sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng
Sử dụng mô hình SWOT và BCG để chỉ ra hiện trạng của năng lực cạnh tranh
2.1. Phân tích SWOT về sản phẩm đồ gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng2.1.1. Điểm mạnh (S): 2.1.1. Điểm mạnh (S):
S 1 Thương hiệu: gốm sứ Bát Tràng đã có từ lâu đời và đang tìm được chỗ
đứng trên một số thị trường xuất khẩu.
S 2 Giá trị văn hóa, sự khác biệt kết tinh trong sản phẩm: sản phẩm mang
tính dân tộc độc đáo, riêng có ở Việt Nam, rất tinh tế, đa dạng về loại men, mẫu mã, chủng loại.
S 3 Chất lượng sản phẩm: sản phẩm được đánh giá là có chất lượng cao hơn
các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
S 4 Phương pháp sản xuất: sản xuất thủ công, tính độc nhất, mang nghệ
thuật riêng biệt của làng nghề truyền thống. Hơn hẳn các sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc
2.1.2. Điểm yếu.(W):
W 1 Thiết kế: Chưa có khâu thiết kế sản phẩm, nên mẫu mã bị phụ thuộc vào
đơn đặt hàng nước ngoài.
W 2 Dây chuyền sản xuất: công nghệ sản xuất ở mức độ trung bình, có cải
tiến nhưng không mang tính đột phá cao.
W 3 Hoạt động xúc tiến thương mại: như quảng bá thương hiệu, giới thiệu
rộng rãi sản phẩm trên thị trường xuất khẩu còn ít và rời rạc. Chủ yếu là hoạt động Marketing không thường xuyên nên chưa tao được sự nhận thức cao về sản phẩm nơi khách hàng.
W 4 Bảo hộ thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu: chưa được quan tâm đúng
W 5 Nguồn lực về vốn: Vốn để phát triển sản xuất chủ yếu là vốn đi vay, quy
mô sản xuất nhỏ lẻ.
2.1.3. Cơ hội (O):
O 1 Nền kinh tế thế giới: đang từng bước khởi sắc hứa hẹn sẽ có sự gia tăng
trong kim ngạch xuất khẩu. Các đối tác xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng đang tiếp tục đưa ra các đơn đặt hàng trở lại.
O 2 Loại hình du lịch làng nghề ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách
nước ngoài tới tham quan, từ đó từng bước giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài.
O 3 Xuất hiện các thị trường mới đầy tiềm năng phát triển như: Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc,...
O 4 Năm 2010, Việt Nam tổ chức thành công các sự kiện như: Con đường gốm sứ Việt Nam ghi danh vào sách kỷ lục thế giới, Festival gốm sứ Việt Nam... góp phần mở ra cơ hội phát triển cho gốm sứ Bát Tràng trong thời gian tới.
2.1.4. Thách thức (T):
T 1 Kinh tế trong nước:Thời gian tới, Chính phủ Việt Nam vẫn thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ. Các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp để mở rộng sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
T 2 Áp lực cạnh tranh: các quốc gia tiến hành tự do hóa thương mại nên
mức độ cạnh tranh trong ngành trên thị trường xuất khẩu với các đối thủ cạnh tranh như gốm sứ Trung Quốc, gốm châu Âu... sau khi nền kinh tế thế giới phục hồi sẽ gay gắt và quyết liệt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng phải có những chiến lược kinh doanh, đổi mới sản phẩm.
T 3 Kịp thời bắt kịp nhu cầu thị trường.
T 4 Tiến tới giảm chi phí sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.1.5. Ma trận SWOT
Sơ đồ IV.2.1: Ma trận SWOT