Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 56)

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật. Quá trình áp dụng của phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn:

- Lựa chọn chuyên gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 - Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia.

Tác giả sẽ tranh thủ tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chức của trường để thu thập và phân tích

đánh giá vấn đềđược khách quan.

3.2.5 Phương pháp SWOT

Để đánh phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang khi thực hiện tự chủ.

3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện tự chủ trong đào tạo phản ánh quy mô ngành nghề, cơ cấu và số lượng sinh viên liên kết và đào tạo tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang sau khi tự chủ nhất là giai đoạn 2012-2014

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện tự chủ trong tuyển dụng và sử dụng lao động được phản ánh qua khâu tuyển dụng biên chế, quy mô nhân sự, cách sắp xếp vị trí việc làm, tỷ lệ trung bình một CBGV so với số sinh viên của trường giai đoạn 2012- 2014

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện tự chủ về tài chính được phản ánh qua quản lý nguồn thu, chi từ ngân sách và sự nghiệp, mức đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, việc trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của trường giai đoạn 2012-2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá triển khai thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang

4.1.1Tình hình triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/ NĐ-CP của Chính phủ tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang

- Thực trạng về đơn vị sự nghiệp trước khi Nghị định 43/2006/ NĐ-CP ra đời, thu chi tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được áp dụng theo Luật

ngân sách ban hành 20/3/1996 và Luật sửa đổi bổ sung số 06/1998/QH10 năm 1998 và sau đó là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp. Sau 4 năm thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP, bên cạnh những tác động tích cực, thấy nổi lên một số vấn đề tồn tại cần tiếp tục sử lý như: Nghị định chỉ hạn chế những đơn vị sự nghiệp có thu, chưa phải tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ công. Nghị định chỉ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, chưa đề cập quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các mặt khác như: Tổ chức, bộ máy biên chế... do đó Nghị định

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 để bổ sung, thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP. - Thực hiện chủ trương định hướng của Nhà nước với mục tiêu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả góp phần đổi mới phương thức, chất lượng hoạt động đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị. Theo chủ trương đó ngay sau khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ra đời và thực hiện theo hướng dẫn của UBND tỉnh và Sở Tài chính, các cơ quan nhà nước. Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang đã họp và triển khai tập trung chỉ đạo yêu cầu các

đơn vị xây dựng đề xuất phương án trình các cơ quan Nhà nước cụ thể nhiệm vụ chính được triển khai ở một số khoa phòng như sau:

+ Các khoa phòng chuyên môn: Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập các ngành đào tạo, tham gia xây dựng chương trình đạo tạo, chương trình chi tiết, tài liệu và các phương pháp phục vụ đào tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

theo sự phân công của nhà trường. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy – học để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

+ Phòng Tổ chức cán bộ và Công tác học sinh sinh viên: Xây dựng phương án, quy hoạc, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hàng năm về công tác tổ chức nhân sự, đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức và triển khai thực hiện. Xây dựng quy chế, nội quy, quy định chế độ công tác của nhà trường trên cơ sở quy định của nhà nước, đề xuất và triển khai công tác quản lý cán bộ, viên chức người lao động thông qua các hoạt động tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, kiểm tra đánh giá khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm và các chính sách xã hội khác theo đúng quy định của pháp luật.

+ Phòng đào tạo: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn, ngắn han, hàng năm trong lĩnh vực đào tạo của trường. Xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, xây dựng kế hoạch tiến độ giảng dạy và học tập hàng năm.

+ Phòng Kế hoạch – Tài chính: Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, từng năm về công tác đầu tư phát triển của trường. Lập kế hoạch dự toán kinh phí hàng năm, hàng quý, tháng theo quy định của ngành tài chính. Lập kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kịp thời cho mọi hoạt động của nhà trường. Tổ chức thực hiện công tác thu và khai khác các nguồn thu, thực hiện phân phối sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí theo đúng chế độ chính sách và nguyên tắc tài chính. Xây dựng và rà soát sủa đổi bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ trước khi ban hành phải được đưa ra thảo luận dân chủ công khai tại trường và được ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn trường và lên phương án tăng thu, tiết kiệm chi trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn theo chế độ quy định được ban hành làm sao để đời sống của người lao động được cải thiện nhiều hơn cả về vật chất và tinh thần.

+ Phòng Hành chính – Quản trị: Ngoài việc thực hiện các chức năng như lưu trữ, bảo mật, quản lý bảo vệ tài sản công của nhà trường ... ngoài ra phải lên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

phương án tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu từ việc khai thác cơ sở vật chất của nhà trường như: căng tin, trông giữ xe và các dịch vụ khác.

+ Ban quản lý khu nội trú: Nhiệm vụ chính là tổ chức quản lý chỗ ở, sinh hoạt và học tập cho sinh viên nội trú đảm bảo an ninh trật tự vệ sinh, an toàn nhằm xây dựng khu nội trú thành môi trường giáo dục lành mạnh văn khóa để thu hút sinh viên đăng ký ở lại khu nội trú nhiều hơn nhằm tăng nguồn thu cho nhà trường. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị khu nội trú. Lập kế hoạch hàng năm về nhu cầu sử dụng, trang thiết bị mới, bổ sung sửa chữa trang thiết bị, nhà của và các công trình xây dựng khác để phục vụ cho công tác quản lý cũng như phục vụ cho sinh viên trong khu nội trú được tốt hơn.

+ Trung tâm thông tin và thư viện: Với chức năng và nhiệm vụ chính được xác định là tổ chức khai thác, thu thập, cung cấp các dịch vụ thông tin, cập nhật thường xuyên các thông tin tài liệu phục vụ người dạy và người học trong trường. Xây dựng các biện pháp tra cứu nhanh, lên phương án xây dựng kế hoạch và thực hiện quản lý và phát triển các hình thức dịch vụ như: Dịch vụ internet, in ấn và photocopy tài liệu phục vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên được tốt hơn để tăng nguồn thu cho nhà trường từ các loại hình dịch vụ trên.

Vậy với những mục tiêu và nhiệm vụ chính của các khoa, phòng, ban, trung tâm được và đến tháng 1/2008 nhà trường mới bắt đầu áp dụng Nghị định 43/2006/ NĐ-CP tại trường.

Tính đến thời điểm hiện nay trường Cao đẳng Ngô Gia Tự đã thực hiện tự chủ

theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của chính phủ gồm: - Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

Từ khi thực hiện chếđộ tự chủ theo Nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP đã thực sự tạo

điều kiện khuyến khích các trường cao đẳng, đại học công lập nói chung và trường Cao đẳng Ngô Gia Tự nói riêng thực hiện đa dạng hoá các hoạt động, khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ có trình độ cao, gắn kết giữa giáo dục đào tạo với NCKH và cung ứng dịch vụ tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

4.1.2 Việc triển khai thực hiện tự chủ trong đào tạo

Trước khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời thì trường có tên là trường Cao đẳng sư phạm Ngô Gia Tự Bắc Giang với ngành nghề đào tạo chính là cao

đẳng sư phạm đáp ứng nhu cầu giáo viên của tỉnh. Từ tháng 1/2008 nhà trường bắt đầu áp dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP và đổi tên là trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang chuyển từđào tạo chuyên về sư phạm sang đào tạo đa ngành

đa nghềđa lĩnh vực. Hoạt động đào tạo gồm các nội dung như: tuyển sinh; ngành

đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; phương pháp giảng dạy…tuyển sinh là một khâu quan trọng của quá trình đào tạo. Số lượng tuyển sinh phải trên cơ sở

nhu cầu học tập, nhu cầu nhân lực của xã hội, phụ thuộc vào năng lực về cơ sở

vật chất, đội ngũ giáo viên, tài chính, khả năng quản lý giảng dạy của từng trường. Những thông số này có thể thay đổi, biến động. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khó có thể có thông tin đầy đủ và chính xác về những vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta Bộ lại đang quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường. Nên chăng, Bộ trao quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường. Các trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, báo cáo Bộ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát chất lượng đào tạo. Về ngành đào tạo, quá trình để trường mở một ngành đào tạo mới mất nhiều thời gian, phức tạp, khó khăn và cũng thật khó tìm được lý do để giải thích cho việc một chuyên viên của Bộ có ý kiến quyết định ngành nào trường được mở thay cho cả Hội đồng khoa học của trường. Việc mở ngành đào tạo nào do trường quyết định giống như doanh nghiệp tự quyết định đầu tư sản xuất một sản phẩm mới.

4.1.2.1 Xây dựng các trương trình, các ngành đào tạo phù hợp yêu cầu xã hội

Trước các thách thức cơ hội trong giai đoạn mới, Đảng ủy và Ban Giám hiệu xác định nhiệm vụ đào tạo sư phạm vẫn là trọng tâm nhưng nhà trường sẽ

chuyển sang đào tạo đa ngành, bằng cách mở rộng thêm các ngành đào tạo ngoài sư phạm – các ngành mà xã hội có nhu cầu. Các ngành ngoài sư phạm với chỉ tiêu lớn sẽ giúp nhà trường giải quyết bài toán kinh phí đầu tư giảng dạy; tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên và giảng viên; khai thác tối đa nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn có cũng như phục vụ đào tạo nhân lực cho xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Theo định hướng phát triển giáo dục đã được xác định. Từ những năm 2006 - 2008, sau khi điều tra nắm bắt nhu cầu xã hội, nhà trường đã liên tục có các tờ trình và đề án xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở các ngành đào tạo sư phạm và ngoài sư phạm. Các ngành đào tạo của nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm trong các năm học qua được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1 Quy mô các ngành đào tạo của trường CĐNGTBG giai đoạn 2012-2014

TT Năm học Số lượng các ngành Các ngành sư phạm được mở thêm Các ngành ngoài sư phạm được mở thêm 1 2009-2010 5 Công nghệ, Giáo dục

công dân, Công tác đội

Tin học, Tiếng Anh, Thư viện – Thông tin

2 2010-2011 8

Tin học Kế toán, Quản trị KD, Thư

ký VP, Quản trị Văn phòng, Điện tử

3 2011-2012 3

Công nghệ Thiết bị Văn phòng, Hành chính Văn thư, Quản lý văn hóa, 4 2012-2013 4

Khoa học môi trường, Văn hóa du lịch, Cơ khí kỹ thuật và công nghệ,

Nguồn:Báo cáo Phòng đào tạo của trường năm 2013

Dựa vào bảng 4.1 ở trên ta thấy từ khi nhà trường thực hiện tự chủ, chỉ trong vòng 4 năm nhà trường đã tích cực đề xuất và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở tới 20 ngành đào tạo trong đó có 3 ngành đào tạo mới không thuộc các ngành Sư phạm truyền thống của nhà trường: Tin học, Công nghệ, Giáo dục công

dân - công tác đội và có tới 17 ngành ngoài sư phạm như: Kế toán,Văn thư...đáp ứng theo nhu cầu xã hội.

Quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, số

lượng học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào trường ngày càng đông và mở rộng ra phạm vi cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Trải qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày một tăng lên. Quy mô đào tạo của nhà trường năm 2013 – 2014 là trên 9.000 học sinh, sinh viên với 30 chuyên ngành thuộc các hệ Cao

đẳng, Trung cấp, Nghề và đào tạo Liên thông Trung cấp – Cao đẳng, liên kết đào tạo Liên thông Cao đẳng – Đại học, Đại học tại chức, Đại học từ xa. Nếu như những năm học đầu tiên khi nhà trường mới thành lập là 300 HSSV thì đến năm học 2014-2015, quy mô đào tạo tăng gấp trên 30 lần.

Cụ thể, quy mô đào tạo của nhà trường trong các năm học gần đây:

Bảng 4.2 Cơ cấu đào tạo của trường CĐNGTBG giai đoạn 2012-2014

Hệ đào tạo Năm học 2012-2013 (1) Năm học 2013-2014 (2) Năm học 2014-2015 (3) So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 56)