Tổng quan về thực trạng xuất khẩu của ngành gốm sứ Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 26)

Nếu như các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 thường có độ trễ từ 6 tháng đến 1 năm thì ngành gốm sứ Việt Nam chịu tác động ngay trong năm 2008- 2009 vì giá trị của ngành chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của ngành, làm gia tăng hơn nữa mức độ cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu.

Trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ luôn đứng đầu. Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu mặt hàng gốm sứ đạt 151,3 triệu USD, chiếm 4,3% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nói về thị trường xuất khẩu của ngành gốm sứ, ta có các bảng số liệu sau:

Bảng III.2.1. Thị trường xuất nhập khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ 3 tháng

đầu năm của năm 2008 và 2009 của Việt Nam

Đơn vị tính: USD Thị trường 3 tháng 2009 3 tháng 2008 So sánh % Hoa Kỳ 9.879.631 11.090166 - 10,9 Đức 9.298.573 12.722.942 -26,9 Pháp 2.991.863 3.820.388 - 21,7 Thái Lan 33.902 103.649 +67.3 Nhật Bản 1.943.234 1.996.373 - 2,7 Đài Loan 667.590 799.201 -16.5 Tổng 51.752.942 63.913.084 - 19 (Nguồn: “Các thị trường xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ” đăng ngày 20/05/2009

báo infotv.vn)

Từ biều đồ trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2009 giảm 19% so với cùng kỳ năm 2008, tương đương với giảm 12,16 triệu USD. Tính chung, trong quý I/2008, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 63,9 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng đáng chú ý là sau khi tăng khá mạnh trong tháng 1/2008, thì liên tục trong tháng 2 và tháng 3, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng đó lại giảm mạnh. Tương tự, giá trị xuất khẩu những tháng tiếp theo của năm 2009 cũng có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do tình hình kinh tế của nhiều quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là gốm sứ mỹ nghệ và đồ gia dụng, đây không phải là những mặt hàng thiết yếu, do đó sức mua giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự leo thang của giá nhiên liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đễn giá thành sản phẩm, cộng với sự mất giá đồng USD đã gây ra không ít khó khăn cho các

doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Chính điều này buộc các doanh nghiệp phải cân đối lại hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mình.

Biểu đồ III.2.2.Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu quý I/2008.

Biểu đồ III.2.3.Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu quý I/2009.

Về cơ cấu các thị trường xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nhìn chung đều giảm. Các thị trường xuất khẩu gốm sứ lớn có thể kể đến như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp là những thị trường mà hàng

gốm sứ có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Trong đó, quý I/2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Đức đạt cao nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,7 triệu USD thì sang năm 2009 đã giảm 26,9%. Các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức khá đa dạng về chủng loại và mẫu mã, trong đó có một số mặt hàng như chậu gốm, bình gốm, tượng, đồ trang trí...

Tuy nhiên, năm 2011 xuất khẩu gốm sứ Việt Nam tăng nhẹ về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010. Dẫn số liệu từ Tổng cục hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ trong cả nước 8 tháng đầu năm 2011 tăng 12,02% so với cùng kỳ năm trước, đạt 226,3 triệu USD, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch. Chỉ tính riêng tháng 8 đã thu về 29,2 triệu USD sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, tăng 14,24% so với tháng 8/2010.

Biểu đồ III.2.4. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ 8 tháng đầu năm 2010 và 2011. (đơn vị tính: triệu USD)

Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Đức...là những thị trường xuất khẩu chính trong 8 tháng đầu năm 2011. Đứng đầu là Nhật Bản với kim ngạch đạt 32,3 triệu USD, chiếm 14,2% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng. Kế đến là thị trường Đài Loan đã nhập khẩu 24,4 triệu USD sản phẩm, tăng 8,54% so với cùng kỳ năm trước. Số thị trường giảm về kim ngạch so với cùng kỳ chiếm 42%. Đó là các thị trường: Đức (giảm 10,1%), Hàn Quốc (giảm 0,9%), Anh (giảm 11,64%)...Trong số các thị trường tăng trưởng về kim ngạch thì thị trường Thái Lan có kim ngạch tăng trưởng cao nhất, tuy chỉ xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng về kim ngạch, đạt 16,6 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2011, tăng 92,07% so với cùng kỳ năm 2010.

Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc trong top 5 quốc gia xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ hàng đầu thế giới. Nhưng nếu so sánh tổng giá trị xuất khẩu thì Việt Nam kém hơn 5 lần tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc. Gốm sứ của ta tuy xuất khẩu sang nhiều quốc gia nhưng chỉ đạt 190 triệu USD, trong khi Trung Quốc đạt 694 triệu USD năm 2010. Gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với gốm sứ Trung Quốc, Thái Lan, gốm châu Âu, Mexico, Ấn Độ.

Việc nhập khẩu nguyên liệu ngành gốm sứ trong thời gian gần đây cũng là một vấn đề đáng bàn. Nhu cầu nguyên liệu tăng liên tục. Ta có bảng số liệu sau:

Thực tế, nhiều nhà sản xuất gốm sứ trong nước vẫn phải nhập nguyên liệu như cao lanh, đất sét, men...trong khi trữ lượng nguyên liệu trong nước cao gấp nhiều lần nhu cầu. Nguyên nhân do trong thời gian qua, chúng ta chỉ tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất gốm sứ hiện đại mà không đầu tư, khai thác chế biến nguyên liệu. Điều này làm cho chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng và lãng phí nguồn lực.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w