Đội ngũ kế toán tại trường CĐNGTBG giai đoạn 2012-2014

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 97)

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm học So sánh (%) 2012- 2013 (1) 2013- 2014 (2) 2014- 2015 (3) (2)/(1) (3)/(2) BQ Trình độ chuyên môn Thạc sỹ 1 2 2 200 100 150 Đại học 4 3 3 75 100 87.5 Trung cấp 1 1 1 100 100 100 Theo số năm làm việc Trên 10 năm kinh nghiệm 5 5 5 100 100 100 Dười 10 năm kinh nghiệm 1 1 1 100 100 100

Nguồn: báo cáo thống kê phòng Tổ chức cán bộ năm 2014

Kết quả khảo sát cho thấy trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác của cán bộ kế toán tại đơn vị tương đối vững vàng, đồng đều, đa sốđều tốt nghiệp đại học và có thâm niên trong nghề trên 10 năm, trong thời gian qua đã cơ

bản thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụđược giao. Tuy vậy, một số kế toán viên thực hiện nhiệm vụ dựa trên kinh nghiệm, ít cập nhật thông tin, chưa thực sự bám sát các văn bản hướng dẫn mới. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn cho đội ngũ kế toán chưa được quan tâm đúng mức, rất ít dịp được tập huấn nghiệp vụ, giao lưu học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn. Mặt khác

đội ngũ làm kế toán chủ yếu là nữ, chịu ảnh hưởng nhiều của áp lực gia đình, nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 cũng như thời gian tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, mức thu nhập của đội ngũ kế toán nói riêng và cán bộ, nhân viên nói chung chưa

đủ hấp dẫn để có thể thu hút những cán bộ trẻ có năng lực về công tác. Khó khăn này đòi hỏi trường Cao đẳng Ngô Gia Tự phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trẻ

hoá cán bộ tài chính của mình, có sự gắn kết giữa những kế toán có kinh nghiệm lâu năm trong nghề với sự năng động, nhạy bén, hăng say công việc của tuổi trẻ,

đồng thời cần phải quan tâm đến chế độ đãi ngộ và tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ làm công tác tài chính giúp họ yên tâm công tác.

- Về chếđộ thống kê, báo cáo, quyết toán, kiểm tra, giám sát: Công tác hạch toán kế toán trong trường Cao đẳng Ngô Gia Tự được thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Theo kết quả kiểm tra phê duyệt quyết toán hàng năm của đơn vị tài chính cấp trên, việc thực hiện chế độ kế toán, thống kê, quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn của nhà nước trong nhà trường được đánh giá thực hiện khá tốt, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, kế toán hiện hành, mọi khoản thu chi đều được phản ánh, hạch toán qua hệ

thống chứng từ, sổ sách kế toán, hàng năm không có tiêu cực, sai phạm lớn xảy ra. Phần lớn các nghiệp vụ kế toán, thống kê đều được nhà trường tin học hoá,

điều đó giúp cho việc thực hiện chế độ báo cáo, thanh quyết toán và truy xuất thông tin về tình hình tài chính nhanh, gọn, chính xác, kịp thời. Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường sau khi được phê duyệt ngoài việc gửi đến các cơ quan tài chính, kho bạc, còn được gửi đến tất cả các đơn vị trong trường, đây là văn bản pháp lý, và là thước đo, tiêu chuẩn quan trọng để các cơ quan tài chính, cùng toàn bộ CBGV trong trường tham gia thực hiện, giám sát toàn bộ các hoạt động tài chính trong trường một cách công khai, minh bạch.

c) Tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ triển khai theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

Với quan điểm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

định mức chi tiêu nội bộ của mình ,trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang đã xây dựng quy chế chi tiêu dựa trên những hướng dẫn nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định

43/2006 NĐ-CP và theo Thông tư số 71/2006/ TT-BTC ngày 9/8/2006 của BTC. Hiện nay, Nhà nước chỉ khống chế một số tiêu chuẩn, định mức chi, các đơn vị sự nghiệp bắt buộc phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, bao gồm: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về làm nhà việc; tiêu chuẩn, định mức trang bịđiện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tếở Việt Nam; chếđộ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chếđộ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụđột xuất được cấp trên có thẩm quyền giao; chếđộ chính sách thực hiện tinh giảm biên chế (nếu có), chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước; chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngoài các nội dung chi nêu trên, để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự

nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi.

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chếđộ, tiêu chuẩn,

định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn toàn nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ được nhà trường đặc biệt chú trọng thực hiện, trên cơ sở các yêu cầu sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

đa trí tuệ tập thể. Nguồn kinh phí bố trí theo hướng các đơn vị trong trường được chủ động sử dụng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả, khuyến khích tiết kiệm, có tích luỹ nhằm cải thiện nâng cao đời sống CBGV và tăng cường hiệu quả quản lý.

- Về căn cứ xây dựng:

+ Các quy định, chếđộ, tiêu chuẩn, định mức chi của nhà nước ban hành, các văn bản chính sách pháp luật của tỉnh, của ngành.

+ Định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo chung của địa phương, của ngành. Các kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của nhà trường.

+ Điều lệ, tổ chức hoạt động, nhiệm vụ chính trị của trường. + Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị phòng, ban, khoa. + Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực của nhà trường. + Kết quả thảo luận của CBGV trong đơn vị.

Nhìn chung quy chế chi tiêu nội bộ đã bám sát các hoạt động diễn ra trong thực tế của nhà trường. Đối tượng, định mức, cơ chế chi đều được xây dựng đảm bảo nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, tập thể, đồng thời cũng có chế độđãi ngộ đúng mức, đúng người, đúng tính chất công việc khuyến khích kịp thời đối với người lao động. Nhà trường đã phát huy quyền tự chủđể thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả cao đối với nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp thông qua các quy định cụ thể tại quy chế chi tiêu nội bộ và các chính sách hợp lý về tài chính và nhân sự. Trên cơ sở nguồn lực tài chính hiện có, trường đã xây dựng các

định mức thu, chi; quy định cụ thể việc chi trả thu nhập tăng thêm, khen thưởng, phúc lợi trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động của trường

Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung hạn chế trong quy chế chi tiêu nội bộ như

các tiêu trí đánh giá kiểm định, chất lượng công việc chưa rõ ràng, vẫn còn hiện tượng bình quân trong phân phối thu nhập, một số hoạt động nghiệp vụ vẫn chưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 phân định rạch ròi giữa nhiệm vụ chính và nhiệm vụ kiêm nhiệm ...một số khoản chi hành chính như tiền điện, tiền in đề tài nghiên cứu khoa học, tiền in biên soạn giáo trình, tiền công tác phí của giáo viên đi dạy tại chức các huyện..., nhà trường vẫn chưa có tiêu trí định lượng để thực hiện khoán trong quy chế chi tiêu nội bộ.

4.2.4 Nhận xét của Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và đội ngũ viên chức của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự về vấn đề tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP

Sau khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 32 CBGV trong trường Cao đẳng Ngô Gia tự Bắc Giang gồm 12 câu hỏi về vấn đề tự chủ tôi đã tổng hợp được bảng số liệu sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

Mục khảo sát

Câu trả lời

1 2 3 4

1. Tự chủ là khả năng một trường chủđộng thực hiện công

việc mang tính pháp lý của mình theo cách có trách nhiệm mà

không phải xin phép một cơ quan cấp trên ?

9 16 6 1

2. Tự chịu trách nhiệm là sự ràng buộc đối với trường về báo cáo và giải trình định kỳ kết quả thực hiện mục tiêu với các bên liên quan ?

11 19 2 0

3.Nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường về xác định

ngành, chuyên ngành đào tạo và xây dựng chương trình đào

tạo ?

10 17 3 2

4. Nhà nước nên trao quyền quyết định về xác định quy mô

tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm ? 12 14 4 2

5. Nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường về in phôi

bằng, quản lý phôi bằng và cấp bằng ? 11 17 3 1

6. Nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường về xác định số lượng, mức học bổng cho sinh viên và hình thức trợ giúp sinh viên ?

9 19 4 0

7. Nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường về xác

định mức học phí ? 10 17 3 2

8. Nhà nước nên trao quyền quyết định cho về phân bổ sử

dụng nguồn lực bên trong nhà trường ? 12 17 3 0

9. Quyền tự chủ tài chính thì nguồn thu của trường

có xu hướng tăng lên ? 11 20 1 0

10. Việc giao quyền tự chủ tài chính thì NSNN vẫn phải ưu

tiên đầu tư cơ sở vật chất cho trường ? 12 13 5 2

11.Việc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tổ chức bộ máy, biên chế nhà trường được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả ?

17 14 1 0

12. Thu nhập của cán bộ, viên chức khi thực hiện tự chủ vẫn

còn thấp và chưa ổn định ? 13 15 3 1

Bảng 4.22 Tổng hợp ý kiến đánh giá của Cán bộ, viên chức tại trường CĐNGTBG về vấn đề tự chủ

Ghi chú: 1: Rất đồng ý 2: Đồng ý 3: Đồng ý một phần 4: Không đồng ý Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra tại trường năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá nhận xét của cán bộ, viên chức tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự về vấn đề tự chủ cho thấy một số điểm nổi bật là:

Về mức độ tự chủ về chuyên cho thấy Mục 3 với 84% (M=3.09), Mục 4 với 81% (M=3.13) và Mục 5 với 87% (M=3.19) ( Với M là trung bình). ý kiến mong muốn trường được trao quyền quyết định về chuyên môn đào tạo cụ thể

quyền quyết định về tuyển sinh, chương trình đào tạo và cấp văn bằng các hình thức đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn 6% ý kiến không mong muốn trao quyền quyết

định cho trường đại học về tuyển sinh, chương trình đào tạo và 3% ý kiến không mong muốn trao quyền quyết định về cấp văn bằng các hình thức đào tạo điều này được giải thích việc trao quyền cho các trường có thể hạn chế quyền của các nhà quản lý.

Mục 7với 84% (M=3.09) ý kiến mong muốn trường đại học được trao quyền quyết định về xác định mức học phí.

4.2.4.1 Nhận xét từ Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý

Từ tháng 1/2008 nhà trường đã bắt đầu thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP và đến nay sau gần 10 năm đã thu được những kết quả rất khá tốt như đào tạo đã có sự chuyển biến từ chuyên về sư phạm sang đào tạo đa ngành đa nghề, số lượng sinh viên được tuyển dụng ngày càng cao, đời sống của cán bộ viên chức trong nhà trường được nâng lên đáng kể. Ông Nguyễn Thanh Phương Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính phát biểu ý kiến khi nhà trường thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP của chính phủ là : “ Khi được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính đơn vị đã chủ động sử dụng kinh phí NSNN hiệu quả hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, đồng thời sử dụng tài sản nguồn lực để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, dịch vụ tạo điều kiện tăng nguồn thu của nhà trường như mở các lớp liên kết đào tạo, dịch vụ

căng tin, trông xe, cho thuê phòng học ... tiết kiệm chi bằng cách khoán công tác phí, xăng xe, văn phòng phẩm ... trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý nội bộ hiệu quả hơn, có thể nói từ khi thực hiện tự chủ các khoản thu sự nghiệp đều tăng cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

thường xuyên đã góp phần bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho CBVC trong trường.’’ Bên cạnh những mặt đạt được lại là những băn khoăn lo lắng của Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý là làm sao để duy trì và tăng số lượng sinh viên theo từng năm đáp ứng yêu cầu của tinh thần tự chủ là tìm mọi cách để tăng nguồn thu sự nghiệp (phụ thuộc vào số lượng sinh viên) và hiện tại khâu tuyển sinh đang gặp rất nhiều khó khăn với nhà trường vì một số lý do như thương hiệu của trường tiền thân là trường sư phạm gây tâm lý không tin tưởng cho người học với một số ngành nghề khác ngoài sư phạm, trình độ chủ yếu là đào tạo cao đẳng trong khi đó các trường đại học lại được mở ra rất nhiều và điều kiện đầu vào cũng khá thấp... mặt khác nhà trường lại không được quyền chủ động trong tuyển sinh, xây dựng mức thu học phí và các khoản thu do đo để thực hiện tự chủ tốt Ban Giám hiệu và cán bộ quản lý cần phải xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với các giai đoạn...

4.2.4.2 Đánh giá nhận xét từ phía cán bộ viên chức trong nhà trường

Từ khi nhà trường thực hiện tự chủ theo tinh thần Nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP thì 100% cán bộ viên chức đều nhất chí với kế hoạch phương hướng nhiệm vụđề

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 97)