Số lượng đơn vị và tài khoản giao dịch với KBNNThanh Hà

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 46)

Năm Số lượng đơn vị giao dịch Số lượng Tài khoản Doanh số hoạt động (Trđ) Tỷ lệ tăng trưởng doanh số (%) 2010 80 1.595 1.899.943 2011 86 1.626 2.495.157 31 2012 103 1.645 3.087.558 24 2013 116 1.668 3.862.752 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Trong giao dịch thanh toán, KBNN Thanh Hà hiện đang quản lý 1.668 tài khoản của 116 đơn vị giao dịch. Trong đó, 623 tài khoản của 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Doanh số hoạt động năm 2010 là 1.899 tỷ đồng, tăng lên tới 3.862 tỷ đồng trong 2013. Doanh số hoạt động bình quân giai đoạn 2010-2013 là trên 2.836 tỷ đồng/năm. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoạt động từ 24-31%/năm, mặc dù số

lượng đơn vị giao dịch và số lượng tài khoản không tăng nhiều. Nguyên nhân chủ

yếu tạo ra sự tăng trưởng doanh số là quy mô chi tăng lên, đặc biệt là chi đầu tư cho phát triển, công nghiệp hóa nông thôn tại địa phương.

3.1.4. Thun li, khó khăn và chiến lược phát trin - Thun li - Thun li

- Đội ngũ cán bộ công chức tại KBNN Thanh Hà nói chung và bộ phận kế

toán nói riêng đa phần là trẻ có trình độ nghiệp vụ tốt, tiếp cận nhanh với nền công nghệ thông tin tiên tiến.

- Hệ thống văn bản phục vụ công tác kế toán chi và kiểm soát chi luôn được cập nhật kịp thời.

- Sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc trong công tác kế toán thu chi NSNN tốt. Mặt khác Kho bạc cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Kho bạc tỉnh;Chính quyền địa phương nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ.

- Đơn vị có một đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán giỏi về nghiệp vụ, có

đạo đức nghề nghiệp tốt, cầu thị, có chí tiến thủ.

- Khó khăn

- Các đơn vị thụ hưởng NSNN đa phần thường mong muốn né tránh sự kiểm soát của Kho bạc, việc lập chứng từ giả để lợi dụng vốn ngân sách vi phạm pháp luật hiện nay vẫn diễn ra và diễn ra rất tinh vi.

- Hệ thống văn bản phục vụ công tác kế toán chi và kiểm soát chi luôn được cập nhật kịp thời nhưng nhiều văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, thiếu thực tế dẫn đến khó khăn cho việc triển khai áp dụng nghiệp vụ kế toán.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Sự không đồng bộ về trình độ chuyên môn của các kế toán tại các đơn vị

thụ hưởng NSNN làm cho việc thực hiện nhiệm vụ của kho bạc rất vất vả trong việc hướng dẫn, giải thích nghiệp vụ.

- Sức ép công việc ngày càng nặng nhất là khi triển khai dự án TABMIS cũng là khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó biên chế thì mỏng rất khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ và hợp công trong thực hiện.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu nhp thông tin

Tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu về số liệu phân tích, bộ câu hỏi điều tra trắc nghiệm nhằm tìm hiểu thực trạng hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN Thanh Hà.

Đối tượng điều tra trắc nghiệm: Các cán bộ là kế toán viên KBNN Thanh Hà trực tiếp kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã, các cán bộ kế toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Hà.

Yêu cầu đối với số liệu thu thập từ điều tra bằng hình thức trắc nghiệm: về

cơ bản phải đảm bảo đại diện cho các xã nhằm tìm ra tính quy luật của vấn đề

nghiên cứu.

Nội dung điều tra trắc nghiệm tập trung vào hai phần:

- Một số chỉ tiêu cơ bản về điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên, số lượng tài khoản giao dịch, sốđơn vị giao dịch trên địa bàn...

- Phỏng vấn các cán bộ KBNN làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã bằng một bộ câu hỏi trắc nghiệm về các vấn đề có liên quan đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)