Nâng cao chất lượng tay nghề của các nghệ nhân.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 75)

4. Một số đề xuất giải pháp, kiến nghị

4.1.4.Nâng cao chất lượng tay nghề của các nghệ nhân.

Một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định tới sự thành công của gốm mỹ nghệ Bát Tràng, không phải là nguyên liệu, cũng không phải là công nghệ nung hay lớp men phủ mà chính là “bàn tay, khối óc con người”. Từ xưa tới nay sản phẩm gốm mỹ nghệ của Bát Tràng tồn tại được, tạo được sự khác biệt được so với các sản phẩm nội địa khác là nhờ sự tài hoa của những nghệ nhân Bát Tràng. Bí quyết làm gốm được truyền từ đời này sang đang khác và tạo ra những sản phẩm gốm mỹ nghệ như ngày nay. Nhưng các nghệ nhân làng gốm mới chỉ là “khéo tay” chứ không hẳn là những nhà thiết kế giỏi. Có lẽ vì vậy mà khi bước vào thị trường thế giới, sản phẩm gốm sứ của Bát Tràng có phần đuối sức cạnh tranh so với mặt hàng cùng loại của nhiều nước bạn. Mà qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, Bát Tràng bộc lộ một số yếu điểm buộc người ta phải nghi ngờ về tính bền vững của làng nghề này. Nếu chỉ đơn thuần mất đơn đặt hàng do khủng hoảng kinh tế thì không có gì đáng phải bàn, cái cần bàn ở đây là khi mất đơn đặt hàng, các cơ sở sản xuất ở Bát Tràng cũng mất luôn cơ hội có được mẫu sản xuất mới, vì lâu nay bạn hàng nước ngoài khi đặt hàng luôn đưa theo thiết kế mẫu của họ cho DN ở Bát Tràng thực hiện – Như vậy, bạn hàng nước ngoài chỉ cần nguyên liệu, sự khéo tay, trình độ nung gốm sứ của người Bát Tràng chứ họ không để ý đến mẫu mã đã có ở đây từ lâu đời.

Các xưởng gốm nhỏ phần lớn không tự đưa ra các mẫu mã mới của mình mà đi sao chép ý tưởng của nhà khác. Chính vì vậy đến các xưởng gốm mỹ

nghệ và đi thăm các gian hàng ở chợ Bát Tràng thì thấy các mặt hàng thường có kiểu dáng, màu sắc gần giống nhau, không có sự khác biệt nhiều.

Chính bởi vậy, việc hỗ trợ thành lập các trung tâm chuyên thiết kế mẫu và đào tạo các nghệ nhân là việc rất cần thiết. Cùng với đó, trung tâm thiết kế mẫu cũng phải đủ khả năng để dự đoán trước được xu thế mẫu mã, hoa văn mà khách hàng sẽ ưa chuộng trong một hai năm tới. Có như vậy thì các DN hay cơ sở sản xuất gốm sứ ở đây mới thật sự chủ động và yên tâm sản xuất, không lo sản phẩm mình làm ra chưa kịp tiêu thụ đã bị lỗi “mốt”.

Ngoài ra, cũng cần có sự quan tâm đúng mức đến việc bảo tồn và phát triển tay nghề của các nghệ nhân trong làng. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi và lễ tôn vinh những nghệ nhân có đóng góp cho sự phát triển của gốm mỹ nghệ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 75)