Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện tự chủ theo tinh thần Nghị

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 37)

43/2006/NĐ-CP của Chính phủ

a) Các yếu tố thuộc về quản lý nhà nước

- Hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước: Mọi hoạt động hay hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu đều phải tuân theo Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của nhà nước có liên quan. Để từđó có thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và thực hiện tốt vai trò của các đơn vị sự nghiệp có thu đối với đời sống xã hội.

Với đặc điểm cơ bản như trên thì chếđộ tài chính áp dụng đối với đơn vị

sự nghiệp là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thông tư do nhà nước ban hành quy định về quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp, các nguồn thu được tạo ra trong quá trình hoạt động sự nghiệp.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn không ít khó khăn, hiện nay Nhà nước ta vẫn chưa có được hệ thống văn bản pháp lý cụ thể và đầy đủ hướng dẫn về tự chủ nói chung và tự chủ về quản lý tài chính nói riêng của các đơn vị sự nghiệp công lập, các quy định vẫn lỏng lẻo, một số văn bản thì chồng chéo, không rõ ràng nên cơ

chế tự chủ của các trường này vẫn còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

phải kể đến những yếu tố ảnh hưởng khác như: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

b) Các yếu tố thuộc vềđơn vị thực hiện cơ chế tự chủ - Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị

Theo điều 31chương IV Nghị định 43/2006/ NĐ-CP có nêu: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị

Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do một

đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đơn vị.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.

Trong đó, môi trường kiểm soát là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của lãnh đạo đơn vị đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong

đơn vị. Hệ thống kế toán là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà

đơn vị áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm soát là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị.

Trong một đơn vị sự nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính được thuận lợi rất nhiều. Nó đảm bảo cho công tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mức, hệ thống kế toán

được vận hành có hiệu quả, đúng chếđộ quy định, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát

được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, giúp đơn vị phát hiện kịp thời mọi sai sót, ngăn chặn hữu hiệu hành vi gian lận trong công tác tài chính.

Hệ thống kiểm soát nội bộ không thểđảm bảo phát huy được toàn diện tác dụng của nó vì một hệ thống kiểm soát nội bộ dù hữu hiệu tới đâu vẫn có những hạn chế tiềm tàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

- Quy chế chi tiêu nội bộ

Theo tài liệu hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp thực hiện theo chế độ tự chủ ban hành kèm theo Thông tư 71/2006/ TT- BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài Chính quy định về quy chế chi tiêu nội bộ như sau:

Quy chế chi tiêu nội bộ là bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị sự nghiệp có

thu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

Quy chế chi tiêu nội bộ được dân chủ, công khai trong đơn vị sự nghiệp, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị.

Quy chế chi tiêu nội bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy

định. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả

nguồn lực tài chính. Thông qua quy chế chi tiêu hội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất, tiết kiệm và hợp lý trong toàn đơn vị.

Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế

và tài chính, các trường đại học công lập tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi.

+ Mục đích của xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là:

Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị.

Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viêc chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu nhập, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.

- Trình độ cán bộ quản lý

Cán bộ luôn được coi là gốc rễ của mọi vấn đề. Trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ quyết định sự thành công hay thất bại của hầu hết mọi chính sách, chương trình. Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin đểđề ra quyết định quản lý. Trình

độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý, do đó, nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng.

Đối với cơ quan quản lý cấp trên, đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất tốt, sẽ có những chiến lược quản lý tài chính tốt, hệ thống biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu, xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả…

Đối với các đơn vị cơ sở, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác đểđưa công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Ngược lại, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm quản lý, hạn chế về

chuyên môn sẽ dẫn đến công tác quản lý tài chính lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, làm cản trởđến các hoạt động khác của đơn vị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện tự chủ theo nghị định số 432006nđ cp của chính phủ tại trường cao đẳng ngô gia tự tỉnh bắc giang (Trang 37)