4.4.2.1. Hoàn thiện những quy định về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã, xây dựng hệ thống định mức phù hợp thực tế
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tập trung xây dựng mới hoặc sửa
đổi bổ sung kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu Ngân sách, đảm bảo phù hợp với thực tế, phù hợp với khả năng của Ngân sách để
làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán Ngân sách.
Thiết lập và hoàn thiện quy trình kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước: Kiểm soát trước, Kiểm soát trong và Kiểm soát sau. Cụ thể:
Kiểm soát trước
Kiểm soát chi do Kho bạc Nhà nước thực hiện xảy ra vào giai đoạn cuối của quy trình chấp hành chi Ngân sách Nhà nước, tức là vào thời điểm chi trả. Vào thời
điểm này thường đã tồn tại một cam kết pháp lý giữa một bên là đơn vị thụ hưởng ngân sách - đại diện cho Nhà nước và một bên là người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Nếu tại thời điểm này, Kho bạc Nhà nước ngăn chặn không thực hiện thanh toán chi trả do phát hiện một sai sót nào đó thì sẽ dẫn đến thiệt hại cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (nếu hành vi mua bán đã hoàn thành) hoặc công vụ của đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước bịđình trệ. Và khi đó mọi sự tranh chấp chỉ có thể giải quyết bằng con đường Toà án. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng này cần có một cơ chế kiểm soát trước khi chi.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát trước đối với tất cả các khoản chi là chưa thể thực hiện được ngay, đặc biệt là đối với việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ thuộc nhóm chi thường xuyên. Nhưng đối với việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ có giá trị lớn thuộc nhóm chi thường xuyên là hoàn toàn có thể thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Nhiệm vụ kiểm soát trước đối với các khoản chi phải đấu thầu giao cho cơ
quan tài chính đảm nhận. Có nghĩa là trong các hội đồng đấu thầu mua sắm hàng hoá và dịch vụ nhất thiết phải có thành viên là đại diện hợp pháp của cơ quan tài chính trung ương hoặc địa phương có trách nhiệm tư vấn và giám sát các vấn đề
liên quan đến tài chính như giá cả, khả năng thanh khoản của ngân sách, phương thức thanh toán, chi trả, cách thức tính giá,...Làm tốt công tác này có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn, phòng ngừa các sai sót trước khi chọn nhà thầu cũng như
là các vấn đề khác khi ký kết hợp đồng kinh tế.
Kiểm soát trong
Kho bạc Nhà nước có chức năng quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và là đơn vịđược Nhà nước giao cho nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát khi thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước đã chuẩn chi.Chính vì vậy để tránh chồng chéo về nội dung kiểm soát giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cần xác định rõ nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, có như vậy mới phân định được chức năng, nhiệm vụ của các
đơn vị trong quá trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước.
Phạm vi kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ mua bán; tính hợp pháp của các chữ ký của người chuẩn chi và kế toán trưởng đơn vị; số tiền chi trả có nằm trong dự toán được duyệt và có
đúng mục lục ngân sách hay không và cuối cùng là việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Kho bạc Nhà nước phải thiết lập các quy trình kiểm soát, thanh toán phù hợp với tính chất, nội dung của từng khoản chi. Ví dụ: Chi thường xuyên.
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên
- Đối với khoản chi thường xuyên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chếđấu thầu: Theo cơ chế hiện hành về mua sắm hàng hoá, phương tiện làm việc của các cơ
quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội và lực lượng vũ trang có giá trị trên 100 triệu đồng phải thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, do quy định còn quá chung chung nên các đơn vị thường có xu hướng "lách luật" bằng cách mua sắm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 nhiều lần hoặc mua của nhiều nhà cung cấp sao cho mỗi hợp đồng có giá trị dưới 100 triệu đồng để không phải đấu thầu.
Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đề nghị quy chế đấu thầu nên quy
định cụ thể như sau: Mức trên 100 triệu đồng phải đấu thầu theo quy chế của Chính phủ được áp dụng cho các trường hợp: Các khoản chi riêng lẻ có giá trị trên 100 triệu đồng; Mua sắm cùng một chủng loại hàng hoá, dịch vụ trong dự toán năm
được duyệt có giá trị trên 100 triệu đồng; Mua sắm hàng hoá, dịch vụ của 1 nhà cung cấp trong một năm có giá trị trên 100 triệu đồng.
Để được thanh toán, người chuẩn chi phải gửi đến KBNN các tài liệu sau: Kết quả trúng thầu; Hợp đồng kinh tế; Các hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác chứng minh là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụđã hoàn thành.
KBNN kiểm soát về dự toán, mục lục Ngân sách , tính pháp lý của các hồ sơ tài liệu sau đó thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
- Đối với những khoản chi thường xuyên không phải đấu thầu: Theo cơ chế
hiện hành các khoản chi còn lại không phải đấu thầu như chi lương, các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm khác, các đơn vị (chuẩn chi) được phép và thường họ làm như sau: ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để trả lương cho cán bộ và mua sắm hàng hoá, dịch vụ sau đó đến thanh toán với KBNN bằng các bảng kê chứng từ thanh toán do chuẩn chi ký. Theo cơ chế này, một mặt KBNN khó lòng có thể kiểm soát việc chi tiêu của đơn vị, mặt khác đây là nguyên nhân gây ra tình trạng sử dụng tiền mặt quá nhiều trong thanh toán.
Đề nghị cơ chế kiểm soát các khoản chi này như sau:
Đối với chi lương, các khoản có tính chất lương: Trong khi việc mở tài khoản cá nhân của cán bộ công chức tại các ngân hàng chưa thực hiện, trước mắt, vẫn cho phép áp dụng phương thức cấp phát hiện hành, có nghĩa là cho phép các
đơn vị rút tiền mặt về quỹ để chi trả cho công chức. Tuy nhiên Nhà nước mà trực tiếp là hệ thống ngân hàng và ngành tài chính phải có biện pháp tích cực nhằm tạo
điều kiện và khuyến khích các cá nhân, trong đó có công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng để Kho bạc Nhà nước chuyển lương của họ vào thẳng tài khoản của họ tại ngân hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
Đối với các khoản chi còn lại, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát đến chứng từ chi tiêu của đơn vị. Đồng thời thực hiện việc thanh toán thẳng cho các đơn vị
cung cấp hàng hoá, dịch vụ, hạn chế tối đa việc rút tiền mặt về quỹđơn vịđể tự chi. Trong quá trình chi Ngân sách Nhà nước còn có sự tham gia của Thanh tra Tài chính và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sử dụng ngân sách. Đây là việc kiểm tra thường xuyên và đột xuất của cơ quan quản lý cấp trên và thanh tra tài chính đối với các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước trong việc chấp hành các quy
định về quản lý kinh tế và tài chính.
Kiểm soát sau
Kiểm soát sau được tiến hành sau khi dự toán chi Ngân sách Nhà nước đã
được chấp hành có nghĩa là sau khi năm ngân sách kết thúc. Toàn bộ công tác kiểm soát sau gắn chặt với khâu quyết toán Ngân sách Nhà nước liên quan đến cơ quan quản lý các cấp, Kiểm toán Nhà nước. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát sau khi chi đồng nghĩa với việc đổi mới công tác quyết toán Ngân sách Nhà nước.
4.4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN Thanh Hà.
Trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN, phải thực hiện tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã. Yêu cầu:
Có năng lực chuyên môn cao.
Được đào tạo và bồi dưỡng bài bản.
Am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế, xã hội cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Có tư cách, phẩm chất tốt.
Có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao.
4.4.2.3. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã.
Phải tăng cường trang bị cơ sở vật chất về Tin học, hiện đại hoá công nghệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 chuẩn mực quốc tế trong tương lai, xây dựng kho dữ liệu tích hợp thống nhất trong toàn ngành.
Xây dựng các phầm mềm ứng dụng tin học nhằm quản lý các thông tin phục vụ công tác kiểm soát chi thường xuyên và đưa ra những chỉ dẫn hoặc cảnh báo, hỗ trợ cán bộ, công chức chỉ đạo công tác kiểm soát chi, tra cứu, đối chiếu, lưu ý,… khi kiểm soát chi hồ sơ, chứng từ thanh toán của một đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể như:
- Hỗ trợ kiểm soát về mẫu dấu, chữ ký đơn vị cấp xã đã đăng ký tại KBNN. - Hỗ trợ kiểm soát phân bổ dự toán chi thường xuyên của đơn vị cấp xã. - Hỗ trợ kiểm soát tiêu chuẩn, định mức chi.
- Hệ thống cảnh báo, nhắc nhởđối với từng nội dung thanh toán về hình thức cấp phát và phương thức chi trả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN.
4.4.2.4.Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt
Mở rộng đối tượng, phạm vi triển khai thanh toán cá nhân qua thẻ ATM. Phối hợp với ngân hàng thương mại, đơn vị sử dụng ngân sách nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiệp vụ, điều kiện kỹ thuật, phạm vi áp dụng, phương thức kiểm soát chi NSNN thanh toán qua thẻ mua hàng của các đơn vị sử dụng ngân sách tại các điểm chấp nhận thẻ.
4.4.2.5. Phối hợp tốt với cơ quan tài chính để tham mưu cho lãnh đạo địa phương điều hành ngân sách.
Thực tế trong những năm qua số chi chuyển nguồn của các địa phương nói chung và của huyện Thanh Hà nói riêng rất lớn và thường năm sau nhiều hơn năm trước. Đây là hệ quả của việc lập và phân bổ dự toán không sát với nhu cầu thực tế
của đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là ngân sách xã. Nhiều nội dung công việc
đơn vị không thể triển khai thực hiện được trong năm phải xin chuyển sang năm sau. Còn một lý do nữa là một số đơn vị thụ hưởng ngân sách sau khi đã tạm ứng kinh phí mà không quan tâm đến việc hoàn tất hồ sơ thanh toán với Kho bạc Nhà nước hoặc không có hồ sơ thanh toán do công việc không thể triển khai. Sau đó vẫn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Để hạn chế việc chi chuyển nguồn nói trên và nâng cao hơn nữa hiệu quả
kiểm soát chi qua KBNN, KBNN Thanh Hà cần phải phối hợp tốt với cơ quan Tài chính để tham mưu cho lãnh đạo địa phương điều hành ngân sách, hạn chế việc chi chuyển nguồn hàng năm tại huyện Thanh Hà.
Cụ thể phối hợp với cơ quan Tài chính huyện để thực hiện một số nội dung sau:
- Hạn chế việc cho phép điều chỉnh dự toán và kết chuyển nguồn sang năm sau của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, đặc biệt là ngân sách xã trừ các trường hợp
đặc biệt theo chế độ quy định nhằm để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc lập dự toán hàng năm.
- Tham mưu cho chính quyền địa phương hạn chế cho phép các đơn vị
chuyển số dư tạm ứng qua nhiều năm và cương quyết xử lý thu hồi đối với các trường hợp tạm ứng dây dưa. Ngoài biện pháp cắt giảm dự toán tương ứng năm sau
để khấu trừ, cấp có thẩm quyền địa phương cần có biện pháp xử lý hành chính hữu hiệu khác để buộc đơn vị hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước khoản kinh phí đã tạm ứng không có hồ sơ thanh toán.
- Chỉ đạo bộ phận kiểm soát chi của KBNN hạn chế cho các đơn vị thụ
hưởng ngân sách tạm ứng vào những tháng cuối năm khi chưa có hồ sơ ban đầu đối với các khoản chi lớn mà không có khả năng hoàn tất hồ sơđể thanh toán tạm ứng trong năm ngân sách.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ