Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 47)

Trong những năm qua, vấn đề quản lý tài chính đã được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu với các giác độ, khía cạnh, lĩnh vực tiếp cận khác nhau. Trong đó có rất nhiều công trình nghiên cứu như các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các đề tài, bài viết tham luận hội thảo khoa học, các bài báo, tạp chí liên quan

đến công tác quản lý tài chính công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như:

“Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng”- Bùi Thanh Lâm, luận văn thạc sỹ – Đại học kinh tế Quôc dân năm 2012. Trong phạm vi đề tài, sau khi hệ thống mốt số vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính của các trường đại học công lập, vấn đề quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng được xem xét, phân tích trên các khía cạnh về cơ chế quản lý tài chính, nội dung quản lý tài chính tại trường. Tác giả đã phân tích cụ thể cơ

chế quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng, bao gồm các nội dung về

nguồn thu, các nội dung chi và việc thực hiện trích lập các quỹ tại trường đại học Y tế công cộng. Trên cơ sở đó, các nội dung quản lý tài chính được đi sâu phân tích từ khâu lập kế hoạch đến khâu chấp hành và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại trường đại học Y tế công cộng đối với các nội dung thu chi hoạt động thường xuyên.

“ Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM” - Nguyễn Tấn Lượng, luận văn thạc sỹ – Đại học Kinh tế TPHCM năm 2011 Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý tài chính tại các trường đại học công lập. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM.

Nội dung chủ yếu các công trình nghiên cứu này là mang tính định hướng,

đề cập từ những quan điểm về cơ chế, chính sách đến các giải pháp vềđổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính để phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, đã đề cập đến công tác quản lý tài chính đảm bảo các khoản chi cho đơn vị sự nghiệp, phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho công tác đào tạo giáo dục đại học, phân tích thực trạng chính sách tài chính cho giáo dục đồng thời làm rõ các cơ hội và thách thức để đề xuất các quan điểm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục ở Việt Nam. Xét về mặt tổng thể, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được những nội dung cơ bản lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính, nguồn kinh phí ở đơn vị sự nghiệp gắn với đặc thù của một sốđơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc đi sâu nghiên cứu cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006 /NĐ-CP của chính phủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục

vẫn chưa có công trình nghiên cứu riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:" Nghiên cứu thực hiện tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang" là cách tiếp cận cụ thể

một lĩnh vực hoàn toàn mới, chưa được đề cập một cách hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 47)