Các dự báo triển vọng và định hướng về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 65)

tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng

3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới. gian tới.

Trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp số 174/2004/QD-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2004 “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành gốm sứ -

thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020”

nhấn mạnh: “Đưa nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của ngành. Để sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường đặc biệt là xuất khẩu, cần đầu tư các cơ sở hạ tầng, có trang thiết bị tiên tiến. Đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất gốm sứ đã có để nâng cao năng lực xuất khẩu và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng”. Cụ thể với gốm sứ mỹ nghệ Bộ trưởng xác định khuyến khích các địa phương khôi phục lang nghề truyền thống trong đó có Bát Tràng. Với số vốn đầu tư dự kiến toàn ngành là giai đoạn 2001-2010 là 1047 tỷ đồng. Sản lượng dự kiến là 700-850 triệu sản phẩm/năm.

Bên cạnh đó, theo báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2009-2010 do Trung tâm

Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (Depocen) phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại thực hiện đã đưa ra một số dự báo về tình hình thị trường nhập khẩu của thế giới và cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam, trong đó dự báo giai

đoạn 2010-2015 ở:

- Thị trường Trung Quốc: tốc độ tăng từ 20-30% - Thị trường Đức : tốc độ tăng từ 5-10%

- Thị trường Hoa Kỳ: tốc độ tăng khoảng 20% - Thị trường Nhật Bản:tốc độ tăng 15%

3.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Bát Tràng trong thời gian tới. trong thời gian tới.

3.2.1. Định hướng phát triển một số thị trường xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng Bát Tràng

Thị trường EU :

Thị trường EU là thị trường có nhiều tiềm năng và đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hàng hóa xuất khẩu của Bát Tràng. Dự báo tốc độ tăng trưởng mặt hàng gốm mỹ nghệ sang thị trường EU sẽ đạt khoảng 16 - 18 %

trong thời gian tới.

Thị trường Mỹ :

Mỹ là thị trường rất rộng và tiêu thụ nhiều loại hàng hoá khác nhau của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt hàng, gốm mỹ nghệ Việt Nam nói chung cũng như Bát Tràng nói riêng khá được ưa thích ở thị trường này. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ Bát Tràng vào Hoa Kỳ sẽ tăng từ 18- 20%/ năm trong thời gian đến năm 2020.

Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là thị trường gần, có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ trong đó gốm sứ là một trong những mặt hàng xuất khẩu mạnh. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng sang Nhật Bản sẽ tăng khoảng từ 15 - 17 %/năm trong khoảng thời gian đến năm 2020.

Thị trường Hàn Quốc, Đài Loan:

Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu gốm sư mỹ nghệ Bát Tràng vào hai thị trường này sẽ tăng khoảng 10 - 12%/năm.

3.2.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ

nghệ Bát Tràng

Dự báo tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12% và giai đoạn 2016-2020 đạt 10%. Dự báo đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ ở đây đạt 34 triệu USD và đến năm 2020 đạt 55 triệu USD.

Định hướng phát triển đến năm 2015, tầm nhìn 2020, gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng sẽ chiếm tỷ phần xuất khẩu lớn nhất toàn ngành, nắm giữ vai trò chủ lực trong hoạt động xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ của Bát Tràng tiếp tục chú trọng đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề, cam kết bảo vệ môi trường đồng thời sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý và quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, ra sức thực hiện các mục tiêu đề ra.

gốm sứ mỹ nghệ dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cạnh tranh, đa phương hoá, đa dạng hoá các thị trường XK , mở rộng thị trường XK theo phạm vi địa lý đến tất cả các châu lục, các khu vực thị trường, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới để mở ra cơ hội XK.Nhờ vậy thương hiệu của gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng có triển vọng được khuếch trương trên thị trường quốc tế.

Cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng đường xá đi lại giúp cho việc lưu thông hàng hóa cũng như vốn đầu tư trực tiếp cho hoạt động sản xuất của làng nghề. Thêm nữa, việc bảo tồn và bảo vệ sản phẩm của làng nghề trước việc xuất hiện, cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm nhái theo sản phẩm của làng nghề cũng sẽ ngày càng được quan tâm đối với việc bảo vệ thương hiệu và giữ gìn bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng. Cùng với đó, nhà nước còn hỗ trợ về thông tin thị trường, thu hút vốn, các chính sách có liên quan do vậy mà có triển vọng nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm và khả năng tăng nguồn vốn đầu tư phát triển hoạt động sản xuất xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w