0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Về kiểu dáng, mẫu mã, họa tiết trang trí

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 34 -34 )

4. Tình hình năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng

4.1. Về kiểu dáng, mẫu mã, họa tiết trang trí

Mặt hàng mỹ nghệ của Bát Tràng có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Có khoảng hơn 40 loại, mỗi loại có từ 5- 7 màu sắc, kích cỡ khác nhau. Từ các loại độc bình đủ kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng để trưng bày trên kệ đến những bức tranh gốm treo tường đa họa tiết theo phong cách châu Á, hay những chiếc đèn gốm sứ thanh mảnh theo phong cách châu Âu...

Tranh gốm :

Những tấm cao lanh được vẽ màu, phơi khô, tráng men, rồi sau khi ra lò là một sản phẩm hoàn chỉnh. Công đoạn sản xuất đồ hình nổi rồi đồ màu trên tranh gốm thiên về kĩ năng gọt tỉa đất và hội họa trên đất, đòi hỏi tay nghề và sự tinh tế của thợ tranh gốm. Do vậy, thợ tranh gốm phải vừa có một ít khiếu hội họa vừa có chút khiếu điêu khắc lại phải vừa là một thợ gốm khéo léo với những quy tắc nung, sấy, dỡ.

Tranh gốm làng Bát Tràng chủ yếu phỏng theo những đề tài quen thuộc trong dòng tranh dân gian, hứng dừa, chợ quê, vinh quy bái tổ, phố cổ, ngày

mùa, thiếu nữ tắm đêm...

Màu của đất được lửa giữ lại, làm nền, là màu đất nung đỏ gạch. Vốn làm từ chất liệu mộc, màu sắc cũng mộc, nét đồ hình lại càng mộc, càng hấp dẫn.

Nhịp điệu của đất, nước, lửa hồn nhiên và mạnh bạo đã làm nên tranh gốm, như gói trọn một nền văn hóa thôn dã lâu đời.

Song so với tranh gốm của Trung Quốc như tranh gốm trấn Cảnh Đức Giang Tây, tranh gốm Nhật Chiếu…, tranh gốm Bát Tràng chưa đạt đến mức tinh xảo về kỹ thuật cũng như nghệ thuật. Tranh gốm Trung Quốc thu hút bởi sự tinh tế, mượt mà trong cách thể hiện hình ảnh, màu sắc, đường nét. Còn tranh gốm sứ Bát Tràng thì không đa dạng về họa tiết mẫu mã. Chính vì thế, nhiều khách hàng nước ngoài chọn sản phẩm tranh gốm Trung Quốc, Nhật Bản thay vì chọn hàng Việt Nam.

 Lọ hoa, lục bình, bát đĩa, ấm chén để trang trí :

Đây là những dòng sản phẩm được bán phổ biến nhất ở Bát Tràng với nhiều màu sắc, kiểu dáng, hoa văn họa tiết bắt mặt. Sản phẩm thường chỉ dùng để trang trí trên tủ, trên tường… tạo một không gian vừa cổ điển vừa hiện đại thể hiện được phong cách của người chơi đồ cảnh. Với những dòng sản phẩm này được phủ bằng lớp men giả cổ, sản phẩm mỹ nghệ của Bát Tràng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm gốm sứ Trung Quốc. Gốm sứ Trung Quốc tuy độ bền và chất lượng men không tốt bằng nhưng lại nhiều loại họa tiết hoa văn và kiểu dáng hơn. Còn các dòng sản phẩm men hiện đại thì đối thủ cạnh tranh chính lại là gốm Châu Âu. Các xưởng gốm lớn ở Châu Âu chủ yếu sản xuất các sản phẩm mỏng, nhẹ, trong, và rất thanh khiết. Mang phong cách sống hiện đại.

 Tượng gốm :

Điều đặc biệt trong hầu hết những tượng gốm ở bát tràng là sự tinh xảo đến từng chi tiết từ nét mặt đến ánh mắt, cử chỉ và điệu bộ. Từ nét uy dũng của tượng Hai Bà Trưng ra trận đến vẻ đẹp thư thái ung dung của Bác Hồ; từ nét cười tươi tắn của tượng Phật Di Lặc đến nét chân chất mộc mạc của lão nông dân ngồi hút thuốc lào, các nhân vật trong các truyện cổ tích…Bên cạnh đó,

một số loại tượng mỹ nghệ như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, và tượng rồng… cũng rất đắt hàng. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Bát Tràng trên loại sản phẩm này là các lò gốm sứ châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc.

 Đèn gốm, sứ:

Đôn đèn, bình đèn gốm Bát Tràng xưa và nay đều được khách hàng trong và ngoài nước yêu thích. Những sản phẩm này tạo điểm nhấn trang nhã, tôn lên vẻ đẹp của những nét chạm lộng, khảm men, khảm chìm hay tô men mang nhiều hình dạng khác nhau. Chính sự kết hợp hài hoà giữa kiểu dáng phương Tây và chất liệu Việt đã tạo nên những sản phẩm có giá trị vượt thời gian. So về kiểu dáng, thiết kế thì gốm sứ Châu Âu làm đẹp hơn cả. Nhưng về màu sắc tự nhiên và tính cổ điển thì sản phẩm của Bát Tràng có thể được đánh giá cao hơn …

Gốm Bát Tràng có năm dòng men đặc trưng tạo nên những sản phẩm khác biệt. Đó là men lam với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm. Men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kỹ thuật của men lam. Men trắng ngà mỏng, màu vàng ngà, bóng, thích hợp với các trang trí tỉ mỉ, được sử dụng nhiều trên loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Men xanh rêu là sự kết hợp giữa men trắng ngà và men nâu, tạo ra một dòng men rất riêng. Men rạn là dòng men chỉ xuất hiện ở Bát Tràng vào cuối thế kỷ 16, với hai loại men rạn là rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng rất có giá trị từ xưa thì ngày nay các nghệ nhân đã chế tác thành công. Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu.

Tuy nhiên, do đặc điểm xuất khẩu của Bát Tràng chủ yếu dựa vào đơn đặt hàng của khách nước ngoài với thiết kế mẫu có sẵn nên hiện nay ở Bát Tràng chưa có một trung tâm hay doanh nghiệp thiết kế mẫu gốm sứ. 80% các doanh

nghiệp ở đây bỏ qua công đoạn thiết kế mẫu, sản phẩm chỉ được làm theo thiết kế do bạn hàng cung cấp. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 cho thấy: việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Bát Tràng có sự phụ thuộc rất lớn vào đơn hàng và mẫu mã sản phẩm của bạn hàng nước ngoài đưa đến.

Tại Bát Tràng, giờ đây cũng dễ dàng bắt gặp những sản phẩm mang dấu hiệu của thời toàn cầu hóa. Đó là những mẫu mã dùng cho mùa Halloween để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, những quả bí ngô, những bức tượng nhỏ về chuột Mickey, vịt Donald. Điều này cho thấy mẫu mã sản phẩm đang bắt nhịp với nhu cầu thị trường.

Gốm Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ XIV – XV. Thời gian trôi qua đã chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của dòng gốm này. Trong quá trình giao lưu thông thương, gốm Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gốm sứ Trung Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt, gốm Bát Tràng vẫn tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

* Thế kỉ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Đề tài trang trí giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần.

* Thế kỉ 16: Cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu.

* Thế kỉ 17: Kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kì, gần gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỉ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc... Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ

* Thế kỉ 18: Trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa.

* Thế kỉ 19: Phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào trang

trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới...

Những nét duyên dáng cổ xưa, hoa văn chạm vẽ tinh xảo, màu men quyến rũ sâu lắng ấy vẫn còn đậm đà trong các sản phẩm của ngày hôm nay. Quả thật, những chiếc độc bình sậm nâu màu đất đắp nổi hình rồng phượng uy nghi không một chút lòe loẹt; những chum, vại, bình hoa mộc mạc màu men lươn hay xù xì màu đất quê với vài họa tiết đơn giản hoặc một vệt màu khói bếp ám loang như ngẫu nhiên trên cổ bình, thân bình… của Bát Tràng luôn có sức quyến rũ.

Họa tiết, hoa văn trên gốm mỹ nghệ Bát Tràng ngoài phản ánh những hoạt động văn hóa, lễ hội, lịch sử dân tộc, còn thể hiện tinh thần hiếu học, cuộc sống và lao động của con người Việt Nam. Họa tiết trang trí được các nghệ nhân khắc, vẽ lên gốm sứ Bát Tràng thật phong phú. Trên những bức tranh gốm, lọ gốm,… ta nhìn thấy lịch sử dựng nước, giữ nước của cả dân tộc, thấy cuộc sống lao động và những nét văn hóa của đất nước, con người Việt Nam.

Nhưng không chỉ có vậy, gốm sứ Bát Tràng còn đem đến cho chúng ta những cái nhìn đa chiều về thiên nhiên, cảnh đẹp của đất nước. Trên những bức tranh gốm xuất hiện các hình ảnh quen thuộc như: cây đa, giêng nước, sân đình, mái nhà tranh được phủ rơm nếp vàng còn thơm mùi lúa mới thấp thoáng sau những lũy tre,…. Họa tiết trên gốm sứ Bát Tràng đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về đất nước Việt, con người Việt. Nhìn vào đó, ta tự hào về mảnh đất giàu truyền thống, giàu văn hóa, từ đó thêm yêu quý mảnh đất và con người nơi đây.

Sản phẩm gốm mỹ nghệ Bát Tràng thể hiện kết tinh sự sáng tạo không ngừng với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, do vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đó được tạo nên bởi những bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo truyển từ đời này sang đời khác, hội tụ được kinh nghiệm của nhiều thế hệ nghệ nhân tài năng. Nhờ vậy, mỗi kiểu dáng sản phẩm gốm mỹ nghệ nơi đây mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng. Ngày nay, tính nghệ thuật đó còn được thể hiện ở sự kết hợp yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại phù hợp với đặc điểm sản xuất của làng nghề. Rõ ràng, cái đẹp trong sản phẩm gốm mỹ nghệ Bát Tràng là sự tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm tới tay người tiêu dung. Tất cả những cái rất riêng về họa tiết hoa văn và kiểu dáng đó tạo nên một Bát Tràng không thể “lẫn” trong suy nghĩ của người tiêu dùng.

Nhưng so với một số nước Châu Âu, Bát Tràng còn thua kém khá nhiều về kỹ thuật cũng như nội dung tạo hình dáng, hoa văn, họa tiết….Gốm mỹ nghệ Châu Âu nổi tiếng với kỹ thuật in, đồ họa hiện đại; khả năng hòa trộn giữa tính lãng mạn truyền thống và những vấn đề bức xúc hiện tại xoáy sâu diễn tả mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi của con người và việc bảo vệ môi

trường, sự vô tình của con người đến những tổn hại khó nhận thấy hằng ngày tới thiên nhiên…Ví dụ khác về những họa tiết độc đáo nữa đó là những chiếc đĩa trang trí bằng lời bài hát cuả các xưởng gốm ở Delft-Hà Lan. Rõ ràng với những họa tiết, hoa văn lạ và độc đáo gốm mỹ nghệ ở những nước này đã tạo được ấn tượng trong dòng gốm đương đại quốc tế. Đây là điều mà gốm mỹ nghệ Bát Tràng nên học hỏi.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 34 -34 )

×