Những tồn tại vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 111)

thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự

Bên cạnh những mặt tích cực và kết quả đạt được của trường khi thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006 NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn có những mặt tồn tại và cần phải khắc phục và tiếp tục đổi mới ở cả cấp độ vĩ mô quản lý nhà nước và bản thân trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, cụ thể:

a) Về đào tạo

Trường chưa được tự chủ về quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm, quản lý phôi bằng và cấp bằngnguyên nhân là do Bộ giáo dục vẫn phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, phê duyệt khung đào tạo, số lượng sinh viên được tuyển còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất có đáp ứng đầy đủ hay không....

b) Về bộ máy biên chế

Trong khi chuyển đổi mô hình từ trường cao đẳng sư phạm sang mô hình cao

đẳng đa ngành, công tác dự báo, tìm hiểu nhu cầu xã hội, đánh giá nguồn lực con người, nguồn lực cơ sở vật chất của nhà trường còn yếu và thiếu, tuyển dụng giáo viên giảng dạy các ngành ngoài sư phạm nhiều hơn nhu cầu, sinh viên ngoài sư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103

đủ công ăn việc làm, nhưng nhà trường vẫn phải đảm bảo tiền lương và các chế độ khác, gây áp lực chi phí không hiệu quả cho người quản lý. Việc tuyển dụng viên chức vẫn còn nặng nề về thủ tục với sự tham gia của cả cơ quan quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức vẫn mang nặng hành chính như (phải có hộ khẩu tại tỉnh, giảng viên phải được đào tạo tại các trường công lập...) hơn là coi trọng các yêu tố liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, hơn nữa việc xác định vị trí việc làm của viên chức còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và triển khai nên gây ra nhiều hạn chế cho quản lý, kiểm tra, giám sát cho người đứng đầu đơn vị. Do vậy không tránh khỏi có một số bộ phận đảm nhận vị trí chưa thực sự đúng với chuyên môn năng lực của mình.

c) Về tài chính

+ Nguồn thu của trường chủ yếu là học phí, lệ phí nhưng Nhà nước vẫn áp quy

định mức trần học phí.

+ Cơ cấu chi tiêu chưa hợp lý, trong đó các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi thường xuyên của đơn vị là do: Cơ chế tự chủ

tài chính cho phép các đơn vị được chi các khoản chi thường xuyên để hoàn thành nhiệm vụ mà vẫn đảm bảo tiết kiệm góp phần tăng thu cho người lao động từ nguồn kinh phí tiết kiệm được. Số chi thường xuyên của nhà trường hàng năm tương đối lớn đặc biệt là các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn. Mặc dù chi cho nghiệp vụ chuyên môn là rất cần thiết, song đây là các khoản chi mang tính chi tiêu dùng, phát sinh thường xuyên. Do vậy thực hiện tốt vấn đề tiết kiệm trong chi tiêu các khoản chi này là điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập cho cán bộ giảng viên trong trường.

+ Các khoản chi trực tiếp hỗ trợđào tạo thấp. Các khoản chi trực tiếp hỗ trợ đào tạo như ra đề, coi thi, chấm thi vẫn ở mức thấp.

+ Cơ chế phân phối thu nhập tăng thêm của đơn vị chưa hợp lý, chưa đảm bảo được tính công bằng trong phân phối thu nhập là do nhà trường vẫn phân

phối theo kiểu đánh giá nhận xét xếp loại. Nếu tính công bằng bị vi phạm sẽ dẫn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 + Phân phối còn chưa hợp lý giữa bộ phận cán bộ, nhân viên phòng ban với bộ phận giảng viên trực tiếp giảng dạy. Đội ngũ giảng viên là, người được đào tạo nhiều nhất trong xã hội, phải tham gia giảng dạy với khối lượng giờ, giảng lớn nhưng thu nhập họ nhận được tương đối thấp so với thu nhập của cán bộ có cùng trình độ làm việc trong khu vực doanh nghiệp hay khu vực có liên doanh với nước ngoài. Chính điều này làm chảy máu chất xám từ các trường đại học sang các khu vực kinh tế có thu nhập cao hơn.

+ Chênh lệch thu chi cuối năm còn thấp.

Các khoản chi đầu tư phát triển, chi phúc lợi, khen thưởng còn bị động phụ

thuộc nhiều vào nguồn thu sự nghiệp trong năm.

+ Công tác quản lý tài sản chưa thực hiện tốt, đặc biệt là trách nhiệm của cá nhân trong việc quản lý và sử dụng tài sản công.

Là đơn vị có đặc thù hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nên số

lượng tài sản rất lớn. Tài sản phục vụ trực tiếp cho công việc giảng dạy lên quan trực tiếp đến cả giảng viên và sinh viên nên việc quản lý và sử dụng tài sản công còn chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó công tác lập dự toán mua sắm, sửa chữa tài sản chưa có sự phối kết hợp giữa các bộ phận nên việc lập dự toán mua sắm, sửa chữa tài sản chưa có sự phối kết hợp giữa các bộ phận nên việc lập dự toán thường sát với như cầu thực tế, công việc sữa chữa thường xuyên tài sản thường bịđộng.

+ Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính chưa thường xuyên.

Công tác tài chính kế toán được tập trung vào bộ phận chuyên môn duy nhất là phòng Tài chính kế toán. Phòng Tài chính kế toán chịu sự chỉ đạo chung của kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán) và Hiệu trưởng nhà trường. Hiện nay số

nhân sự của phòng kế toán có 6 người trong khi đó số công việc thì nhiều nên một số các khoản thanh toán còn chậm. Đơn vị chưa hình thành cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ mang tính chất thường xuyên. Công việc kiểm tra kiểm soát chỉ

mang tính thời điểm thường là vào cuối năm hoặc khi có đoàn kiểm tra thanh tra. Do vậy có những thiếu sót sẽ không được chấn chỉnh kịp thời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105

4.4 Phương hướng và giải pháp tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự đến năm 2020

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 111)