4. Tình hình năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng
4.2. Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm Bát Tràng đã được vinh danh khi trở thành thương hiệu nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm đang được lưu trữ tại một số bảo tàng lớn trên thế giới như viện bảo tàng Bỉ, Pháp. Gốm sứ Bát Tràng thể hiện được bản sắc riêng so với các loại gốm sứ khác bởi dáng vẻ thoáng đãng, men màu tự nhiên, tạo được độ trong và sâu. Riêng sản phẩm hàng mỹ nghệ của Bát Tràng được đánh giá là có tính mỹ thuật cao, đẹp cả về cốt, dáng, nét và men.
Về nguyên liệu sản xuất gốm sứ: đất sét để làm đồ gốm, sứ người Bát
Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Quy trình gia công có công đoạn phải đàn cho “xương” và “da” gốm mỏng ra, gọi là đồ đàn. Đất đỏ làm đồ đàn phải mua từ Hồ Lao, Hồ Lễ bên Hải Dương hoặc mua bên Thổ Hà, Bắc Ninh.
Về lao động sản xuất: Tại Bát Tràng hiện có 13 nghệ nhân được phong
tặng, 15 lao động được Nhà nước công nhận danh hiệu Bàn tay Vàng và 4 họa sỹ gốm. Có thể kể đấn như nghệ nhân Lê Văn Cam với 60 năm gắn bó với nghề gốm, cho ra lò hàng vạn sản phẩm mỹ nghệ chất lượng cao, đã chế tác thành công chân đèn thời Mạc và hai loại men gốm rạn cổ. Hay nghệ nhân Trần Độ, còn được gọi là “vua men Bát Tràng”, tác giả của chiếc bình rượu cổ triều Mạc mà Văn phòng Chính phủ đặt làm quà lưu niệm cho các nguyên thủ quốc gia tại Hội nghi cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội. Anh đã phục chế lại hàng
trăm sản phẩm gốm cổ từ thời Lý, Trần, lê như lư hương, chân đèn, bình lọ. các sản phẩm do nghệ nhân Trần Độ làm ra vừa mang tính dân tộc, vừa có sự cách tân, đổi mới. Mỗi nghệ nhân ở Bát Tràng lại chuyên về một dòng men. Nghệ nhân Trần Thiện nổi tiếng với man rạn rễ cây, men ngọc lam rạn như chạm khắc. Nghệ nhân Hùng Hiển có tài chế tác men chảy thủy tinh đổ trên đồ gốm sứ nung. Nghệ nhân Trần Hợp nổi tiếng với hai loại nước man “kết tinh” và “huyết dụ”. Với các nghệ nhân, nghề gốm không chỉ là nghề mưu cầu danh lợi vật chất mà là sự thỏa mãn khát vọng vực dậy dòng gốm cổ đang bị “đè
nén” của dòng gốm thương mại.
Phẩm chất, đặc tính vật lý: Đối với du khách nước ngoài, các sản phẩm
gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng được đánh giá về khối lượng thường khá nặng so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Nhưng so với gốm sứ Trung Quốc, gốm sứ Bát Tràng có độ bền cơ học cao hơn, chắc hơn, chất men cũng bền đẹp hơn. Gốm sứ Trung Quốc do kết cấu kém nên có độ thẩm thấu, dẫn đến việc bị đóng cặn các muối khoáng trong nước sau một thời gian sử dụng. Còn men Bát Tràng có độ trơ tốt nên ít bị bám như vậy. Trong một cuộc điều tra, chủ xưởng gốm Hòa Đoàn (Xã Bát Tràng) cho biết: “Gốm Trung Quốc,
khi cho thìa hay vật cứng va quệt, đụng chạm mạnh hay sau một thời gian sử dụng sẽ có những vết đen dưới đáy sản phẩm. Riêng với gốm Bát Tràng thì không thể có vì trong men không có chì”. Một trong số loại sản phẩm bán chạy
của Bát Tràng và được nhiều khách hàng nước ngoài ưa chuộng là tranh gốm sứ Bát Tràng. Đó là những bức tranh vẽ về Hà Nội bằng gốm Bát Tràng, thể hiện được cốt cách người Hà Nội xưa và nay.
Theo phân tích của GAP “Đánh giá về chất lượng và khả năng sử dụng
công nghệ” trong “Vietnam Competitiveness Initiative (VNCI) Bat Trang Ceramics Competitiveness Strategy” tháng 5 năm 2003, Bát Tràng rơi vào
nhóm thứ B với chất lượng thẩm mỹ cao, kỹ năng rất cao mặc dù công nghệ chỉ được đánh giá ở mức trung bình
Bảng III.4.2.1. Đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng công nghệ của Bát Tràng so với quốc gia và vùng lãnh thổ khác
Quốc gia/ khu vực Kỹ năng, tay nghề Chất lượng thẩm mỹ Công nghệ Tính sạch sẽ
Ý Trung bình Cao rất cao Cao/ trung bình
Tây Ban Nha Trung bình Cao rất cao Cao
Đức Trung bình Trung bình Cao Tung bình
Hoa Kỳ Trung bình Trung bình Cao Trung bình
Bát Tràng Cao Trung bình Trung bình Trung bình
Indonesia Trung bình Trung bình Trung bình thấp
Trung Quốc thấp thấp Trung bình thấp
Thái Lan Thấp Trung bình Trung bình thấp
Nam mỹ Thấp TB Trung bình thấp
( nguồn “Vietnam Competitiveness Initiative (VNCI) Bat Trang Ceramics
Competitiveness Strategy” tháng 5 năm 2003)
Về quy trình và dây chuyền công nghệ sản xuất: Các sản phẩm được sản
xuất theo phương pháp lò nung gas và lò nung truyền thống. So với dây chuyền sản xuất của Châu Âu, Ân Độ hay của Trung Quốc thì dây chuyền sản xuất của ta khá cũ và chậm cải tiến. Nên công nghệ và kỹ thuật sản xuất gốm mỹ nghệ của Bát Tràng xếp vào hạng trung bình.
Trước đây, để tạo hình sản phẩm, các nghệ nhân phải dùng bàn xoay đẩy bằng tay, do vậy, đòi hỏi người làm gốm phải có tay nghề rất tinh xảo. Những sản phẩm bây giờ đa phần được làm theo phương pháp đổ khuôn, thời gian làm ra sản phẩm ngắn hơn nhưng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm lại giảm đi, phương pháp sản xuất này gọi là “in”. Đồng thời việc sản xuất của làng Bát Tràng từ năm 2007 đến nay, ngoài việc sử dụng các lò gốm nhỏ manh tính chất gia đình thì các công ty tư nhân đang sử dụng lò đốt bằng gas để nung sản phẩm. Các lò
nung gia đình, quy mô rất đa dạng, thường là loại lò nhỏ chỉ sản xuất một loại sản phẩm như chậu hoa, đôn,... đa phần sử dụng than cám. Các doanh nghiệp dùng gas công nghiệp thay cho than, sẽ tiện lợi hơn và giữ được môi trường trong sạch. Hiện nay, Bát Tràng có trên 200 lò đốt bằng gas. Những lò đốt này không chỉ giúp sản lượng tăng lên mà chất lượng cũng được nâng cao hơn. Như vậy, việc tổ chức sản xuất vừa kế thừa những nét truyền thống, vừa mang tính sản xuất công nghiệp hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao.