Bài học cho trường Cao đẳng Ngô GiaTự tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 48)

Từ các kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề tự chủ đại học ở các trường đại học lớn, uy tín trong nước và một số nước lớn trên thế giới về vấn đề có thể rút ra áp dụng cho trường Cao đẳng Ngô Gia Tự là:

Nâng cao thương hiệu của trường bằng các tiêu chí về chất lượng đào tạo, bộ máy nhân sự và tài chính, cơ sở vật chất và các nguồn lực đào tạo khác.

Đa dạng các ngành nghề đào tạo và chuyên sâu các ngành nghề là thế

mạnh của trường. Song song với việc phát triển những ngành nghề mới theo xu hướng của thời đại thì cần chú ý đến việc đầu tư những ngành truyền thống là thế mạnh của trường.nhằm đạt đến mục đích cơ bản nhất là nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục cao đẳng, đại học cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 - Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, trước hết cần làm thay đổi trong nhận thức của toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ tài chính, để làm được điều này cần sự thống nhất tổ chức chỉ đạo của Ban Giám hiệu phối hợp với các tổ chức Đảng, Công đoàn trong nhà trường nhằm tạo ra sự nhất trí cao trong toàn thể CBCC khi triển khai thực hiện Nghịđịnh của Chính phủ.

- Việc công khai tài chính được thực hiện thường xuyên, các vấn đề quản lý tài chính được bàn bạc công khai dân chủ trong nhà trường nhằm góp phần làm cho Nghịđịnh 43/NĐ-CP được phổ biến sâu rộng đến tất cả các đơn vị cũng như

toàn thể CBCC trong trường.

- Khai thác tối đa các lợi thế của nhà trường: cơ sở vật chất, trang thiết bị,

đội ngũ CBGV có trình độ...mở rộng các loại hình giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục qua

đó nâng cao thương hiệu, uy tín của nhà trường nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội, thu hút các nguồn lực đầu tưđể phát triển.

- Trong quản lý tài chính, quản lý tài sản theo cơ chế tự chủ tài chính cần hướng đến giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ,

đồng thời giao khoán kinh phí tương ứng cho từng cá nhân, đơn vị trong trường. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụđược giao trên cơ sởđó đánh giá, phân loại từng đơn vị cá nhân làm căn cứ thực hiện phân phối kết quả lao động theo chất lượng đầu ra, tránh phân phối theo chủ nghĩa bình quân, cao bằng.

- Quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục cần được giao đồng bộ bao gồm tự

chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như

phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu, v.v...; tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng; tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn NCKH, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 ngân sách, các nguồn tài chính của trường. Bởi vì các khía cạnh này liên quan chặt chẽ với nhau, nếu không có được quyền tự chủ trong mặt này thì quyền tự

chủở các mặt khác không thể phát huy đầy đủđược. Ví dụ như khi được giao tự

chủ về tài chính thì cần được giao quyền chủ động trong tuyển sinh, xây dựng mức thu học phí và các khoản thu, v.v...

Các quy định pháp lý về quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng cần được thống nhất, nhất quán để các trường có được quyền tự chủ

trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủđó.

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học nên thực hiện ở các nội dung vĩ mô, có tính chiến lược, ở các khâu chỉ đạo, huy động, điều phối và giám sát còn các khâu quản lý và tổ chức thực hiện nên giao cho các cơ sở giáo dục đại học chủđộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự

Ngày thành lập 06/1/1960 mang tên là trường Sư phạm trung cấp Bắc Giang. Năm 1981 trường được được công nhận là trường Cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học cả nước.

+ Tháng 8/1971, trường được nâng cấp lên hệ 10+3, mang tên Trường Sư

phạm 10+3 Hà Bắc.

+ Ngày 14/5/1981, Chính phủ ban hành Quyết định số 115/QĐ-TTg công nhận chính thức trường Sư phạm 10+3 Ngô Gia Tự Hà Bắc thành trường Cao

đẳng sư phạm Ngô Gia Tự Hà Bắc.

+ Tháng 8/1990, UBND tỉnh Hà Bắc ra quyết định sáp nhập 3 trường: Sư

phạm Mẫu giáo cô nuôi dạy trẻ + Sư phạm miền núi + Sư phạm 12+2 thành trường Trung học Sư phạm 12+2 Hà Bắc.

+ Ngày 01/9/1996, UNBD tỉnh Hà Bắc ra quyết định sáp nhập 2 trường: Trung học Sư phạm 12+2 Hà Bắc và Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Hà Bắc thành trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Hà Bắc.

+ Năm 1997, sau khi tái lập tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự

Hà Bắc đổi tên thành Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Bắc Giang. + Ngày 21 tháng 5 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số

3621/ QĐ-BGDĐT, đổi tên Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô GiaTự Bắc Giang thành Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang. Qua quá trình phát triển để phù hợp với thực tế năm 2008 trường đã được Bộ giáo dục và Đào tạo quyết định

chuyển đổi thành trường đa ngành có tên là trường Cao đẳng Ngô Gia Tự (chuyển từ đào tạo sư phạm sang đào tạo đa ngành nghề).

Hiện tại trường có 207 cán bộ giảng viên, có 9 khoa đào tạo và 9 phòng, ban, trung tâm trực thuộc gồm: Khoa Khoa học tự nhiên, Xã hội và Nhân văn, Khoa Kinh tế, Khoa Kỹ thuật công nghệ…..

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự đã đào tạo hơn 30 ngành Sư phạm và 10 ngành

cao đẳng ngoài sư phạm bao gồm: Tiếng Anh, Kế toán, Quản trị Văn phòng….

Quy mô đào tạo của trường năm 2009-2010 là 4.500 sinh viên các hệ đào tạo chính quy vừa làm vừa học.

Mở rộng đào tạo đa ngành – hướng tới phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.

Đào tạo sư phạm vẫn là trọng tâm nhưng nhà trường sẽ chuyển sang đào tạo đa ngành bằng cách mở thêm các ngành ngoài sư phạm – các ngành xã hội có nhu cầu. Các ngành ngoài sư phạm với chỉ tiêu lớn sẽ giúp nhà trường giải quyết được bài toán kinh phí đâu tư giảng dạy; tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên và giảng viên; khai thác tối đa nguôn lực và cơ sở vật chất sẵn có cũng như phục vụ đào tạo nhân lực cho xã hội.

Hướng phát triển của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự trong những năm tới đã được xác định là mở rộng đào tạo đa ngành, chuẩn bị kế hoạch mở rộng trường, từng bước xây dựng cơ sở vật chất để đủ điều kiện phát triển thành

trường Đại học Bắc Giang.

50 năm qua, nhà trường đã đào tạo được 5.700 giáo viên Mầm non, 22.500

giáo viên tiểu học, 32.000 giáo viên THCS; liên kết đào tạo trình độ đại học cho 1.300 giáo viên, bồi dưỡng thường xuyên 18.000 lượt giáo viên từ Mầm non đến THCS, bồi dưỡng 1.200 CBQL trường học...Với những thành tích trên nhà trường đã trở thành một trường đào tạo về lĩnh vực sư phạm có chất lượng cao về đội ngũ giáo viên. Tập thể Cán bộ giáo viên và sinh viên nhà trường đã luôn đoàn kết, sáng tạo không ngừng phấn đấu và đạt được những thành tích đáng tự hào:

+ Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường vừa giỏi về chuyên môm, vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó với sự nghiệp xây dựng và phát triển của nhà trường.Trong 207 biên chế có đã có 143 người có trình độ thạc sỹ và đang học thạch sỹ, nghiên cứu sinh chiếm 70 %

+ Nhà trường đã tranh thủ khai thác hiệu quả đầu tư của UBND tỉnh, của Bộ GD&ĐT và sự ủng hộ của các cấp các ngành, chính quyền và nhân dân nơi trường đóng. Hiện tại cơ sở vật chất của nhà trường tương đối hiện đại, lớp học, nhà làm việc,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

phòng thí nghiệm, ký túc xá ...đều là nhà kiên cố, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo yêu cầu của công tác dạy, học và nghiên cứu khoa học, nang cao chất lượng đào tạo. Trường đã được cấp thêm 7 ha đất và kinh phí để xây dựng trung tâm GDQP – AN.

Với những thành tích đã đạt được nhà trường đã được tặng thưởng nhiều bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo; được Thủ tướng Chính phủ tặng 3 bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2002 và Huân chương Lao động hạng nhì năm 2009....

+ Hằng năm, sinh viên tốt nghiệp từ nhà trường luôn được UBND tỉnh Bắc Giang ưu tiên trong việc tuyển chọn về công tác tại các trường Mầm non, tiểu học, THCS trong tỉnh.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc Giang nằm trong vùng trung du miền núi phía đông Bắc bộ nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc và đông bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía đông giáp với quảng Ninh, phía tây và tây bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương diện tích tự nhiên 3.849,7 km², dân số Bắc Giang trên 1,6 triệu người; gồm có 9 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và thành phố Bắc Giang với 229 xã, phường, thị trấn. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần

đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề

trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tếđều có sự

tăng trưởng. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11%. Năm 2013, tổng dân số toàn tỉnh là 1.605.075 người. Mật độ dân số bình quân là 416,9 người/km2, tập trung ở thành phố và các huyện trong tỉnh.

Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%, người Tày chiếm 2,6%, người sán Chay và người sán Dùi, mỗi dân tộc 1,6%, người Hoa 1,2%, người Dao 0,5%. Đây là tiềm năng về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 người lao động, tỉnh có kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, làng nghề thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả

nước tỉnh Bắc Giang đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ tỉnh đề ra, đã có sựđầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và tỉnh Bắc Giang với những chính sách cởi mở, kinh tế của tỉnh đang từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, cơ

cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của tỉnh

3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ

- Tên trường:

+ Tên tiếng Việt: Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang + Tên tiếng Anh: Ngo Gia Tu Bacgiang Training College + Tên viết tắt: Trường CĐ Ngô Gia Tự

- Cơ quan chủ quản: Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bắc Giang

- Địa chỉ: Km 5, đường 298, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang - Sốđiện thoại : 0240.3854.230

Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (Tiểu học và Trung học cơ sở);

đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ Cao đẳng; nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trường Cao Đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang đã đào tạo hơn 30 chuyên ngành Sư phạm và 10 ngành Cao đẳng ngoài sư phạm như: Tiếng Anh, Kế

toán, Quản trị văn phòng…Trường đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trình độ cao đẳng và đại học cho ngành giáo dục Bắc Giang. Nhà trường có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trịđã được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh Bắc Giang và của Thủ

tướng Chính phủ, được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và Huân chương Lao động hạng Nhì. Hiện nay trường đang tích cực chuẩn bị mọi mặt về đội ngũ và cơ sở vật chất để xây dựng trường thành trường Đại học Bắc Giang trong giai đoạn 2015 – 2020.

Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự là đơn vị sự nghiệp đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Có mục đích chính là đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non, có lòng yêu nghề gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng giáo dục, giảng dạy tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có hiểu biết cần thiết về văn thể mỹ, có năng lực tiếp cận với kiến thức và phương pháp dạy tiên tiến đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục của tỉnh và các trong hệ thống giáo dục quốc gia.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện luận văn là điều tra thu thập số liệu và thông tin cần thiết, tổng hợp phân tổ số liệu và thông tin, phân tích số liệu thống kê để rút ra các kết luận. Trong đó phương pháp phân tích, mà đặc biệt là phân tích các chỉ số được sử dụng nhiều nhất.

Thông tin và số liệu thu thập dựa trên hệ thống lưu trữ hồ sơ của Trường

Cao đẳng Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Giang. Số liệu có từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là phòng Kế hoạch -Tài chính cung cấp.

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan tới đề tài.

Thu thập thông qua các loại báo cáo tại đơn vị qua các gia đoạn, thông

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 48)