Thứ nhất, việc lập và chấp hành dự toán, theo thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 UBND xã lập dự toán ngân sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Chỉ điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có) trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Dự
toán điều chỉnh phải trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo UBND huyện. Căn cứ vào dự toán ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi KBNN.
Tuy nhiên, do việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị ngân sách xã chưa
được coi trọng. Một số đơn vị lập dự toán ngân sách hàng năm còn chủ quan, cảm tính, chưa sát thực với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, với khả năng nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc chế độ, định mức của Nhà nước, từ đó dẫn đến khi chấp hành dự toán thường xuyên thay đổi các nhiệm vụ chi, chưa tạo điều kiện cho KBNN trong thực hiện kiểm soát chi cũng như sự chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý. Chính vì vậy, việc điều chỉnh dự toán của UBND xã diễn ra thường xuyên, thậm chí tháng 5, tháng 6 đã phải điều chỉnh dự toán. Việc này đã làm tăng một khối lượng công việc đáng kể của cán bộ KBNN. Bên cạnh đó, do trình độ cán bộ kế toán ngân sách xã còn nhiều hạn chế nên việc theo dõi tình hình sử dụng dự toán còn chưa kịp thời dẫn đến khi đến Kho bạc để rút dự toán, sau khi cán bộ kế toán Kho bạc nhập chứng từ rút mới phát hiện quá dự toán.
Thứ hai, việc thực hiện hạch toán theo mục lục ngân sách đối với ngân sách xã còn khá phức tạp. Tình trạng hạch toán sai mục mục ngân sách diễn ra thường xuyên, liên tục. Tên tiểu mục chi của mục lục ngân sách không khớp với nội dung chi. Hình thức theo dõi cấp phát, thanh toán, quyết toán còn có nhiều điểm chưa phù hợp với trình độ cán bộ cấp xã hiện nay.
Thứ ba, trong việc quản lý chi ngân sách xã, thường thì các xã tuỳ theo nguồn thu nhiều hay ít mà chi cao hay thấp. Điều này sẽ gây lãng phí, tiêu cực trong công tác chi ngân sách. Nhiều xã không tự cân đối được nguồn thu, chi để xảy ra tình trạng nợđọng sinh hoạt phí, trợ cấp của cán bộ xã. Các khoản chi hội nghị, tiếp khách thường rất lớn, trong khi các khoản chi cho sửa chữa thường xuyên kém hiệu quả, tiêu cực và lãng phí.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
Thứ tư, cá biệt có một sốđơn vị cấp xã khi thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN chưa chủ động chấp hành đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của nhà nước. Một bộ phận không nhỏ các đơn vị cấp xã, khi thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN chưa chủ động hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán.
Thứ năm, tình trạng chưa có đầy đủ hồ sơ, chứng từ (hóa đơn) khi thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách xã còn diễn ra phổ biến tại một sốđơn vị cấp xã. Việc lập các hồ sơ, thủ tục như dự toán, hợp đồng kinh tế trong thanh toán một số khoản chi thường xuyên ngân sách xã tại các đơn vị cấp xã, trước khi thanh toán qua KBNN chưa thống nhất. Việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từđối với cấp xã còn nhiều bất cập.
Thứ sáu, chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Thanh Hà trong những năm qua tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn khá cao. Hình thức thanh toán đối với chi hàng hoá, dịch vụ từ ngân sách xã qua KBNN mà đối tượng cung cấp hàng hoá dịch vụ là đối tượng không thường xuyên, chưa có tài khoản thanh toán về cơ
bản vẫn thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.
Thứ bảy, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khi ký hợp đồng với đơn vị
cung cấp hàng hoá dịch vụ đôi khi vượt dự toán được giao hoặc vượt nguồn ngân sách được cấp. Mua sắm sữa chữa không có dự toán, không có nguồn đảm bảo dẫn
đến công nợ còn tồn đọng.
Thứ tám, công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã còn mang tính hình thức. Thể hiện ở chỗ việc cơ quan Tài chính duyệt quyết toán chi của đơn vị
thực chất mới chỉ dừng ở giác độ kiểm tra những tiêu thức tổng hợp về nguồn kinh phí đã nhận, một số khoản chi tiêu lớn, chưa kiểm tra được toàn bộ các khoản chi tiêu của đơn vị.
Bên cạnh đó, vai trò của cơ quan kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước trong việc kiểm toán các báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp hầu như chưa được nhắc đến. Chính vì vậy, tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính chưa có độ tin cậy cần thiết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hệ thống các văn bản hướng dẫn về cấp phát, kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Luật NSNN (sửa đổi) chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Thông tư
60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt
động tài chính khác của xã, phường, thị trấn: Một số nội dung đã quá cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu hoặc lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thay đổi liên tục, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không nắm bắt kịp thời. Các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN mặc dù đã được nghiên cứu bổ sung và sửa đổi (chế độ công tác phí, hội nghị,…) song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Thứ ba,việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã đối với mua sắm tài sản như hiện nay còn dẫn đến thất thoát NSNN và sử dụng không hiệu quả tài sản. Việc kiểm soát mua sắm tài sản có một thực tế là các đơn vị ngân sách xã cùng mua sắm một loại tài sản, có cùng hãng sản xuất, cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng nước sản xuất nhưng giá trị thanh toán trên các hồ sơ, tài liệu gửi KBNN Thanh Hà khác nhau. Chưa có các quy định của Nhà nước để KBNN từ chối thanh toán.
Mặt khác, việc mua sắm tài sản hiện nay ở một sốđơn vị ngân sách xã có xu hướng mua những tài sản có chất lượng kém, xuất xứ hàng hoá không rõ ràng hoặc
đã quá lạc hậu, nhưng giá mua vẫn tương đương với các hàng hoá cùng loại có chất lượng cao. Điều này dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN, tình trạng tham nhũng trong mua sắm tài sản và sử dụng tài sản không hiệu quả. Vì vậy, cần có phương thức kiểm soát mua sắm tài sản mới để khắc phục tình trạng trên.
Thứ tư, việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã theo hình thức dự toán chưa gắn với hiệu quả chi tiêu NSNN, chưa tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách. Kiểm soát chi của KBNN vẫn dựa theo phương thức quản lý đầu vào (dự
toán, tiêu chuẩn, định mức), chưa chú trọng đến kết quả đầu ra, chưa tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
Thứ năm, việc quy trách nhiệm của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã chưa cụ thể, rõ ràng. Trong quá trình quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện nay, có nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia vào quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN. Tuy có phân định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
nhưng chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt là quy trách nhiệm của KBNN, người chuẩn chi đến
đâu trong mỗi khoản chi tiêu của đơn vị.
Thứ sáu, điều kiện địa lý, điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN.
Thứ bảy, cơ quan tài chính tại địa phương chưa kiên quyết trong kiểm tra quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp xã.
b) Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, đối với cán bộ xã, trình độ năng lực của cán bộ xã còn hạn chế. Nguyên nhân là thường xuyên có biến động về cán bộ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ
tài chính, kế toán ngân sách xã. Ví dụ sau Đại hội Đảng và bầu cử Hội đồng nhân dân xã, huyện Thanh Hà thay đổi tới gần 2/3 Chủ tịch UBND xã (chủ tài khoản ngân sách xã) và số cán bộ kế toán ngân sách xã cũng có nhiều thay đổi. Trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức pháp luật của cán bộ công chức xã chưa cao. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức xã còn nhiều hạn chế không kịp đáp ứng yêu cầu quản lý tại địa phương. Một số Thủ trưởng đơn vị ngân sách xã chưa nắm được kịp thời nguyên tắc quản lý tài chính, còn thiếu ý thức chấp hành công tác quản lý chi NSNN.
Bên cạnh đó, xã là cấp chính quyền cơ sở có nhiều khó khăn, phức tạp trong quản lý điều hành nhất là về kinh tế tài chính. Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với cấp xã đã được điều chỉnh thường xuyên, nhưng nhiều mặt còn chưa phù hợp. Các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm tra kiểm soát thẩm định chủ yếu dựa trên hồ sơ chứng từ sau khi nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Không kịp thời phát hiện để chấn chỉnh, ngăn chặn sai phạm và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai, lực lượng cán bộ KBNN Thanh Hà nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã còn yếu và trình độ chưa đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
đều. Đặc biệt là một số cán bộ lớn tuổi làm việc còn mang tính cảm tính, theo “đường mòn lối cũ”, dập khuôn, ngại thay đổi, ít có sáng kiến, cải tiến trong công việc, chưa chủđộng trong công tác. Việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN theo Luật Ngân sách sửa đổi làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn trong khi sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của
đội ngũ cán bộ KBNN chưa tương ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN.
Thứ ba, việc thực hiện chu trình quản lý ngân sách còn nhiều bất cập. Hệ
thống thông tin, phương tiện quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN hiện nay chưa đáp ứng được quá trình cải cách tài chính công và hội nhập quốc tế, chưa gắn kết được các khâu lập, phân bổ và kiểm soát trong chu trình quản lý NSNN. Đặc biệt là việc lập và phân bổ dự toán NSNN, dự toán được lập và phân bổ rất chậm, nhất là đầu năm ngân sách. Đây là một hạn chế lớn cần hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách từ
khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách.
Tóm lại, mỗi cách tiếp cận có thể cho những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, có thể tóm tắt nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN nói riêng và chất lượng công tác quản lý ngân sách xã tại địa phương nói chung bằng ba nhóm nguyên nhân sau:
Một là, cơ chế, chính sách quản lý NSNN chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các đòi hỏi của thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại địa phương.
Hai là, việc triển khai, tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quản lý NSNN nói chung, và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN nói riêng tại địa phương chưa thực sự tốt.
Ba là, thiếu quy định cụ thể về tổ chức thực hiện, chỉđạo thực hiện, kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý NSNN nói chung, và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN nói riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
4.4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN trên địa bàn huyện Thanh Hà