3.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí tại Kho bạc Nhà nước Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Dương
Tổ chức bộ máy của KBNN Thanh Hà gồm 13 người trong đó Ban lãnh đạo gồm 2 người; tổ kế toán biên chế 6 người; tổ Kho quỹ biên chế 2 người; tổ KHTH biên chế 3 người trong đó có 2 bảo vệ. Đây là mô hình được áp dụng tại nhiều đơn vị KBNN cấp huyện trong hệ thống KBNN cũng tuỳ theo mức độ công việc cũng như yêu cầu nhiệm vụ thì có thểđiều chỉnh tăng theo quyết định của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
Sơđồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của đơn vị
* Giám đốc: Phụ trách chung, phụ trách công tác tổ chức, thanh tra, trực tiếp phụ trách tổ Kế hoạch tổng hợp, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của đơn vị.
* Phó giám đốc: Thực hiện theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm với những nghiệp vụ được Giám đốc uỷ quyền, trực tiếp phụ trách Tổ Kế
toán; Kho quỹ.
* Các tổ trưởng: Chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo phụ trách và trực tiếp điều hành hoạt động chuyên môn do mình đảm nhận.
3.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Tổ Kế toán KBNN Thanh Hà gồm 6đ/c có trình độ Cử nhân kinh tế, các kế
toán viên đều rất trẻđược đạo tạo bài bản chính quy và là các cán bộ có năng lực và có khả năng tiếp cận rất nhanh nghiệp vụ chuyên môn và yêu cầu của nhiệm vụ. Sự
phân công trong tổ được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước theo
đúng tinh thần tại công văn 1472/KBNN-KTNN ngày 28/5/2012 về việc hướng dẫn bố trí bộ máy kế toán trong điều kiện triển khai dự án TABMIS. Đảm bảo đúng nguyên tắc yêu cầu nghiệp vụ, tạo điều kiện tối đa cho việc phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ và luân chuyển cán bộ sau này.
Trong thực hiện nghiệp vụ kế toán đều được qui trình hoá như: qui trình giao nhận chứng từ; qui trình kiểm soát chứng từ; qui trình kiểm soát chi; qui trình luân chuyển chứng từ… hiện nay đơn vị đang hoàn thiện thực hiện mô hình giao dịch
Giám đốc
Phó Giám đốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến làm việc. Hệ thống sổ sách
được chuẩn hoá phù hợp với điều kiện áp dụng dự án TABMIS, hệ thống văn bản phục vụ công tác kiểm soát chi được cập nhật kịp thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thực hiện nhiệm vụ và kiểm soát chi NSNN của đơn vị.
Sơđồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán chi NSNN tại KBNN Thanh Hà
* Đ/c Lãnh đạo phụ trách kế toán chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động và xử lí nghiệp vụ phân công tổ chức của tổ kế toán. Ký duyệt toàn bộ chứng từ thu, chi và các báo cáo nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kế toán của đơn vị.
* Đ/c Kế toán trưởng: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động chuyên môn của tổ
kế toán. Ký chức danh kế toán trưởng và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo về mọi quyết định của mình trong công tác chuyên môn.
* Các đ/c KTV Chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp từ đ/c Kế toán trưởng, trực tiếp thực thi công tác nhận, kiểm soát chứng từ. Ký chức danh kế toán viên trên chứng từ và chịu trách nhiệm trước đ/c Kế toán trưởng về mọi hoạt động chuyên môn của mình.
Chính sách và nội dung công tác kế toán là:
1) Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc:
- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn huyện, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách;
- Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định;
KTV phụ trách khu Hà Đông Kế toán trưởng KTV phụ trách khu Hà Tây KTV phụ trách khu Hà Nam KTV phụ trách khu Hà Bắc KTV phụ trách giao dịch NH Ban giám đốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 - Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; thống kê, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện;
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện;
- Mở và quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN huyện tại ngân hàng thương mại theo chếđộ quy định, thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định;
- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN huyện;
- Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN huyện.
2) Tổ chức thực hiện nhiệm vụđược giao theo kế hoạch đã được phê duyệt. 3) Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi NSNN qua KBNN huyện. 4) Thực hiện phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ. 5) Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN huyện.
6) Thực hiện công tác thống kê, điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kế toán và báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực kế toán theo chếđộ quy định.
7) Quản lý kinh phí nội bộ, thực hiện hạch toán kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do KBNN tỉnh cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định.
8) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN huyện giao.
3.1.3.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Thanh Hà a) Nội dung các khoản chi NSNN cơ bản tại KBNN Thanh Hà
Nội dung các khoản chi tại KBNN Thanh Hà được thực hiện theo Luật Ngân sách; Nghị định 60/2003/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách, cơ bản bao gồm :
* Chi đầu tư phát triển :
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 - Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật;
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
- Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; - Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
* Chi thường xuyên :
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế,
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; - Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Hội cựu chiến binh, Hội liên hợp phụ nữ, Hội nông dân… ;
- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
* Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay (chi trả công trái, trái phiếu).
* Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghịđịnh 60/2003/NĐ-CP.
* Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
b) Tổ chức hệ thống tài khoản
Việc mở và sử dụng tài khoản KBNN Thanh Hà thực hiện theo Thông tư
hướng dẫn của Bộ Tài chính số109/2011/TT-BTC, ngày 1/8/2011. Hiện nay KBNN Thanh Hà quản lý 116 đơn vị mở tài khoản giao dịch tương ứng với 1018 tài khoản.
Bảng 3.1: Thống kê tài khoản các đơn vị mở tại KBNN Thanh Hà
STT Đơn vị TK Dự toán TK tiền gửi Tài khoản ngoại bảng Tổng 1 Khối trường học 284 249 284 817 2 Khối xã 250 123 250 623 3 Khối NS huyện 18 93 18 129 4 Khối NS tỉnh 20 20 19 59 5 Khối NSTW 16 11 13 40 Tổng số TK 1.668
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của KBNN Thanh Hà) Hệ thống tài khoản được KBNN Thanh Hà áp dụng theo Thông tư
08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước tại Công văn số: 388 /KBNN-KTNN, ngày 1/3/2013 của Kho bạc Nhà nước V/v hướng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc TABMIS)
Bảng 3.2: Số lượng đơn vị và tài khoản giao dịch với KBNN Thanh Hà
Năm Số lượng đơn vị giao dịch Số lượng Tài khoản Doanh số hoạt động (Trđ) Tỷ lệ tăng trưởng doanh số (%) 2010 80 1.595 1.899.943 2011 86 1.626 2.495.157 31 2012 103 1.645 3.087.558 24 2013 116 1.668 3.862.752 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Trong giao dịch thanh toán, KBNN Thanh Hà hiện đang quản lý 1.668 tài khoản của 116 đơn vị giao dịch. Trong đó, 623 tài khoản của 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Doanh số hoạt động năm 2010 là 1.899 tỷ đồng, tăng lên tới 3.862 tỷ đồng trong 2013. Doanh số hoạt động bình quân giai đoạn 2010-2013 là trên 2.836 tỷ đồng/năm. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoạt động từ 24-31%/năm, mặc dù số
lượng đơn vị giao dịch và số lượng tài khoản không tăng nhiều. Nguyên nhân chủ
yếu tạo ra sự tăng trưởng doanh số là quy mô chi tăng lên, đặc biệt là chi đầu tư cho phát triển, công nghiệp hóa nông thôn tại địa phương.
3.1.4. Thuận lợi, khó khăn và chiến lược phát triển - Thuận lợi