Các bài học kinh nghiệm và những vấn đề cần giải quyết để thực

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 45)

chủ ở các trường đại học, cao đẳng trong nước

Mỗi nước có cách thức đầu tư NSNN cho giáo dục đào tạo khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, văn hóa của mỗi nước. Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở các nước cũng khác nhau nhìn chung các nước đều có những biện pháp hữu hiệu đểđầu tư phát triển giáo dục đào tạo (Hoàng Phương, 2014).

Theo Tô Ngọc Hưng (2014) Giám đốc Học viện Ngân hàng “Việc mở rộng quyền cho các trường đại học là một chủ trương đúng đắn, giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo; chủ động xây dựng các chương trình bám sát các tiêu chí của từng trường. Điều này rất quan trọng trong xu thế hội nhập toàn cầu giáo dục Việt Nam. Trong lộ trình giao quyền tự chủ cho các trường đại học chắc chắn sẽ có những cuộc cạnh tranh đào thải, có những trường sẽ không trụ được nhưng ngược lại có những trường sẽ xây dựng được những thương hiệu vượt lên”

Các chuyên gia cho rằng khi thực hiện triển khai tự chủ bản thân các trường cần xây dựng những chương trình chuẩn, sàng lọc và tuyển sinh tốt. Có như vậy trường của họ mới xây dựng được những thương hiệu để tồn tại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện tự chủ ở các trường đại học, cao đẳng là:

Thực tế cho thấy, việc giao quyền tự chủ cho các trường và đặc biệt là việc tự chủ về tài chính nhưng thực chất các trường lại không được giao quyền tự chủ hoàn toàn. Nguồn thu chủ yếu hiện nay của các trường vẫn là học phí mà nguồn thu này được quyết định bởi hai yếu tố; chỉ tiêu đào tạo và mức thu học phí tuy nhiên các trường vẫn bị khống chế chỉ tiêu đào tạo theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo; còn mức thu học phí, lệ phí theo quy định mức trần học phí thấp ngoài ra còn bị giới hạn bởi Nghị định 49/2010/ NĐ-CP của chính phủ về miễn giảm học phí.

Đào Trọng Thi (2014) cũng khuyến nghị, tự chủ làm hai việc: “Tự chủ chuyên môn áp dụng giống nhau như nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo, liên kết đào tạo. Thứ hai tự chủ tài chính và nhân lực giữa các trường khác nhau vì một bên Nhà nước làm chủ, tiền ngân sách; còn bên trường phải tự chủ tính toán cân đối thu, chi.”

Ngô Thế Chi (2014), Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng; “ Học viện tài chính là đơn vị được thực hiện tự chủ tài chính theo cơ chế của bộ tài chính hiện nay cũng gặp một số khó khăn đó là thiếu sự đồng bộ tự chủ tài chính với nhân sự, bộ máy… do trường trực thuộc bộ tài chính, nên khi tuyển sinh nhân sự đều phải qua bộ chủ quản, gặp rất nhiều khó khăn vì giáo viên phải thi theo luật công chức. Bên cạnh đó, định mức thu – chi tồn tại mấy chục năm nay vận dụng thì không thể thực hiện tự chủ với định mức đã đặt ra.”

Tuy nhiên vấn đề này được giải quyết được khi các trường đại học được mở rộng tự chủ. Theo đó, các trường đại học sẽ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm và lựa chọn phương thức tuyển sinh cho các hệ đào tạo, trường cũng được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các khoản thu khác, đặc biệt sẽ cho phép trường được chủ động trong phê duyệt kế hoạch và chủ động sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp….

Giao quyền tự chủ cho các trường không nên làm một cách cào bằng mà có phân loại qua kiểm định định kỳ chất lượng theo những tiêu chí phù hợp và sát với thực tiễn giáo dục thế giới (cả định lượng và định tính) để các trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

nhận thấy bản thân mình đang ở đâu, qua đó các các biện pháp cải tiến chứ không phải kiểm định để xếp hạng thi đua. Ngược lại về phía các trường cần phải thay đổi tư duy, đổi mới phong cách, phương pháp làm việc và sẵn sàng chấp nhận thách thức. Các trường cần phải hiểu rằng mở rộng tự chủ không có nghĩa

là thương mại hóa giáo dục. Những việc thông qua mở rộng tự chủ để xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh là một hướng phát triển bền vững trong xu hướng hội nhập quốc tế giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 45)