Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 115)

Mục đích chủ yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những

đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107

4.4.3.1 Hoàn thiện quyền tự chủ và tự chiu trách nhiệm hoạt động đào tạo

Nhằm hoàn thiện các quy định, quy trình liên quan đến phân cấp, quản lý đào tạo để tiếp nhận và thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trong tổ chức đào tạo, các trường đại học, cao đẳng nói chung và trường Cao

đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang cần triển khai các nội dung cụ thể như sau:

- Tự chủ và trách nhiệm xã hội về kế hoạch đào tạo: Để khắc phục tình trạng các trường mở rộng quy mô quá lớn so với các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và để nhà trường có điều kiện ổn định và đầu tư phát triển, phải tạo hành lang pháp lý để căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng, nhà trường được Nhà nước giao nhiệm vụđào tạo theo một chỉ tiêu đào tạo và giữổn định.

Bộ GD&ĐT cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể để trường căn cứ vào đó thực hiện, tránh tình trạng các trường tuyển sinh vượt quá kế hoạch, chỉ tiêu cho phép. Tiến tới xóa bỏ cơ chế chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh, trường chủđộng tuyển sinh theo khả năng đào tạo của mình và nhu cầu thị trường lao động.

- Tự chủ và trách nhiệm xã hội trong công tác tuyển sinh: Nhà nươc nên giao cho quyền tự chủ cho trường về công tác tuyển sinh

Tiêu chuẩn tuyển sinh: Đã được quy định thông qua các quy định của quy chế

tuyển sinh và xét duyệt điểm chuẩn cho từng trường.

Khu vực tuyển sinh: Cần cho phép mở rộng khu vực tuyển sinh một khi đã đa dạng hóa các ngành nghềđào tạo.

Phương thức tuyển sinh: Việc áp dụng hình thức tuyển sinh khác với thông lệ

là lấy điểm thi của 3 môn làm điểm chuẩn hiện đang còn chịu sự quản lý của nhà nước. Nên giao quyền tự chọn hình thức thi cho trường để nhà trường tự chịu trách nhiệm về kết quả tuyển sinh của mình.

- Tự chủ và trách nhiệm xã hội về chương trình đào tạo: Các trường căn cứ

vào đặc điểm của mình có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo theo khung chương trình quy định, vừa đảm bảo chất lượng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, vừa thể hiện được thế mạnh chuyên môn của từng trường.

Tiếp tục đầu tưđể mở các ngành theo hướng đa dạng hóa các ngành nghềđào tạo, đảm bảo nội dung chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT, tiếp cận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108 chương trình một số trường đại học quốc tế. Mặt khác, trong bối cảnh một số

trường chưa có khả năng xây dựng giáo trình, tài liệu thì cơ quan quản lý có thể

cho phép trường chủđộng nhập các giáo trình tài liệu chuyên môn từ các trường, các nước tiên tiến trên thế giới để về giảng dạy, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về nội dung của các giáo trình, tài liệu đó.

- Tự chủ và trách nhiệm xã hội trong tổ chức đào tạo: Các hình thức đào tạo: Chính quy, chính quy không tập trung, vừa học vừa làm, từ xa, tự học có hướng dẫn, bồi dưỡng, bổ túc và các hình thức đào tạo khác.Tuy nhiên không phải trường nào cũng được mở đầy đủ các loại hình này mà phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép. Điều này có thể dẫn tới cơ chế xin – cho trong quản lý hành chính. Đây là vấn đề hạn chế trong quyền tự chủ của nhà trường, dẫn đến hạn chế hiệu quả và hiệu suất của các cơ sởđào tạo, không khai thác và phát huy hết tiềm năng của các nguồn lực này sẵn có và tạo nguồn lực mới cho cơ sở đào tạo. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước chỉ đề ra chuẩn cho các loại hình đào tạo (về nhân lực, cơ sở vật chất, quy chếđào tạo) còn để cho các trường tự tổ chức đào tạo theo chuẩn ban hành trên tinh thần chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả.

Phương thức đào tạo: Đào tạo niên chế là phương thức phổ biến đại trà ở

nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây một số trường đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, liên kết đào tạo, đào tạo chuyển đổi là những loại hình đang

được hình thành và nhân rộng theo sự quản lý của nhà nước. Các ngành nghềđào tạo: Theo khối ngành, theo lĩnh vực được quản lý chặt chẽ qua một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật – từ danh mục ngành đào tạo đến các thủ tục xây dựng hồ sơ mở ngành và phải xin được sự cho phép của các cơ quan quản lý nhà nước. Nên chỉ quy định khung thời lượng và trình độ của các môn học để các trường tự xây dựng và tổ chức đào tạo.

- Tự chủ và trách nhiệm xã hội về giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn thực hành: Cần có quy định thống nhất về giảng dạy và nghiên cứu, trên cơ sở đó từng trường có các văn bản quy định riêng của mình, chủ yếu là các tiêu chuẩn thi đua để bình chọn các danh hiệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109 Quản lý giảng dạy: Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng chưa thực sự là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.

Quản lý nghiên cứu khoa học (NCKH): Còn chưa kết hợp chặt chẽ với giảng dạy, chưa được coi là một phương pháp giảng dạy đại học và kết quả NCKH cũng chưa được coi là một thành tích học tập tích lũy.

Quản lý thực hành, thực tập: Chưa đảm bảo chất lượng thực hành, thực tập do cơ sở vật chất không đổi mới kịp với những thay đổi của chương trình giáo dục

đại học, cao đẳng.

Do vậy, Nhà nước cần giao cho nhà trường quyền tự chủ trong việc xác định cách thức quản lý giảng dạy, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành thực tập sao cho phù hợp với điều kiện và ngành nghề từng trường

4.4.3.2 Hoàn thiện công tác về tuyển dụng, bố trí xắp xếp bộ máy biên chế

Quyền tự chủ của các trường đại học, cao đẳng trong quản lý đội ngũ thể hiện

ở sự tự do tuyển chọn, bố trí giảng viên và cán bộ vào các vị trí lao động cần thiết. Các cơ sởđại học, cao đẳng còn có quyền tự chủ trong việc xác định các

điều kiện cho cán bộ và đặc biệt giảng viên làm việc thuận lợi. Các giảng viên có quyền tham gia các công việc khác trong và ngoài nhà trường để tạo thêm thu nhập. Nhà nước có quyền quy định mức lương tối thiểu cho đội ngũ giảng viên có trình độ cao trên phạm vi quốc gia. Nhiều nước hiện đang sử dụng chếđộ trả

lương theo kết quả công việc nhằm khuyến khích những người làm việc đạt kết quả công việc cao. Quyền tự chủ trong quản lý đội ngũ là điều kiện để nhà trường đại học thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ vủa mình.

Sự phát triển của một đơn vịđược nhìn thấy ở 2 điểm: Sự xây dựng cơ sở vật chất đủ mạnh và phát triển đội ngũ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ sở vật chất thôi chưa đủ làm nên uy tín của một tổ chức, nhất là đối với một trường đại học, cao

đẳng. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ mạnh- đủ về số lượng, khỏe về chất lượng. Có như vậy, nhà trường mới tự chủ được. Chủ trương của các trường trong xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên là: tận dụng tối đa trình độ chuyên môn cao của những giảng viên có trình độ, có học hàm học vịđang công tác tại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110 các trường; đồng thời nhanh chóng tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu trẻ. Để thực hiện tốt việc tự chủ trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp bộ

máy biên chế nhà trường cần xây dựng, công bố và thực hiện tiêu chuẩn cán bộ

quản lý và viên chức, quy chế tuyển dụng, việc làm, đề bạt cán bộ quản lý và giảng viên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và giảng viên.Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả. Nhà trường cần thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban

4.4.3.4 Hoàn thiện công tác thực hiện tự chủ tài chính.

a) Hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tài chính:

- Các giải pháp về tạo lập và huy động nguồn kinh phí: Như phân tích thực trạng nguồn tài chính huy động của trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang hiện nay cho thấy, nguồn tài chính duy trì hoạt động của nhà trường chủ yếu từ NSNN cấp chi thường xuyên và thu học phí, lệ phí của người học, trong đó học phí, lệ

phí hệ VHVL chiếm tỷ trọng cao, học phí, lệ phí hệ chính quy đang có chiều hướng giảm, tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh hệ VHVL đang được nhà nước thắt chặt bằng việc ban hành Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 hạn chế tuyển sinh viên mới tốt nghiệp, nên trong một vài năm tới chắc chắn nguồn thu từ hệ VHVL sẽ giảm sút đáng kể. Các nguồn tài chính khác từ bản thân các hoạt động của nhà trường như thu từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học và nguồn thu từđóng góp của xã hội như thu từđóng góp của cựu sinh viên, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước còn chiếm tỷ

trọng khá thấp. Đây là những khó khăn rất lớn trong việc nuôi dưỡng nguồn thu phục vụ mục tiêu phát triển. Để đảm bảo các nguồn lực tài chính phát triển theo hướng bền vững trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang cần phải thực hiện

đồng bộ các giải pháp sau:

+ Tranh thủ nguồn thu từ NSNN: Ngoài nguồn NSNN cấp chi thường xuyên hàng năm, nhà trường cần tích cực tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố, các chương trình mục tiêu quốc gia về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111 thế giới…nhằm tranh thủ nguồn kinh phí thực hiện nâng cao trình độ CBGV, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường.

+ Nguồn thu học phí, lệ phí: Ngoài việc thực hiện thu học phí, lệ phí theo quy

định nhà nước. Nhà trường cần phải thực hiện mở nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến và thực hiện thu học phí cao tương xứng với chất lượng đào tạo trên cơ sở công khai về chất lượng đào tạo và tài chính để người học chấp nhận và xã hội biết, giám sát. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện đa dạng hoá và mở rộng các hình thức đào tạo, thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước nhưđào tạo tại chức, từ xa, liên thông ….

+ Nguồn thu khác: Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự cần tiếp tục tăng cường mở

rộng các hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhằm tăng nguồn tài chính cho nhà trường. Muốn vậy, nhà trường cần phải có các biện pháp, đặc biệt dành nguồn tài chính thích hợp đẩy mạnh hoạt động PR(Public Relatiens – Quan hệ công chúng) nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhà trường tới người học trên các website, phương tiện thông tin đại chúng; quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong tìm kiếm nguồn thu cho đơn vị... đồng thời kết hợp các biện pháp xúc tiến việc làm (thành lập Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ sinh viên với sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp...). Từ đó tăng cường xã hội hoá các nguồn lực phục vụ sự nghiệp giáo dục, thu hút các khoản đóng góp từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tài trợ cho trường.

Mở rộng, quản lý chặt chẽ, khai thác triệt để các dịch vụ phục vụ người học như: dịch vụ căng tin; dịch vụ trông giữ xe; dịch vụ tại trung tâm thư viện và học liệu; củng cố và phát triển khu nội trú.

- Các giải pháp về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí

Thực hiện các giải pháp đổi mới trong công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính cần đổi mới cơ cấu chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi hoạt động thường xuyên của nhà trường là chi cho con người. Do đó, nhà trường cần phải sắp xếp tổ chức lại bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112 máy, biên chế và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương, tiền công; tiết kiệm những khoản chi hành chính; nâng cao tỷ trọng nội dung chi trực tiếp cho giảng dạy, học tập, NCKH và tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo đại học. Muốn vậy cần thực hiện các giải pháp như sau:

+ Thực hiện điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng nâng dần tỷ trọng chi cho công tác trực tiếp giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường. Việc phân bổ tài chính nên chú ý đến các hoạt động chính của trường, ví dụ phần kinh phí dành cho hoạt động giảng dạy, hoạt động thường xuyên nên đóng vai trò cơ

bản nhất (chiếm tỷ lệ khoảng 60-70% tổng kinh phí chi nghiệp vụ chuyên môn); Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học khoảng dưới 30%. Cơ chế phân bổ kinh phí cho hoạt động giảng dạy nên áp dụng linh hoạt theo xu hướng đổi mới, có cạnh tranh để tăng cường hiệu quả

Quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị nên cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp. Đồng thời, có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức và phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Thực hiện xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi cho các đơn vị trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các đơn vị

mở rộng hoạt động tăng nguồn thu.

+ Triệt để thực hiện tiết kiệm các khoản chi về quản lý hành chính như : điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí… hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị không cần thiết.

Bên cạnh đó cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đồng thời có những hành động tiết kiệm cụ

thể như tắt thiết bịđiện khi không sử dụng, tái sử dụng giấy in một mặt, sử dụng tiết kiệm đối với các loại văn phòng phẩm khác…Cần có hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể thực hành tiết kiệm, xây dựng những hình mẫu về tiết kiệm để mọi người trong đơn vị cùng học tập và làm theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)