Hỗ trợ phát triển hoạt động du lịch để tăng cường quảng bá sản phẩm đến du khách nước ngoà

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 76)

4. Một số đề xuất giải pháp, kiến nghị

4.2.1. Hỗ trợ phát triển hoạt động du lịch để tăng cường quảng bá sản phẩm đến du khách nước ngoà

đến du khách nước ngoài

Hoạt động du lịch ở làng nghề đã được quan tâm và phát triển từ vài năm trước. Nhưng các du khách tới đây chủ yếu mới là người Việt. Hằng năm lượng du khách tới Việt Nam thường rất lớn. Đây là cơ hội để quảng bá sản phẩm gốm mỹ nghệ của Bát Tràng ra thế giới.

Biểu đồ IV.4.1. Thể hiện lượng khách du lịch tới Việt Nam (triệu lượt người) qua các năm

Khách quốc tế đến nước ta năm 2011 ước tính đạt 6014 nghìn lượt người, tăng 19,1% so với năm trước. Trong đó du khách tới Hà Nội chiếm khoảng gần 21,2% vì các mục đích khác nhau. Nhưng vẫn chưa nhiều du khách ghé thăm làng nghề này. Bởi sức hút của làng nghề chưa đủ lớn. Phần lớn, các du khách quốc tế tới thăm Bát Tràng đều mua đồ lưu niệm mang về. Chính bởi vậy, nếu có chiến lược hợp lý, quảng bá du lịch cũng là một công cụ xúc tiến thương mại hiệu quả. Có thêm cơ hội để giới thiệu về lịch sử hình thành của làng gốm, và mang sản phẩm gốm mỹ nghệ của Bát Tràng ra thị trường quốc tế. Cũng có rất nhiều khách du lịch, khi đã mua sản phẩm gốm của Bát Tràng, thời gian về nước họ tiếp tục gửi đơn đặt hàng để mua các lô hàng khác.

Vì vậy, việc thúc đẩy hoạt động du lịch ở làng nghề là rất quan trọng. Chính quyền địa phương nên quy hoạch phát triển làng nghề Bát Tràng thành một điểm du lịch hấp dẫn. Có sự kết hợp giữa du lịch chợ gốm với các địa danh nổi tiếng khác của địa phương.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w