Khác biệt của sản phẩm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 45)

4. Tình hình năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng

4.4.Khác biệt của sản phẩm

Có thể nói: “Thế mạnh cạnh tranh, đặc trưng và cũng là “hồn” của gốm

Bát Tràng nói chung cũng như gốm mỹ nghệ ở đây nói riêng là quy trình sản xuất thủ công, là tính độc nhất, là giá trị truyền thống, nghệ thuật riêng biệt ẩn vào trong từng loại sản phẩm”.

Để làm ra những sản phẩm gốm, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn: chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Những người dân làng nghề Bát Tràng vẫn truyền tụng cho nhau kinh nghiệm làm gốm từ ngàn đời "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc

lò". Câu nói này có nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt để đảm bảo độ

rắn chắc cho sản phẩm; tiếp đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ; cuối cùng là kỹ thuật nung lò để có được sản phẩm hoàn chỉnh.

Đất để làm gốm phải là đất sét. Đất sét sau khi mang về được đổ vào hệ thống chứa bể lọc và ngâm trong nước một vài tháng đến khi phân rã, tới độ chín, đánh tơi, nhuyễn trong bể chứa, đoạn tháo xuống bể lọc cho lắng, lọc tạp chất hữu cơ nổi trên hớt bỏ. Phần đất sét nhuyễn, sạch lắng dưới được chuyển sang bể phơi, bể ủ. Tới đây, đất sét trắng, mịn, sánh như bột gạo, những người thợ mới đem lên để sản xuất gốm. Hầu hết gốm mỹ nghệ Bát Tràng đều là sản phẩm cao cấp nên đất để làm cần được tuyển chọn kỹ trước khi sản xuất sản phẩm. Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ

biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay. Việc sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kĩ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa.

Thay vào đó, nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật, các nghệ nhân đã dùng khuôn thạch cao để tạo nên các sản phẩm gốm mộc.

Khi gốm mộc được phơi khô, chuyển qua công đoạn vẽ và tráng men. Người thợ gốm Bát Tràng bằng sự tài hoa, khéo léo đã trang trí lên các sản phẩm gốm những hình hài, hoa lá, chim muông rất sống động. Gốm Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này màu gần như màu ngọc thạch, nên được gọi là men ngọc. Riêng hai loại men rạn là rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng có giá trị từ xưa, ngày nay đã được các nghệ nhân chế tác rất thành công. Bí quyết pha men ở đây không dễ để cho thợ gốm nơi khác bắt chước được.

Cuối cùng là khâu nung lò để cho ra sản phẩm gốm hoàn chỉnh. Kỹ thuật đốt lò ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm gốm sứ. Người thợ gốm rất chú trọng đến ngày giờ đốt lò, ra lò. Điều này có ý nghĩa thiêng liêng như một tín ngưỡng. Họ làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ đó chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò. Có nhiều kiểu lò nung khác nhau phù hợp với từng loại sản phẩm: từ kiểu lò cổ truyền là lò ếch, tới lò dàn, lò bầu, lò hộp... Nguyên liệu để nung lò cũng được thay đổi theo từng giai đoạn: từ việc đốt lò bằng cỏ khô, rồi tiến tới củi, than đá, nay có lò thí nghiệm đốt bằng điện, bằng gas, đã dần nâng cao chất lượng sản phẩm gốm.

Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng có dáng vẻ thoáng đãng; cốt đầy, chắc và khá nặng; lớp men màu tự nhiên, phóng khoáng, có được độ trong và sâu. Tao nên sự khác biệt khó nhầm lẫn với bất cứ một làng nghề trong cũng như ngoài nước nào. Xét về mẫu mã, hàng Trung Quốc phong phú, bắt mắt hơn; nhưng do sản xuất dây chuyền dập khuôn nên đều đều như nhau. Trong khi đó, sản phẩm Bát Tràng được làm thủ công nên chính nét thô, vụng đó làm nên bản sắc đặc trưng.

Mặc dù vậy, nhưng phương thức sản xuất thủ công này cũng là một hạn chế không nhỏ bới số lượng sản xuất đã có những lúc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dẫn tới hiện tượng bỏ đơn đặt hàng với các bạn hàng trong nước cũng như quốc tế. Mặt khác, việc sản xuất thủ công còn làm cho giá thành sản phẩm dễ bị cạnh tranh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 45)