Định mức quỹ phúc lợi của trường CĐNGTBG năm 2012

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 92)

Stt Nội dung Định mức

1 Chi cho cán bộ viên chức các ngày lễ:1/5, 2/9, Tết dương lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương

200.000đ/người 2 Ngày nhà giáo 20/11: 1.500.000đ/người 3 Ngày quốc phòng toàn dân 100.000đ/người.

4 Ngày 8-3 100.000đ/người.

5 Ngày 1-6; Rằm trung thu 50.000đ/cháu 6 Ngày TBLS, ngày y tế 100.000đ/ người 7 Khai giảng năm học; Hội nghị CBCC; sơ kết học

kỳ, tổng kết năm học.

100.000đ/người 8 Quà tặng cho cán bộ viên chứcđược giải quyết nghỉ hưu 500.000đ/người 9 Quà tặng cán bộ viên chức cưới 500.000đ/ người 10 Thăm hỏi cán bộ viên chức bệnh nặng: 300.000đ/ người 11 Trợ cấp cho cán bộ viên chức bị tử vong: 2.000.000đ/người. 12 Hỗ trợ cho cán bộ viên chức đi tham quan du lịch

trong dịp nghỉ hè hàng năm

200.000đ-500.000đ/ người

13 Chi ngày Tết Nguyên đán Tối đa 3.000.000 đ/ người

Nguồn : Quy chế chi tiêu nội bộ của trường năm 2014

+ Về việc thăm hỏi phúng viếng:

- Quỹ ổn định thu nhập

Quỹ này dùng để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức khi nguồn thu bị

giảm sút hay khi thực hiện lộ trình tăng lương của chính phủ.

Theo quy định tại Thông tư 71/2006/TT-BTC, trường hợp đơn vị xét thấy khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 nhập đảm bảo thu nhập cho người lao động. Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh

Bắc Giang trích quỹ dự phòng ổn định thu nhập với mục đích là để ổn định thu nhập cho CBVC trong trường hợp nguồn thu của trường bị giảm sút hoặc do Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương. Năm 2012, trường đã trích lập 680 triệu

đồng, năm 2013, năm 2014, trường trích lập xấp xỉ 350 triệu vào quỹ này và dự định trong những năm tới nếu có khoản chênh lệch thu chi lớn, trường sẽ quan tâm

đến việc trích lập đểđảm bảo ổn định thu nhập cho CBVC.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang, quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp dùng đểđầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; chi hỗ trợ

khai thác đấu thầu dự án, đấu thầu các đề tài khoa học công nghệ. Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích trên do Hiệu trưởng quyết

định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

4.2 Đánh giá kết quả thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

4.2.1 Kết quả thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP về đào tạo của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

- Chính sách trao quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã giúp cho trường chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu nhất là mở rộng các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ nên kết quả thu năm sau tăng cao hơn năm trước, nguồn thu sự

nghiệp không ngừng tăng lên điều này tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững.

-Việc trao quyền tự chủ giúp nhà trường từng bước mở rộng hoạt động. Nhà trường có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành các khoa phòng thực hiện nhiệm vụ như: chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo đúng văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt quy chế dân chủ trườnghọc, ch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để

chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt

động nội bộ của trường. Tạo sự năng động trong các hoạt động của đơn vị theo hướng đa dạng hoá các loại hình đào tạo để tăng nguồn thu.

Về hoạt động đào tạo trường được tự chủ trong xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, xử lý vấn đề

lưu ban, thôi học, vấn đề khen thưởng, kỷ luật nhưng trường chưa được tự chủ về

quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm, quản lý phôi bằng và cấp bằng

4.2.2 Kết quả tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang Gia Tự Bắc Giang

Việc trao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy biên chế đã giúp nhà trường thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn thể hiện rõ nhất là tỷ lệ số SV/CBGV khi thực hiện tự chủ tỷ lệ

này cao hơn rất nhiều. Nhà trường thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng nguồn tài chính nhằm giảm số lượng biên chế và nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh nhưng mặt đã đạt được còn có những mặt còn hạn chế như: Bộ máy quản lý của Nhà trường hiện nay vẫn khá cồng kềnh và nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc hoạt động còn thiếu hiệu quả. Số lượng giảng viên trong trường hiện đang còn thiếu, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, khả năng mở rộng quy mô đào tạo và nguồn thu trong tương lai của Nhà trường. Trường chưa định biên được số lượng biên chế của từng phòng ban nên có hiện tượng một số phòng ban thiếu biên chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng một số bộ phận công việc làm không hết trong khi một sốđơn vị khác không có việc làm. Một phần nguyên nhân cũng là do cơ chế

bao cấp vẫn còn nên có nhiều vị trí được biên chế còn mang nặng tình cảm, quan hệ hơn là do năng lực. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chưa đáp

ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban Giám hiệu cũng như yêu cầu của công việc và hiệu quả làm việc còn hạn chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

4.2.3 Kết quả thực hiện tự chủ về tài chính của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang Bắc Giang

Về tự chủ tài chính: Có thể khẳng định rằng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trường Cao đẳng Ngô Gia Tự đã thực sự tự chủ trên các mặt:

- Tình hình lập, chấp hành dự toán thu chi

- Chế độ kế toán, thống kê báo cáo, quyết toán, kiểm tra giám sát

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

- Trích lập và sử dụng các quỹ

a) Tình hình lập, chấp hành dự toán thu chi:

Kế hoạch thu chi tài chính, cùng với kế hoạch phát triển giáo dục được nhà trường xây dựng hàng năm căn cứ vào quy mô đào tạo, số lượng sinh viên, cơ sở

vật chất, các hoạt động dịch vụ năm báo cáo và các chế độ, chính sách của nhà nước, đặc biệt là nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang quy định

định mức NSNN cấp cho 1 sinh viên, định mức các khoản thu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từđó nhà trường dự kiến nguồn thu của năm kế hoạch.

Trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính các năm trước liền kề về chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo và căn cứ vào tình hình thực tế, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước, Nhà trường dự kiến các khoản chi cho năm kế

hoạch. Dự toán sau khi lập xong được gửi cơ quan tài chính để xem xét, trình UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt. Đối với các nhiệm vụđột xuất được nhà nước giao, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, nhà trường lập nhu cầu kinh phí gửi cơ

quan tài chính để cấp bổ sung dự toán.

Việc chấp hành dự toán được nhà trường thực hiện theo đúng trình tự quy

định, hàng quý trên cơ sở dự toán được phê duyệt đầu năm, nhà trường dự kiến kế hoạch phân bổ dự toán cho các hoạt động, trong đó có phân loại ưu tiên kinh phí cho các hoạt động như sau: một là phải đảm bảo đủ lương, phụ cấp và các chế độ cho CBGV; hai là đảm bảo đủ kinh phí cho các hoạt động chuyên môn chủ yếu (thực tập, thực hành, nghiên cứu khoa học, thi tuyển sinh, thi học phần, thi tốt nghiệp...); ba là bố trí kinh phí đảm bảo các điều kiện vật chất phục vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 thiết bị...); bốn là kinh phí cho các hoạt động khác (hoạt động ngoại khoá, thể

dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ...). Nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ học phí lệ

phí được nhà trường thực hiện thu-chi qua Kho bạc dưới hình thức rút dự toán hoặc uỷ nhiệm chi, trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, nhu cầu kinh phí cho từng hoạt động nhà trường tiến hành rút kinh phí, để tránh rủi ro trong quản lý quỹ

tiền mặt và tiêu cực trong thanh toán, hoạt động này chủ yếu sử dụng hình thức chuyển khoản, hạn chế tối đa việc rút tiền mặt về quỹ, nhất là rút tạm ứng kinh phí bằng tiền mặt. Hàng quý sau khi lập báo cáo tài chính, phòng Kế hoạch - Tài vụ và chủ tài khoản luôn thực hiện công tác đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu - chi, dự đoán nguồn thu của quý sau, từ đó đề ra kế hoạch chi tiêu hợp lý theo quan điểm “lường thu mà chi ”.

Quy trình quản lý thu – chi của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự được thực hiện theo chu trình “1 cửa”, khá khoa học chặt chẽ, không chồng chéo, chứng từ thu-chi

được kiểm soát qua ít nhất 3 vòng, luân chuyển chứng từ qua mỗi khâu chỉ 1 lần, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin quy trình này được thực hiện nhanh gọn, chính xác, sau khi kết thúc vòng luân chuyển, đồng thời chứng từ cũng được hạch toán vào hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán, phục vụ kịp thời yêu cầu thông tin quản lý của nhà trường, cũng như các cơ quan chức năng.

b) Chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, kiểm tra giám sát

- Về tổ chức bộ máy tài chính kế toán: Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang. Đây là một trong những bộ phận then chốt, trực tiếp tham mưu giúp lãnh đạo nhà trường xây dựng kế

hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn, tổ chức thực hiện, giám sát việc thu chi tài chính, vận hành cơ chế tự chủ về mặt tài chính đúng Luật Ngân sách, Luật Kế toán, và các văn chế độ hiện hành của nhà nước. Do khối lượng công việc không lớn, nghiệp vụ phát sinh chỉ giới hạn trong phạm vi giáo dục, đào tạo, nên bộ máy kế toán của nhà trường được tổ chức gọn nhẹ, ít nhân sự, một kế toán viên phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nhiệm vụ cụ thể của các kế toán viên do kế

toán trưởng phân công, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Phòng Kế hoạch - Tài vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 + Kế toán trưởng - Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm tham gia xây dựng các kế hoạch tài chính, tham mưu ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm soát, phê duyệt chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán...

+ Phó trưởng phòng: Kế toán tổng hợp, kế toán đầu tư XDCB. + Kế toán các nguồn NSNN cấp chi thường xuyên và không thường xuyên.

+ Kế toán các nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ, thu khác. + Kế toán tài sản, công cụ dụng cụ.

+ Thủ quỹ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 92)