Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước có liên quan tới đề tài

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 35)

Hệ thống KBNN Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990, trong quá trình hoạt động của Hệ thống KBNN Việt Nam, luôn có những chính sách

đổi mới và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ và các chính sách chếđộ của Nhà nước, để đáp ứng với sự phát triển toàn diện của đất nước. Luật NSNN; Chiến lược phát triển hệ thống KBNN; các hội thảo, đề tài khoa học; những nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài ngành; các luận văn, bài báo viết về KBNN với nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số nghiên cứu với các nội dung cơ bản sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 PGS.TS Hà Đức Trụ (2000), “Đổi mới cơ chế quản lý quỹ ngân sách Nhà

nước trong hệ thống KBNN giai đoạn 2001-2010”, nêu lên quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, trước hết phải có cơ chế, chính sách, những định hướng cơ bản; đồng thời phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý NSNN, trong đó cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước là hai cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện đổi mới cơ

chế quản lý quỹ NSNN.

Tác giả Đỗ Thị Nhung có bài viết đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia “Kiểm soát chi ngân sách xã - Những vấn đề đặt ra”, nêu lên Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán. Chủ tịch UBND xã vừa là người trực tiếp điều hành ngân sách xã, vừa thực hiện chuẩn chi ngân sách xã, kế toán của xã vừa làm kế toán ngân sách xã vừa làm kế toán chi tiêu trực tiếp ở xã. Do những

đặc điểm như vậy nên công tác quản lý tài chính ngân sách xã rất đa dạng và phức tạp. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN nói chung, ngân sách xã nói riêng luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu là các khoản chi ngân sách xã phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi ngân sách xã sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý ngân sách xã, đồng thời góp phần thực hành tiết kiệm, ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát.

Và còn rất nhiều các bài viết khác đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia đề cập đến công tác kiểm soát chi NSNN, công tác kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN.

Một số luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, đề cập đến công tác kiểm soát chi NSNN, ngân sách xã qua KBNN như: Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Đỗ Thị Thu Trang, trường Đại học Đà Nẵng về “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên

qua KBNN Khánh Hoà”; Luận văn Thạc sĩ kinh tế Lê Thị Hải Vân về “Kiểm soát chi

thường xuyên ngân sách xã qua KBNN tỉnh Kon Tum”, trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu khoa học về “Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 và Ths Nguyễn Quang Hưng, Trưởng phòng Kho quỹ KBNN Hải Dương làm Chủ

nhiệm đề tài.

Về lý luận và thực tiễn, các tác giảđã đưa ra nhiều những vấn đề quan trọng liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Đánh giá kết quảđạt được, nêu lên những hạn chế, từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu, đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng qua KBNN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 35)