáo công khai tài chính gửi đến tất cả các đơn vị trực thuộc trong trường theo chế độ 3 công khai trong các cơ sở

giáo dục, trong đó báo cáo công khai tài chính thông báo toàn bộ tổng thu của các nguồn tài chính trong nhà trường; tổng chi theo từng nội dung chi (chi con người, chi chuyên môn, chi công tác hành chính, chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản, chi phúc lợi, thu nhập tăng thêm, chi các hoạt động khác...); số

kinh phí còn lại chuyển sang quý sau, năm sau. Điều này không chỉ giúp nhà trường tự kiểm tra, thanh tra mà còn thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ

trong trường học, giúp cho người học kiểm tra và đánh giá về hoạt động thu chi tài chính của nhà trường. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang được thực hiện thường xuyên và đột xuất cụ thể

như sau :

+ Về kiểm tra, thanh tra thường xuyên: Nhà trường thành lập ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra kiểm tra tất cả các mảng hoạt động của nhà trường trong đó có thanh tra kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính. Hàng ngày, Kho bạc nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc NSNN của trường thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Định kỳ 6 tháng Sở Tài chính, Sở Giáo dục-Đào tạo trực tiếp kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm của trường.

+ Về kiểm tra, thanh tra đột xuất: Ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên được thực hiện như trên, công tác kiểm tra, thanh tra đối với quản lý tài chính của trường còn có các đoàn thanh tra đột xuất như : Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra nhà nước, Uỷ ban phòng chống tham nhũng. Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính của trường được nhà nước quan tâm và thực hiện thường xuyên nhằm hướng các hoạt

động tài chính của nhà trường theo đúng các quy định và làm lành mạnh hoá hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 Tuy nhiên hiện nay công tác kiểm toán, thanh tra nội bộ trong trường còn chưa được quan tâm đúng mức, nhà trường chưa thực hiện được việc kiểm toán nội bộ thường xuyên, định kỳ. Hầu hết cán bộ làm việc trong Ban thanh tra nhân dân đều là giảng viên hay cán bộ quản lý làm công tác kiêm nhiệm nên không có chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến công tác kiểm tra chỉ mang nặng về hình thức, giải quyết sự vụ.

c) Quy chế chi tiêu nội bộ

Hiện nay, các trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộđể huy động nguồn thu và kiểm soát chi tiêu sao cho hiệu quả. Nội dung của quy chế quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập các quỹ. Trường đã thực hiện xây dựng định mức chi tiêu cao hơn hoặc thấp hơn qui định của nhà nước ở một số nội dung chi về quản lý và chuyên môn, xây dựng qui định về

phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận và đơn vị trực thuộc, qui định về

góp vốn liên doanh liên kết, vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Ngoài ra, trường đã xây dựng rất nhiều nội dung chi tiêu cụ thể khác trong quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành của nhà nước. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường được toàn bộ cán bộ, viên chức nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và nhất trí cao. Tuy nhiên, trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết nhưng một số nội dung chi và mức chi không phù hợp. Ngoài ra, quy chế chi tiêu nội bộở trường chưa phân cấp quản lý tài chính cho các Khoa, phòng, Trung tâm trực thuộc chính điều này hạn chế tính chủ động sáng tạo của các Khoa, phòng, Trung tâm trực thuộc trong việc huy

động nguồn tài chính ngoài ngân sách để tăng nguồn thu.

d) Trình độ cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là những người tham gia vào hệ thống quản lý và hình thành chức năng nhất định của trường bao gồm Ban giám hiệu, trưởng, phó các khoa, phòng, Trung tâm họ là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của trường, họ thực hiện những nhiệm vụ như liên kết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101

các bộ phận riêng rẽ thành một thể thống nhất, họ là những người trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan vào hoạt động kinh tế của hệ thống và họ có vai trò là những người có nhiệm vụ tham gia xây dựng hoạch định chính sách phát triển của đơn vị. Ban giám hiệu, Trưởng phó các phòng, khoa, giám đốc các trung tâm có vai trò của người điều hành các hoạt động của trường đồng thời thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh và có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Do đó trình độ của cán bộ quản lý đóng vai trò quan

trọng cho sự thành công hay thất bại của đơn vị.

4.3.3 Phân tích SWOT với việc thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 106)