Việc triển khai thực hiện tự chủ trong đào tạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 61)

Trước khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời thì trường có tên là trường Cao đẳng sư phạm Ngô Gia Tự Bắc Giang với ngành nghề đào tạo chính là cao

đẳng sư phạm đáp ứng nhu cầu giáo viên của tỉnh. Từ tháng 1/2008 nhà trường bắt đầu áp dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP và đổi tên là trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang chuyển từđào tạo chuyên về sư phạm sang đào tạo đa ngành

đa nghềđa lĩnh vực. Hoạt động đào tạo gồm các nội dung như: tuyển sinh; ngành

đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; phương pháp giảng dạy…tuyển sinh là một khâu quan trọng của quá trình đào tạo. Số lượng tuyển sinh phải trên cơ sở

nhu cầu học tập, nhu cầu nhân lực của xã hội, phụ thuộc vào năng lực về cơ sở

vật chất, đội ngũ giáo viên, tài chính, khả năng quản lý giảng dạy của từng trường. Những thông số này có thể thay đổi, biến động. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khó có thể có thông tin đầy đủ và chính xác về những vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta Bộ lại đang quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường. Nên chăng, Bộ trao quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường. Các trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, báo cáo Bộ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát chất lượng đào tạo. Về ngành đào tạo, quá trình để trường mở một ngành đào tạo mới mất nhiều thời gian, phức tạp, khó khăn và cũng thật khó tìm được lý do để giải thích cho việc một chuyên viên của Bộ có ý kiến quyết định ngành nào trường được mở thay cho cả Hội đồng khoa học của trường. Việc mở ngành đào tạo nào do trường quyết định giống như doanh nghiệp tự quyết định đầu tư sản xuất một sản phẩm mới.

4.1.2.1 Xây dựng các trương trình, các ngành đào tạo phù hợp yêu cầu xã hội

Trước các thách thức cơ hội trong giai đoạn mới, Đảng ủy và Ban Giám hiệu xác định nhiệm vụ đào tạo sư phạm vẫn là trọng tâm nhưng nhà trường sẽ

chuyển sang đào tạo đa ngành, bằng cách mở rộng thêm các ngành đào tạo ngoài sư phạm – các ngành mà xã hội có nhu cầu. Các ngành ngoài sư phạm với chỉ tiêu lớn sẽ giúp nhà trường giải quyết bài toán kinh phí đầu tư giảng dạy; tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên và giảng viên; khai thác tối đa nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn có cũng như phục vụ đào tạo nhân lực cho xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Theo định hướng phát triển giáo dục đã được xác định. Từ những năm 2006 - 2008, sau khi điều tra nắm bắt nhu cầu xã hội, nhà trường đã liên tục có các tờ trình và đề án xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở các ngành đào tạo sư phạm và ngoài sư phạm. Các ngành đào tạo của nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm trong các năm học qua được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1 Quy mô các ngành đào tạo của trường CĐNGTBG giai đoạn 2012-2014

TT Năm học Số lượng các ngành Các ngành sư phạm được mở thêm Các ngành ngoài sư phạm được mở thêm 1 2009-2010 5 Công nghệ, Giáo dục

công dân, Công tác đội

Tin học, Tiếng Anh, Thư viện – Thông tin

2 2010-2011 8

Tin học Kế toán, Quản trị KD, Thư

ký VP, Quản trị Văn phòng, Điện tử

3 2011-2012 3

Công nghệ Thiết bị Văn phòng, Hành chính Văn thư, Quản lý văn hóa, 4 2012-2013 4

Khoa học môi trường, Văn hóa du lịch, Cơ khí kỹ thuật và công nghệ,

Nguồn:Báo cáo Phòng đào tạo của trường năm 2013

Dựa vào bảng 4.1 ở trên ta thấy từ khi nhà trường thực hiện tự chủ, chỉ trong vòng 4 năm nhà trường đã tích cực đề xuất và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở tới 20 ngành đào tạo trong đó có 3 ngành đào tạo mới không thuộc các ngành Sư phạm truyền thống của nhà trường: Tin học, Công nghệ, Giáo dục công

dân - công tác đội và có tới 17 ngành ngoài sư phạm như: Kế toán,Văn thư...đáp ứng theo nhu cầu xã hội.

Quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, số

lượng học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào trường ngày càng đông và mở rộng ra phạm vi cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Trải qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày một tăng lên. Quy mô đào tạo của nhà trường năm 2013 – 2014 là trên 9.000 học sinh, sinh viên với 30 chuyên ngành thuộc các hệ Cao

đẳng, Trung cấp, Nghề và đào tạo Liên thông Trung cấp – Cao đẳng, liên kết đào tạo Liên thông Cao đẳng – Đại học, Đại học tại chức, Đại học từ xa. Nếu như những năm học đầu tiên khi nhà trường mới thành lập là 300 HSSV thì đến năm học 2014-2015, quy mô đào tạo tăng gấp trên 30 lần.

Cụ thể, quy mô đào tạo của nhà trường trong các năm học gần đây:

Bảng 4.2 Cơ cấu đào tạo của trường CĐNGTBG giai đoạn 2012-2014

Hệ đào tạo Năm học 2012-2013 (1) Năm học 2013-2014 (2) Năm học 2014-2015 (3) So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) (2)/(1) (3)/(2) Bình quân Cao đẳng 3.063 46,76 4.489 49,88 4.994 47,16 106,67 94,5 100,61 Trung cấp 1.841 28,09 2.217 24,63 2.706 25,54 120,42 103,69 112,05 Nghề 250 3,8 0 - - - - - Bồi dưỡng 50 0,76 300 3,33 - 0 438 - -

Liên kết đào tạo 1.350 20,59 1.994 22,16 2.894 27,3 107,6 123,19 115,40 Tổng cộng 6.554 100 9.000 100 10.594 100 137,32 117,71 125,02

Nguồn: Báo cáo Phòng đào tạo của trường năm 2014

Như vậy việc áp dụng Nghị định 43/2006/ NĐ-CP đã giúp nhà trường khẳng định được vị trí và vai trò và thế mạnh của trường không chỉ là cơ sở đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng mà được đánh giá rất cao ở tất cả các ngành nghề, các bậc học nhất là trong giai đoạn 2012 - 2014, quy mô đào tạo nhà trường tăng nhanh hằng năm, bình quân tăng 1,1 – 1,3%. Năm học 2012-2013, quy mô HSSV là 6.554, tỷ lệ tăng so với năm trước là 20%.

Với tốc độ phát triển, quy mô đào tạo như vậy đến giai đoạn năm 2011-2015 Nhà trường dự tính sẽ đạt mức quy mô ổn định khoảng 8000-10.000 HSSV; giai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

đoạn sau năm học 2015-2016 đến 2020 sẽ đạt mức quy mô ổn định khoảng 15.000-20.000 học sinh, sinh viên.

4.1.2.2 Tuyển sinh và liên kết đào tạo

Trong những năm gần đây, nhà trường đã đồng thời mở rộng quy mô đào tạo đối với cả hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm. Nắm bắt nhu cầu học tập của cán bộ, giáo viên trong tỉnh, nhà trường đã đề xuất với UBND tỉnh và liên kết với các trường đại học có chất lượng giảng dạy tốt: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Thể dục- Thể

thao... để mở các lớp đại học thuộc nhiều chuyên ngành: Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Văn học ... và được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.3 Bảng số lượng sinh viên hệ vừa học vừa làm và liên kết đào tạo của trường CĐNGTBG giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Số lượng (người) So sánh (%) Năm học 2012- 2013(1) Năm học 2013- 2014 (2) Năm học 2014- 2015 (3) (2)/(1) (3)/(2) BQ

Sinh viên hệ vừa học vừa làm

326 432 529 132,52 122,45 127,49

Sinh viên hệ liên kết đào tạo

1.350 1.994 2.894 147,7 145,1 146,4

Nguồn: báo cáo của Phòng đào tạo của trường năm 2014

Dự vào bảng 4.3 ta nhận thấy số lượng sinh viên hệ vừa học vừa làm và sinh viên hệ liên kết đào tạo có xu hướng tăng mạnh và duy trì ổn định từ năm học 2012-2013 đến năm học 2013-2015 tỷ lệ tăng bình quân là 127,49% và 146,4 %. Do nhà trường đã biết cách khai thác những nguồn lực sẵn có như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên…và khai thác được nhu cầu muốn nâng cao trình độ chuyên môn của các học viên và thời gian học tập của họ để nhà trường sắp xếp tổ chức các lớp học phù hợp (người học có thể học vào thứ 7 và CN hàng tuần, vào các buổi tối ngoài giờ hành chính...). Đặc biệt trong những năm gần đây nhà trường đã nắm bắt được nhu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non trong tỉnh chủ yếu là trình độ sơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

cấp chưa đạt chuẩn chất lượng để giảng dạy và để tạo điều kiện cho người học đi lại thuận lợi nhà trường đã mở các lớp học ở các huyện để tối ưu hóa số lượng người học đồng thời cũng tạo điều kiện cho giảng viên nhà trường tăng thu nhập và tăng nguồn thu cho nhà trường và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4 Bảng số lượng sinh viên hệ vùa học vừa làm được đào tạo tại các huyện của trường CĐNGTBG trong giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Số lượng (người) So sánh (%) Năm học 2012- 2013(1) Năm học 2013- 2014 (2) Năm học 2014-2015 (3) (2)/(1) (3)/(2) BQ Trung cấp 230 350 430 152,17 122,8 137,5 Cao đẳng 380 420 450 159,6 107,1 133,4

Nguồn: Báo cáo Phòng đào tạo của trường các năm 2014

Từ bảng 4.4 ta thấy số lượng người học để nâng cao trình độ ở các địa phương đang có xu hướng tăng lên điều đó chứng tỏ việc mở rộng mô hình liên kết đào tạo với các địa phương đem lại rất hiệu quả .

Bảng 4.5 Bảng số lượng sinh viên tuyển mới các năm của trường CĐNGTBG giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu Số lượng (người) So sánh (%) Năm học 2012- 2013 (1) Năm học 2013- 2014(2) Năm học 2014- 2015 (3) (2)/(1) (3)/(2) BQ SV không phải đóng học phí 399 1.115 507 279,4 45,5 162,5 SV phải đóng học phí 1400 1.510 1.680 107,9 111,3 109,6

Nguồn: Phòng đào tạo của trường các năm 2012,2013,2014

Từ bảng 4.5 tổng hợp số lượng sinh viên từ năm 2012 đến năm 2014 ta thấy số lượng sinh viên phải đóng học phí được tuyển dụng ngày càng tăng và có xu hướng ổn định còn số lượng sinh viên sư phạm không phải đóng học phí năm 2013-2014 tăng lên 279,4% so với năm 2012 -2013 là do nắm bắt được nhu cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

của tỉnh là thiếu chỉ tiêu biên chế cho ngành sư phạm mầm non nên nhà trường đã xin thêm chỉ tiêu tuyển sinh không ngừng mở thêm các lớp đào tạo mầm non phục vụ nhu cầu của người học và nhu cầu tuyển dụng biên chế của tỉnh. Chỉ riêng năm học 2013-2014 nhà trường đã tuyển thêm được 640 chỉ tiêu trung cấp Mầm non đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)