Đánh giá triển khai thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 58)

4.1.1Tình hình triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/ NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang

- Thực trạng về đơn vị sự nghiệp trước khi Nghị định 43/2006/ NĐ-CP ra đời, thu chi tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được áp dụng theo Luật

ngân sách ban hành 20/3/1996 và Luật sửa đổi bổ sung số 06/1998/QH10 năm 1998 và sau đó là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp. Sau 4 năm thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP, bên cạnh những tác động tích cực, thấy nổi lên một số vấn đề tồn tại cần tiếp tục sử lý như: Nghị định chỉ hạn chế những đơn vị sự nghiệp có thu, chưa phải tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ công. Nghị định chỉ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, chưa đề cập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các mặt khác như: Tổ chức, bộ máy biên chế... do đó Nghị định

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 để bổ sung, thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP. - Thực hiện chủ trương định hướng của Nhà nước với mục tiêu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả góp phần đổi mới phương thức, chất lượng hoạt động đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị. Theo chủ trương đó ngay sau khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ra đời và thực hiện theo hướng dẫn của UBND tỉnh và Sở Tài chính, các cơ quan nhà nước. Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang đã họp và triển khai tập trung chỉ đạo yêu cầu các

đơn vị xây dựng đề xuất phương án trình các cơ quan Nhà nước cụ thể nhiệm vụ chính được triển khai ở một số khoa phòng như sau:

+ Các khoa phòng chuyên môn: Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập các ngành đào tạo, tham gia xây dựng chương trình đạo tạo, chương trình chi tiết, tài liệu và các phương pháp phục vụ đào tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

theo sự phân công của nhà trường. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy – học để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

+ Phòng Tổ chức cán bộ và Công tác học sinh sinh viên: Xây dựng phương án, quy hoạc, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hàng năm về công tác tổ chức nhân sự, đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức và triển khai thực hiện. Xây dựng quy chế, nội quy, quy định chế độ công tác của nhà trường trên cơ sở quy định của nhà nước, đề xuất và triển khai công tác quản lý cán bộ, viên chức người lao động thông qua các hoạt động tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, kiểm tra đánh giá khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm và các chính sách xã hội khác theo đúng quy định của pháp luật.

+ Phòng đào tạo: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn, ngắn han, hàng năm trong lĩnh vực đào tạo của trường. Xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, xây dựng kế hoạch tiến độ giảng dạy và học tập hàng năm.

+ Phòng Kế hoạch – Tài chính: Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, từng năm về công tác đầu tư phát triển của trường. Lập kế hoạch dự toán kinh phí hàng năm, hàng quý, tháng theo quy định của ngành tài chính. Lập kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kịp thời cho mọi hoạt động của nhà trường. Tổ chức thực hiện công tác thu và khai khác các nguồn thu, thực hiện phân phối sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí theo đúng chế độ chính sách và nguyên tắc tài chính. Xây dựng và rà soát sủa đổi bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ trước khi ban hành phải được đưa ra thảo luận dân chủ công khai tại trường và được ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn trường và lên phương án tăng thu, tiết kiệm chi trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn theo chế độ quy định được ban hành làm sao để đời sống của người lao động được cải thiện nhiều hơn cả về vật chất và tinh thần.

+ Phòng Hành chính – Quản trị: Ngoài việc thực hiện các chức năng như lưu trữ, bảo mật, quản lý bảo vệ tài sản công của nhà trường ... ngoài ra phải lên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

phương án tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu từ việc khai thác cơ sở vật chất của nhà trường như: căng tin, trông giữ xe và các dịch vụ khác.

+ Ban quản lý khu nội trú: Nhiệm vụ chính là tổ chức quản lý chỗ ở, sinh hoạt và học tập cho sinh viên nội trú đảm bảo an ninh trật tự vệ sinh, an toàn nhằm xây dựng khu nội trú thành môi trường giáo dục lành mạnh văn khóa để thu hút sinh viên đăng ký ở lại khu nội trú nhiều hơn nhằm tăng nguồn thu cho nhà trường. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị khu nội trú. Lập kế hoạch hàng năm về nhu cầu sử dụng, trang thiết bị mới, bổ sung sửa chữa trang thiết bị, nhà của và các công trình xây dựng khác để phục vụ cho công tác quản lý cũng như phục vụ cho sinh viên trong khu nội trú được tốt hơn.

+ Trung tâm thông tin và thư viện: Với chức năng và nhiệm vụ chính được xác định là tổ chức khai thác, thu thập, cung cấp các dịch vụ thông tin, cập nhật thường xuyên các thông tin tài liệu phục vụ người dạy và người học trong trường. Xây dựng các biện pháp tra cứu nhanh, lên phương án xây dựng kế hoạch và thực hiện quản lý và phát triển các hình thức dịch vụ như: Dịch vụ internet, in ấn và photocopy tài liệu phục vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên được tốt hơn để tăng nguồn thu cho nhà trường từ các loại hình dịch vụ trên.

Vậy với những mục tiêu và nhiệm vụ chính của các khoa, phòng, ban, trung tâm được và đến tháng 1/2008 nhà trường mới bắt đầu áp dụng Nghị định 43/2006/ NĐ-CP tại trường.

Tính đến thời điểm hiện nay trường Cao đẳng Ngô Gia Tự đã thực hiện tự chủ

theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của chính phủ gồm: - Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

Từ khi thực hiện chếđộ tự chủ theo Nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP đã thực sự tạo

điều kiện khuyến khích các trường cao đẳng, đại học công lập nói chung và trường Cao đẳng Ngô Gia Tự nói riêng thực hiện đa dạng hoá các hoạt động, khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ có trình độ cao, gắn kết giữa giáo dục đào tạo với NCKH và cung ứng dịch vụ tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 58)