Dịch vụ xúc tiến và truyền thông để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 49)

4. Tình hình năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng

4.6.3. Dịch vụ xúc tiến và truyền thông để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

tranh của sản phẩm

Nói về các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, các hoạt động này hiện được cả phía doanh nghiệp Bát Tràng và Nhà nước ta quan tâm.

Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Thành viên của Hiệp hội bao gốm các hộ gia đình sản xuất gốm sứ và các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua Hiệp hội, nghệ nhân Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ mỹ nghệ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngày 17/11/2004, thương hiệu gốm sứ Bát Tràng được chính thức công nhận và được chào bán trên mạng thông qua Trung tâm Xúc tiến thương mại thông tin điện tử của Chính phủ, phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam. Khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu này, khả năng tìm thấy công ty sẽ cao hơn. Từ đó, thương hiệu Bát Tràng sẽ được phát triển rộng rãi. Xúc tiến thương mại điện tử thực chất là cách thức các doanh ngiệp sử dụng Internet, web và các thiết bị điện tử, mạng viễn thông để quảng bá giới thiệu sản phẩm. Các hoạt động này gồm: sử dụng catalogue điện tử, tiễn hành giao dịch điển tử qua mạng, cung cấp các hoạt động hỗ trợ khách hàng và hỏi đáp nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, tổ chức các sự kiện để gây sự chú ý tới khách hàng như tổ chức hội chợ quốc tế... Tuy nhiên, việc tổ chức chào hàng thông qua hội chợ quốc tế tại châu Âu hay Hoa Kỳ lại gặp nhiều khó khăn. Một lần dự hội chợ ở nước ngoài cần có trên 300 triệu đồng cho một doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp sẵn sàng vay tiền ngân hàng để thực hiện việc chào hàng ở thị trường nước ngoài thì các ngân hàng lại lưỡng lự trong việc cho vay.

Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng cũng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu “Bát Tràng Việt Nam- 1000 năm truyền thống”. Thông qua hoạt động này của Hiệp hội, người

Bát Tràng chuẩn bị cho gốm sứ Bát Tràng nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng hội nhập nhanh hơn, hiệu quả hơn vào thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w