* Kiến nghịđối với UBND huyện Thanh Hà
Do có một số chế độ chính sách của Nhà nước ban hành mang tính chất hướng dẫn chung, khi thực hiện tuỳ theo tình hình thực tế tại địa phương, UBND huyện Thanh Hà cần chỉđạo các cơ quan quản lý NSNN tại địa phương tham mưu,
đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy định quản lý tài chính – ngân sách theo thẩm quyền của huyện, đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trình UBND huyện phê duyệt, nhằm chỉ đạo thống nhất trong toàn huyện, như: Hướng dẫn về hồ sơ, chứng từ
thanh toán các khoản chi thường xuyên, hướng dẫn về hoá đơn trong thanh toán chi thường xuyên,… Đặc biệt là hướng dẫn cụ thể cho khối ngân sách xã.
Tăng cường kiểm tra thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách xã, kiên quyết yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoặc xuất toán đối với những khoản chi chưa đầy
đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định đối với từng khoản chi hoặc vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.
* Kiến nghịđối với UBND các xã, thị trấn trong huyện Thanh Hà
Tăng cường quản lý đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý tài chính ngân sách xã. Nâng cao trình độ năng lực, kiến thức quản lý kinh tế tài chính và pháp luật cho cán bộ công chức xã. Hội đồng nhân dân xã là cơ quan có quyền quyết định ngân sách xã, do đó đòi hỏi các đại biểu Hội đồng nhân dân xã phải có một trình độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
Đổi mới cơ chế chính sách quản lý tài chính ngân sách. Thực hiện triệt để
Luật ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản luật của Nhà nước. Chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ kế toán ngân sách xã.
Làm tốt công tác công khai tài chính ngân sách địa phương để cán bộ nhân dân tham gia giám sát.