Các kết luận và đánh giá chung về nguyên nhân, thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng trên thị trường quốc

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 57)

cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng trên thị trường quốc tế

1.1. Các ưu điểm

Quan sát biểu đồ 4.2 ta có thể thấy rõ hơn, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng có rất nhiều ưu điểm so với các sản phẩm quốc gia khác.

Chất lượng sản phẩm được đánh giá ở mức cao so với các sản phẩm cùng loại. Nhờ chuẩn bị tốt các nguyên liệu đầu vào, phương pháp sản xuất độc đáo được truyền từ đời này qua đời khác và đặc biệt là độ tinh sảo, sáng tạo, khéo léo ở nơi những nghệ nhân. Tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao đẹp cả về cốt, dáng, men. Từ đó sẽ góp phần nâng cao độ tin cậy của khách hàng.

Sản phẩm kết tinh sâu đậm tính truyền thống, văn hóa của Việt Nam nói riêng, văn hóa của người Á Đông nói chung. Những họa tiết hoa văn được đánh giá là mang tính độc đáo cao tạo được sự khác biệt so với các sản phẩm khác.

So với gốm sứ châu Âu thì gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng có lợi thế hơn rất nhiều về chi phí sản xuất. Nhờ nhân công giá rẻ và phương pháp sản xuất truyền thống.

Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thủ công nên khác với các sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, và Châu Âu. Kết tinh hàm lượng lao động sáng tạo cao và độc đáo.

Thương hiệu gốm sứ mỹ nghệ của Bát Tràng đang được nhiều khách hàng quốc tế biết đến. Đã khẳng định được vị thế ở các thị trường truyền thống.

1.2. Các nhược điểm.

Sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Bát Tràng tuy có nhiều ưu điểm, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Điểm chú ý nhất đó là vấn đề về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Sản phẩm của Bát Tràng chủ yếu được khách hàng biết đến ở các thị trường quen thuộc. Mức độ bao phủ thị trường của nhãn hiệu chưa cao. Hơn nữa vấn đề bảo hộ thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu chưa được thực sự chú ý. Điều này sẽ là nguy cơ đe dọa tới các DN làng nghề khi đi ra thị trường thế giới. Giống như vụ thương hiệucà phê buôn ma thuột, hay các thương hiệu khác của Việt Nam bị đối thủ cạnh tranh cướp đi.

Tiếp theo đó là vấn đề dịch vụ khách hàng và xúc tiến tiếp cận thị trường. Tổ chức mạng lưới phân phối, dịch vụ trước và sau bán, hay xúc tiến thương mại chưa làm tốt. Chưa có nhiều DN thiết đặt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Chủ yếu thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Các kênh xúc tiến thương mại chưa thực sự làm tốt. Chưa có các chính sách xúc tiến thương mại hiệu quả. Điều đó khiến cho mức độ nhận biết sản phẩm và tạo sức cạnh tranh của thương hiệu là chưa cao. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau bán chưa làm tốt.

Dây chuyền công nghệ còn chậm đổi mới so với các DN nước ngoài. Nên năng suất chưa cao. Vẫn còn nhiều hàng bị lỗi, hỏng.

Nguồn vốn nhân lực và tài chính hạn chế. Vốn kinh doanh chủ yếu là vốn đi vay Ngân hàng nên trong cuộc khủng hoảng vừa qua, hàng không tiêu thụ được, đứng trước yêu cầu phải đổi mới công nghệ thì một phần không nhỏ các Dn bị phá sản. Chủ yếu là các DN nhỏ lẻ, tiềm lực đảm bảo tài chính thấp nên ngân hàng còn phải cân nhắc rất nhiều khi tiến hành cho vay.

Công tác nghiên cứu thị trường còn kém. Nên mức độ am hiểu khách hàng cũng như thị trường quốc tế là chưa cao.

Các DN và hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn hoạt động rời rạc, tản mác. Nên không tạo được sức mạnh tổng hợp so với đối thủ cạnh tranh.

Trình độ tổ chức quản lý chưa cao. Nên không phát huy được lợi thế cạnh tranh và khai thác được tiềm năng sẵn có. Khiến cho các DN làm ăn kém hiệu quả.

1.3. Nguyên nhân

Một thực tế là tuy sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Bát Tràng được đem ra trao đổi buôn bán với các quốc gia trong khu vực từ rẩt lâu rồi, nhưng để được quan tâm thực sự về việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại từ năm 2004 đến nay. Bước ra thị trường quốc tế với nhiều bỡ ngỡ. Lại vấp phải trận bão lớn đó là khủng hoảng kinh tế nên chính vì vậy gốm sứ Bát Tràng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đặc điểm đây là ngành gốm sứ mỹ nghệ nên yếu tố con người là yếu tố quyết định. Cần có đầu tư thích đáng nhưng tiềm lực vốn không nhiều. Nhưng hầu hết con người của làng nghề Bát Tràng đều xuất phát từ nghề làm nông bao đời nay. Vốn liếng không nhiều nên khó mà đầu tư được.

Do chưa nhận thức đúng đắn về công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường nên thường xem nhẹ. Dẫn đến các DN gặp khó khăn khi tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm bi hạn chế. DN cũng chưa quan tâm tới việc xây dựng hệ thống thông tin. Nên khả năng thích ứng với môi trường chưa được cao. Không chủ động nắm bắt được cơ hội và phòng tránh rủi ro.

Các DN chưa có nhiều chương trình khuếch trương. quảng bá thương hiệu đưa thông tin tới người tiêu dùng. Hệ thống thông tin giữa khách hàng quốc tế và DN chưa làm tốt nên ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Hơn nữa lạii chưa nhận được sự quan tâm, định hướng đúng mức của nhà nước và ban bản lý làng nghề nên gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w