Như vậy, bên cạnh những hạn chế còn tồn tại, những thế mạnh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng là đáng kể, có nhiều thế mạnh có thể tận dụng để nắm bắt cơ hội, khắc phục các thách thức.
2.2. Phân tích ma trận BCG
Có thể thấy, sản phẩm gốm mỹ nghệ đang là sản phẩm trang trí được ưa thích hiện nay. Kể cả đối với các quốc gia châu Á, Mỹ, Âu. Sản phẩm mỹ nghệ Bát Tràng Có nhiều ưu điểm nên có tiềm năng đạt được thị phần lớn trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân các năm ở mức độ cao. Nhất là giai đoạn 2004 – 2007. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đang tiến hành thâm nhập và mở rộng thị trường nên so với các đối thủ lớn như Trung quốc và các quốc gia châu Âu thị phần của Bát Tràng còn tương đối thấp. Sản phẩm chỉ có thể ở góc phần tư chứa Dấu chấm hỏi trên ma trận BCG.
Các chiến lược áp dụng: Chiến lược Xây dựng (Build): áp dụng cho SBU nằm trong phần dấu hỏi SBU của DN cần được đầu tư để củng cố và tiếp tục tăng trưởng thị phần. Khi áp dụng chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn. Mục tiêu chúng ta hướng tới là cần đầu tư, nuôi dưỡng tốt để SBU- dấu chấm hỏi có thể trở thành SBU - ngôi sao.
Như vậy, các vấn đề cần quan tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh của gốm sứ Bát Tràng là:
- Sản phẩm đang ở ô ngôi sao của ma trận BCG.
- Chất lượng là yếu tố chính tạo lên năng lực cạnh tranh của DN, sản phẩm Bát Tràng đang có được điều đó.
- Dịch vụ khách hàng và xúc tiến thương mại là vấn đề Bát Tràng cần phải cải thiện để năng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa chưa được quan tâm bảo hộ, đăng ký. - Chưa có chính sách xây dựng một thương hiệu chung mang tính chất tòan cầu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Bát Tràng.
- Cải thiện, hỗ trợ nguồn lực vốn cho các DN và hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.