Nôi dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số món Tỷ lệ (%) Số món Tỷ lệ (%) Số món Tỷ lệ (%) Số món chi chưa chấp hành đúng thủ tục 69 100 92 100 110 100 Trong đó
Ngân sách trung ương 1 1 0 0 5 6
Ngân sách tỉnh 3 4 12 13 6 8
Ngân sách huyện 12 17 14 15 20 25
Ngân sách xã 53 77 66 72 79 61
(Nguồn: Tổng hợp theo dõi hàng năm KBNN Thanh Hà)
Tuy nhiên cũng phải xem xét đến số lượng chứng từ, cấp ngân sách xã luôn có số lượng chứng từ lớn và nhiệm vụ chi cũng phong phú, đa dạng nhưng một số định mức, tiêu chuẩn còn chưa rõ ràng và đặc biệt còn nhiều món chi phát sinh do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
Bảng 4.9: Số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã qua KBNN Thanh Hà giai đoạn năm 2011 đến năm 2014 Số món chưa chấp hành đúng thủ tục Số tiền từ chối thanh toán (triệu đồng) Trong đó Chi vượt dự toán Sai mục lục ngân sách Sai các yếu tố trên chứng từ Sai chếđộ tiêu chuẩn định mức Thiếu hồ sơ thủ tục 2012 53 287 36 85 34 52 80 2013 66 354 45 69 50 67 123 2014 79 458 56 83 63 69 187 Tỷ lệ tăng trưởng trung bình/năm(%) 30.48 36.81 49.81 -2.05 94.05 25.43 108.59 Tổng cộng 234 1 281 155 329 158 224 415 Tỷ trọng nguyên nhân từ chối(%) 100.0 12.1 25.7 12.3 17.5 32.4
(Nguồn: Báo cáo kiểm soát chi hàng năm KBNN Thanh Hà)
Thứ nhất ta thấy số lượng và giá trị các khoản chi thường xuyên chưa chấp hành đúng thủ tục của KBNN đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ sự kỹ càng, cẩn thận của các cán bộ KBNN. Năm 2011, số món chưa chấp hành đúng thủ tục là 36, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên 79; tỷ lệ tăng trưởng trung bình 30.48%/năm. Số
tiền từ chối thanh toán tăng từ 182 triệu đồng năm 2011 lên 458 triệu đồng năm 2014, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 36.81%/năm trong giai đoạn 2011-2014.
Số liệu bốn năm phân tích chi thường xuyên ngân sách xã từ năm 2011 đến năm 2014 thể hiện việc từ chối thanh toán chủ yếu là do thiếu hồ sơ thủ tục (tỷ
trọng 32,4%), gây cản trở trong việc kiểm soát chi. Bên cạnh đó trong công tác chi thường xuyên ngân sách xã việc sai mục lục ngân sách vẫn còn ở mức cao (tỷ trọng 25,7%/năm) sau thiếu hồ sơ thủ tục. Trong bốn năm từ năm 2011 đến năm 2014, số
tiền từ chối do sai mục lục ngân sách nhà nước là 329 triệu đồng, còn số tiền từ chối do thiếu thủ tục hồ sơ là 415 triệu đồng. Qua bảng số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã của KBNN Thanh Hà cho thấy tình trạng nắm bắt mục lục ngân sách, nắm bắt chếđộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 thanh toán của kế toán ngân sách xã và việc điều hành ngân sách của các chủ tài khoản không cao.
Thứ hai, quy mô dự toán bị hủy (số tuyệt đối) tăng lên theo thời gian, thể
hiện tình trạng các đơn vị ngân sách xã lập dự toán chi thường xuyên không sát với thực tế chi vẫn tiếp diễn. Điều này cho thấy trình độ của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế. Một nguyên nhân khác nữa là do một số xã không đạt được các nguồn thu theo dự toán.
Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, dự toán chi không hết. Theo quy định của Luật ngân sách và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, toàn bộ số dư dự toán không khoán sử dụng không hết sẽ bị hủy bỏ và báo cáo về phòng tài chính và UBND xã theo quy định.
4.1.2.3. Chất lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã
Theo nhận xét, đánh giá của các cán bộ, công chức được phỏng vấn thì tình trạng các khoản chi thường xuyên ngân sách xã chưa đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo
đúng quy định diễn ra tại hầu hết các xã. Về chất lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN tại địa phương, các đơn vị ngân sách xã là khối đơn vị có chất lượng hồ sơ, chứng từ còn nhiều hạn chế nhất hiện nay.
Bảng 4.10: Đánh giá chất lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán chi thường xuyên
STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt % 1
Chất lượng hồ sơ chi tiêu của ngân sách xã so với các cấp ngân sách còn lại 100 2 Sự chủ động về hoàn thiện hồ sơ, chứng từ chi của ngân sách xã 0 17 50 33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Tại câu hỏi: “ Theo nhận xét của anh (chị), các đơn vị sử dụng NS 4 cấp là
TW, Tỉnh, Huyện, Xã tại địa phương, các đơn vị thuộc cấp NSNN nào có chất lượng hồ sơ chi tiêu ngân sách còn nhiều hạn chế nhất”. Kết quả 6/6 phiếu = 100% đều cho rằng “Các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn”
- Đánh giá mức độ chủ động hoàn thiện hồ sơ, chứng từ thanh toán: Chỉ có 17% cán bộ kiểm soát chi đánh giá hồ sơ chi đầy đủ đúng chếđộ, 50% phiếu điều tra, phỏng vấn nhận định, các đơn vị giao dịch còn hạn chế và có đến 33% đánh giá rất hạn chế, chưa chủđộng hoàn thiện về hồ sơ, chứng từ thanh toán, thường diễn ra thiếu hồ sơ, lập sai hồ sơ thanh toán.
Tại câu hỏi: “Theo nhận xét của anh (chị), các đơn vị sử dụng NSX trên địa bàn đã hoàn toàn chủ động về hồ sơ thanh toán chi NSX qua KBNN tại địa phương chưa, chất lượng hồ sơ thanh toán hiện nay như thế nào?”. Kết quả là có đến 5/6 phiếu = 83% trả lời “Còn hạn chế, thường diễn ra thiếu hồ sơ, lập sai hồ sơ thanh
toán”, chỉ có 1/6 phiếu = 17% trả lời “Rất chủ động, hồ sơ đầy đủ, đúng chế độ”
4.1.2.4 Công tác kiểm soát chứng từ chi thường xuyên của cán bộ KSC NSX của KBNN Thanh Hà
Bảng 4.11: Đánh giá công tác kiểm soát chứng từ thu chi của cán bộ kiểm soát chi KBNN Thanh Hà STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt % 1
Chất lượng chuyên môn kiểm soát chi của CB KBNN Thanh hà
66 17 17 0
2
Trình độ nghiệp vụ của kế toán thu chi KBNN Thanh hà
32 48 12 8
3
Thái độ hướng dẫn của kế toán thu chi KBNN Thanh hà
32 48 12 8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Theo số liệu khảo sát điều tra, phỏng vấn tại câu hỏi về chi lương, phụ cấp, học bổng sinh hoạt phí là khoản chi đơn giản không cần kiểm soát và không cần bảng kê lẫn chứng từ kèm theo cho thấy, 34% cán bộ, công chức KSC đã không trả lời được câu hỏi: “Việc kiểm soát thanh toán chi Lương, Sinh hoạt phí của các đơn vị giao dịch của KBNN tại địa phương cần có những thủ tục gì ?”; 66% người được phỏng vấn trả lời đúng quy định chỉ cần duy nhất “Giấy rút dự toán, hoặc séc lĩnh tiền mặt, hoặc Ủy nhiệm chi chuyển khoản ” đúng theo quy định về chi thanh toán cá nhân”.
Có đến 48% cán bộ kế toán ngân sách xã đánh giá Trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm hướng dẫn của kế toán thu chi KBNN Thanh hà ở mức độ nắm chăc nghiệp vụ, truyền đạt tốt, và vẫn còn 8% cán bộ kế toán ngân sách xã đánh giá còn lúng túng trong việc hướng dẫn, truyền đạt, một phần cũng vì một số món thu, chi theo đặc thù của địa phương, không có trong quy định cũng dẫn đến lúng túng trong hướng dẫn của cán bộ kiểm soát.
4.1.2.5 Đánh giá chất lượng công tác kế toán NSX trên địa bàn huyện Thanh Hà
Bảng 4.12: Đánh giá về chấp hành dự toán chi thường xuyên khi phát sinh thanh toán chi NSNN của đơn vị cấp xã
STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt %
1 Kiểm soát hồ sơ chi khi
phát sinh thanh toán 12 0 0 88
2
Sự phối hợp giữa KBNN
và Phòng tài chính huyện
Thanh Hà
0 100 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Theo tổng hợp phiếu điều tra có 88% (22/25 phiếu) số người thực hiện ngân sách được hỏi cho biết, mỗi khi thanh toán một khoản chi kinh phí NS thường xuyên, người thực hiện NS chỉ phải kiểm tra xem dự toán của đơn vị tại KBNN thời
điểm thanh toán theo Mã chương, Mã ngành và Mã nguồn kinh phí còn đủ số dư
hay không ( câu số 10)
Với cách kiểm soát đó, người thực hiện NS được phỏng vấn bỏ qua việc tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 - Dự toán chi tiết năm (theo MLNS) được duyệt tại đơn vị thời điểm thanh toán còn đủ số dư
- Tồn quỹ NSX của đơn vị tại KBNN thời điểm thanh toán còn đủ số dư
- Các hồ sơ, chứng từ có liên quan theo quy định đối với từng khoản chi
Để chấp hành đúng quy định về KSC ngân sách qua KBNN, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thuế - Tài chính - KBNN tại địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn.
KBNN Thanh Hà chỉ tham gia KSC TX NSX ở bước cuối cùng trong khâu thứ hai của chu trình ngân sách, trước khi xuất quỹ NSX tại KBNN, trong khi đó, phòng Tài chính huyện tham gia KSC ngân sách ở cả ba khâu của chu trình ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán NSX. Các khoản chi của các
đơn vị cấp xã qua KBNN về cơ bản được kiểm soát theo đúng quy định của Luật NSNN. Việc đối chiếu và xác nhận số liệu quyết toán CTX NSX qua KBNN của các đơn cấp xã theo yêu cầu của cơ quan Tài chính quy định, KBNN chỉđối chiếu, xác nhận về tổng số kinh phí đơn vịđã chi qua KBNN.
Trong quá trình kiểm soát quyết toán CTX NSX, phòng Tài chính thường tập trung kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi; việc chấp hành tiêu chuẩn, định mức chi, chưa đối chiếu sốđề nghị quyết toán thực tế tại đơn vị cấp xã với phân bổ dự toán chi tiết được duyệt và số thanh toán chi tiết qua KBNN theo mục lục NSNN.
Đây chính là nguyên nhân tại sao chứng từ chi, dự toán của các đơn vị cấp xã có chất lượng rất thấp, thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung.
Bảng 4.13: Đánh giá về tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng KPTX khi phát sinh nhu cầu tạm ứng STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt % 1 Chấp hành quy đinh về
tạm ứng chi thường xuyên 8 20 20 52
2 Chấp hành quy định quản
lý tiền mặt và ngân sách 12 4 76 8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Gần 60% người thực hiện dự toán chưa nắm vững về phương thức tạm ứng CTX NSX qua KBNN, khi được phỏng vấn. Trong khi không nắm vững quy định về tạm ứng thi việc thực hiện các nhiệm vụ chi vẫn không thay đổi điều này dẫn đến việc vận dụng các phương pháp và nguồn lực khác để đáp ứng nhu cầu trước mắt vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính và có thể phát sinh nợ công do không thể hoàn thiện chứng từ sau khi thực hiện mua sắm hàng hóa:
- Trường hợp đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ với trị giá trên 5.000.000đ, các hồ sơ thủ tục đều đầy đủ, tuy nhiên bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ
không đồng ý giao hàng và không xuất hóa đơn khi đơn vị chưa trả tiền mua hàng, người thực hiện ngân sách đề xuất các cách giải quyết tình huống này như: 52% đề
nghị không mua hàng, chuyển sang mua hàng của nhà cung cấp khác; 20% đề nghị
thuyết phục người bán hàng xuất hóa đơn trước, để làm thủ tục chuyển tiền chi ngân sách trả tiền mua hàng sau đó mới nhận hàng; 20% đề nghị ứng tiền cá nhân để
thanh toán cho người bán hàng.
Tại câu hỏi số 4 “Khi cần một khoản kinh phí để tổ chức hội nghị, mặc dù tồn quỹ NSX tại KBNN còn đủ số dư cần thiết, đơn vị đã có dự toán và chương trình hội nghị được duyệt nhưng chưa có chứng từ thanh toán. Anh (chị) giải quyết trường hợp này như thế nào?”, Có đến 76% người phỏng vấn chọn phương án
“Trưởng ban, ngành, đoàn thể ứng tiền cá nhân để thanh toán chi hội nghị, khi tổ chức xong tập hợp chứng từ thanh toán với KBNN” và còn có ý kiến cho rằng “Tạm ứng các khoản thu chờ nộp NSNN tại quỹ tiền mặt của đơn vị để chi hội nghị,
khi tổ chức xong tập hợp chứng từ thanh toán với KBNN” dẫn đến vi phạm quy định quản lý tài chính, ngân sách, quy định quản lý và sử dụng tiền mặt tại đơn vị cấp xã.
Bảng 4.14: Đánh giá tình hình chấp hành quy định lập, luân chuyển, ký duyệt và sử dụng chứng từ, biểu mẫu của ban ngành, đoàn thể tại đơn vị cấp xã STT Nội dung đánh giá T% ốt Khá % Chư% a tốt
1 Chấp hành quy định quản lý tài chính 20 20 60
2 Lập hồ sơ chứng từ thanh toán 20 20 60
3 Sử dụng biểu mẫu thanh toán 20 20 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 Có 60% người thực hiện ngân sách xác nhận, chủ tài khoản của đơn vị trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, chứng từ chi tiêu từ các bộ phận khác chuyển đến, ký duyệt và chuyển cho kế toán kiểm soát sau, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, gây khó khăn cho công tác kiểm soát chấp hành dự toán tại đơn vị;
Tại câu hỏi “Chủ tịch UBND xã (Chủ tài khoản của đơn vị) có trực tiếp tiếp
nhận và duyệt thanh toán chứng từ chi NSX do các ban, ngành, đoàn thể chuyển đến không?”, có đến 15/25 phiếu trả lời “Có”.
Tại câu hỏi “ Cán bộ các ban ngành đoàn thể của đơn vị thực hiện lập chứng
từ khi phát sinh các khoản thành toán chi NSX như thế nào?” Có 60% phiếu trả lời không nắm vững quy định, thường sử dụng sai biểu mẫu, không hoàn thiện hồ sơ
kèm theo, 20% thường xuyên phải có sự hỗ trợ từ cán bộ kế toán ngân sách xã.
4.1.2.6. Về các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX và thủ tục hồ sơ thanh toán chi NSX hiện hành
Bảng 4.15: Đánh giá về văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX
STT Nội dung đánh giá Ổn định và có tính thống nhất % Không ổn định % Chậm thay đổi, không theo kịp thực tiễn % 1 Các văn bản hướng dẫn, chính sách, chếđộ 16 4 80 2 Các văn bản hướng dẫn thủ tục, hồ sơ chi ngân sách xã 16 4 80
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Có đến 20/25 bằng 80% số phiếu trả lời chậm thay đổi, không theo kịp với thực tiễn tại địa phương (câu số 9).
Thực tế tại địa phương có rất nhiều nhiệm vụ chi đột xuất chưa có tiền lệ
hoặc đặc thù không có trong quy định, không được phép chi theo văn bản hướng dẫn tuy nhiên rất cấp bách và cần thiết theo đặc thù của địa phương, điều này làm cho việc hoàn thiện chứng từ của kế toán NSX gặp rất nhiều khó khăn cũng như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 Trong thực tế có những nhiệm vụ chi đặc thù như những xã có sông chảy qua thường xuyên có những xác chết vô thừa nhận dạt vào, UBND xã phải tổ chức phối hợp khám nghiệm, mai táng, việc thuê mướn công việc này cũng rất khó khăn và tốn kém do dịch vụ không phổ dụng tuy nhiên lại khó khăn trong việc thanh toán vì