Giải pháp về xúc tiến và tiêu thụ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 70)

4. Một số đề xuất giải pháp, kiến nghị

4.1.2.Giải pháp về xúc tiến và tiêu thụ.

4.1.2.1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

 Ứng dụng thương mại điện tử.

Việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của làng gốm Bát Tràng hiện nay không còn là một ý tưởng mới mẻ nữa nhưng làm thế nào để TMĐT thực sự là một công cụ hữu hiệu giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình thì luôn là điều đáng phải quan tâm. Tìm hiểu mô hình làng Bát Tràng mới thấy trừ các đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ra thì hơn 90% các cơ sở sản xuất lớn và DN đều có ứng dụng TMĐT trong kinh doanh nhưng dưới nhiều hình thức khác nhau. Các giao dịch điện tử phổ biến ở dạng như: giới thiệu về làng nghề, về sản phẩm, về các nghệ nhân, đồng thời nhận đặt hàng, chào hàng qua email,… Tại Bát Tràng, ngay trong thời gian đầu tiên Internet mới phổ biến, các doanh nghiệp đã đua nhau thuê thiết kế các trang web đưa lên mạng để giới thiệu sản phẩm gốm của mình. Với một form nội dung tương tự nhau (gồm các mục: giới thiệu sản phẩm, Công ty, lịch sử phát triển gốm sứ Bát Tràng đến các mục tiêu liên hệ làm ăn, và tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng). Những trang web này ban đầu còn nghèo nàn về thông tin, chưa thể hiện được phong cách kinh doanh chuyên nghiệp. Mặt khác, đa số các website đều được thiết kế theo kiểu tĩnh, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc sửa đổi hoặc cập nhật những

sản phẩm mới. Từ đó dẫn đến nhiều trang Web đã bị “lãng quên”, nhiều trang hoạt động cầm chừng với lượng khách truy cập rất thưa thớt. Do vậy mà các ứng dụng thương mại điện tử mới chỉ theo phong trào, còn theo đúng nghĩa làm thương mại điện tử thì vẫn chưa phổ biến, chưa mang lại hiệu quả cao. Yếu tố làm cho công việc kinh doanh chưa đạt hiệu quả là do thiếu kiến thức về thương mại điện tử. Các doanh nghiệp mới chỉ biết bỏ tiền ra thuê thiết kế website như một cách để giới thiệu, quảng cáo hàng hoá thông thường, chứ chưa biết cách vận hành mô hình này để sinh lợi.

Có trang bị hệ thống đặt hàng online nhưng lại thường bỏ qua và vẫn tiến hành giao dịch trực tiếp. Bởi nghèo nàn về sự lựa chọn mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, khó khăn trong khâu đặt hàng và phức tạp ở giai đoạn thanh toán. Đây là một điều rất đáng tiếc. Bởi nếu ứng dụng hiệu quả hoạt động naỳ có thể giúp DN tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ bó hẹp ở vùng, quốc gia nữa mà trong cả khu vực và trên toàn thế giới. Một lý do khiến khách hàng không muốn đặt hàng online là do lo lắng về chuyện chất lượng sản phẩm và chuyện đây là hàng Bát Tràng thật hay giả.

Giải pháp mở rộng ứng dụng thương mại điện tử:

Doanh nghiệp ở các làng nghề cần chuẩn bị kỹ khi tham gia thương mại điện tử. Nó có thể là đòn bẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp những cũng có thể là nơi tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị kỹ càng. Cần nắm vững được các yêu cầu của thương mại điện tử, các bước đi phải phù hơp với nhân lực và vật lực, tránh nôn nóng.

Chú ý khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin, cần phải biết cách chuyển đổi người mua tiềm năng khi viếng thăm trang web trở thành người mua thực tế. Muốn vậy phải có được một trình duyệt giúp khách hàng thuận lợi nhất để thực hiện mua hàng. Từ khâu tiếp cận thông tin đến thanh

toán tiền hàng. Tiếp cận thông tin là mục đích cuối cùng của Internet. Doanh nghiệp trong các làng nghề cũng cần sẵn sàng chia sẻ thông tin, mang thông tin đến cho khách hàng, cho đối tác và công chúng. Đó là yếu tố dẫn tới thành công trong nền kinh tế điện tử.

Nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp thương mại quốc tế để sẵn sàng đối phó với tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước khi tham gia thương mại điện tử. Để phát triển thương mại điện tử, doanh nghiêp cũng cần chủ động và tích cực tham gia vào tiến trình cải cách hành chính Nhà nước theo hướng điện tử hoá nền hành chính quốc gia, tham gia dịch vụ công của chính phủ. Tổ chức và tham dự các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước.

Thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Với các khách hàng truyền thống thì họ quen sử dụng cách thức đặt hàng và thanh toán cũ, nên DN cần chủ động hơn trong việc đưa TMĐT vào trong hoạt động mua bán. Còn đối với khách hàng mới, việc cung cấp thêm thông tin về sản phẩm, thiết kế web thật hấp dẫn, đơn giản hóa các thao tác thực hiện để tạo thuận lợi cho khách hàng có thể làm tăng lượng đặt hàng online cho DN.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng: Các DN và các hộ kinh doanh cũng nên chú ý về việc nâng cao chất lượng hàng hóa để tránh hiện tượng trà trộn của hàng giả, hàng kém chất lượng khiến khách hàng mất lòng tin vào hình thức mua hàng online.

 Mở các showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài.

Các đơn đặt hàng từ nước ngoài chủ yếu là do các khách hàng truyền thống, và rất ít đơn mới phát sinh. Thường sản phẩm mỹ nghệ của ta chưa có giá trị thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế nên phải xuất khẩu qua trung gian hoặc với thương hiệu nhà sản xuất hoặc phân phối khác. Sở dĩ sản phẩm gốm mỹ nghệ của Bát Tràng ít được người nước ngoài biết đến đó là do khâu xúc tiến thương mại chưa làm tốt. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay,

các DN nên cùng nhau chung sức phối hợp với Cục xúc tiến thương mại tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm bằng cách mở các showroom trưng bày ở các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Để khách hàng nước ngoài biết nhiều tới sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam hơn. Đối với các sản phẩm đưa ra nước ngoài để trưng bày thì nên chọn những sản phẩm đặc trưng và cách bày trí không gian cũng nên mang đậm phong cách của người Việt. Tạo nên dấu ấn riêng và thu hút nhiều khách hàng tềm năng.

 Tổ chức và tham gia các buổi hội chợ triển lãm ở cả trong và ngoài nước.

Tham gia hội chợ là cách rất hữu hiệu để quảng bá sản phẩm của Bát Tràng. Bởi lượng người quan tâm tới các sản phẩm gốm, sứ thường lui tới rất đông. Cũng trong những cuộc triển lãm, hội chợ này khách hàng có thể so sánh và thấy được sự khác biệt của sản phẩm gốm mỹ nghệ Bát Tràng với các sản phẩm từ các quốc gia khác. Các sản phẩm đem đi tham dự hội chợ thường là các sản phẩm độc đáo, mới lạ. Tới tham gia triển lãm và hội chợ các DN cũng có dịp tham khảo giá cả, kiểu dáng, mẫu mã của đối thủ cạnh tranh quốc tế cũng như khu vực từ đó học hỏi thêm kinh nghiệm. Nếu một cuộc triển lãm hay buổi hội chợ mà thành công, thường các DN sẽ có thêm các bạn hàng và mở rộng mối quan hệ kinh doanh của mình.

4.1.2.2. Mở rộng hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ ở các thị trường tiềm năng.

Trên thực tế, sản phẩm gốm mỹ nghệ của Bát Tràng mới có mặt ở gần 20 quốc gia. Việc mở rộng hệ thống phân phối ở nước ngoài là rất quan trọng. Phần lớn các đơn đặt hàng thường rất nhỏ lẻ, khối lượng mua bán ít. Các DN nên chủ động tiếp cận với các thị trường tiềm năng để thiết lập lên hệ thống đại lý, nhà phân phối sản phẩm cho mình. Để làm được việc này cần quan tâm tới cong tác nghiên cứu thị trường, đánh gía các cơ hội để lựa chọn cho phù hợp.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 70)