Nguồn thông tin thức ấp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49)

Thông tin thu nhập Nguồn thu nhập

Các số liệu chung của hoạt động và tình hình kiểm soát chi KBNN Thanh Hà

KBNN Thanh Hà

Số liệu về tình hình lập, chấp hành dự toán,quyết toán chi NSX

Phòng tài chính huyện Thanh Hà và các phòng ban chức năng của huyện,

Phần tổng quan tài liệu nghiên cứu nghiên cứu

- Văn bản của Nhà nước về tổ chức hoạt

động tài chính, kế toán và công tác kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN. - Các văn bản dưới luật quy định về chế độ

quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; quy

định của tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà- Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện; báo cáo tổng kết thu, chi ngân sách hàng năm. - Thu thập số liệu và thông tin qua các trang báo điện tử, các trang báo viết về huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. - Các công trình nghiên cứu liên quan được công bố trên sách, tạp chí chuyên ngành, đề

tài các cấp, v.v..

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn 6 cán bộ Kho bạc Thanh Hà trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã, một số cán bộ của các phòng chức năng của huyện và 25 cán bộ kế toán ngân sách xã về thực trạng chi và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Hà. Mẫu bảng hỏi được đính kèm trong Phụ lục.

Hình thức phỏng vấn sâu chuyên gia, gồm cán bộ trực tiếp làm ở Kho bạc huyện và chủ tài khoản ngân sách cấp xã. Nội dung thông tin phỏng vấn có giá trị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

3.2.2. Phương pháp x lý và phân tích thông tin

Từ số liệu tại các bảng biểu, tài liệu qua hai kênh thu thập: - Thu thập được qua điều tra, phỏng vấn.

- Số liệu do các cơ quan chuyên môn cung cấp.

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành kiểm tra rà soát lại thông tin và sử dụng phần mềm excel để xử lý, tổng hợp lên thành các biểu số liệu chi tiết theo từng chỉ tiêu phân tích cụ thể. Căn cứ vào các biểu chi tiết đó tiến hành phân tích và so sánh từng chỉ tiêu, chỉ ra thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN Thanh Hà nhìn từ kết quả hoạt động trên địa bàn; điều kiện địa lý, điều kiện phát triển kinh tế, công tác quản lý thu NSNN . . . tại địa phương, các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của các tồn tại hạn chếđó.

3.2.3. H thng ch tiêu s dng trong nghiên cu đề tài

- Số tiền chi thường xuyên ngân sách xã đã qua kiểm soát của KBNN - Số tiền từ chối thanh toán

- Số món thiếu hồ sơ, thủ tục thanh toán - Số tiền trên dự toán bị hủy bỏ cuối năm - Số tiền chi chuyển nguồn hàng năm - Số tiền bị thanh tra kiểm tra xuất toán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng kiểm soát chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Hà

4.1.1. Công tác lp, chp hành d toán ca đơn v xã trên đia bàn huynThanh Hà

4.1.1.1. Tình hình phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX trong thời kỳ 2011-2015

Năm 2011 là năm đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách của tỉnh Hải Dương, kế hoạch 5 năm, (2011 - 2015). Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Hải Dương thực hiện theo quy định của Luật NSNN 2002 (sửa đổi) và Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Hải Dương về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số

55/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy

định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách.

Căn cứ các Nghị quyết trên của HĐND tỉnh Hải Dương, ngân sách cấp xã ngoài các khoản thu được hưởng 100% còn được hưởng các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết phát sinh trên địa bàn cụ thể như sau: Thuế nhà đất 70%; Thuế chuyển quyền SD đất 70%; Thuế SD đất nông nghiệp 70%; Thu cấp quyền SD đất 50%; thu

đấu giá QSD đất 20%; đất thương phẩm 20%; Trước bạ nhà đất 70%; Thuế môn bài từ các hộđăng ký KD 70%; Thuế GTGT, thuế TNDN từ các cá nhân SXKD 40% ; Thuế TTĐB từ các cá nhân SXKD 20%

Thực hiện Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Hải Dương việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện được phân cấp như

nội dung phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách xã.

a) Phân cấp nhiệm vụ chi của NSX

- Định mức phân bổ dự toán chi NS cấp xã

Theo Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Hải Dương về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức chi thường xuyên, mua sắm, sửa chữa tài sản đối với ngân sách cấp xã, thị trấn được phân bổ theo tiêu chí số dân, cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Bảng 4.1: Định mức phân bổ chi thường xuyên cấp xã thuộc huyện giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Số

TT Nội dung

Định mức chi thường xuyên

Tổng số Chi hoạt động thường xuyên Mua sắm, sửa chữa TSCĐ 1 Xã, thị trấn có dưới 10.000 dân 1.300.000 1.190.000 110.000 2 Xã, thị trấn có 10.000 đến dưới 12.000 dân 1.400.000 1.280.000 120.000 3 Xã, thị trấn có 12.000 đến dưới 14.000 dân 1.510.000 1.380.000 130.000 5 Xã, thị trấn có 14.000 đến dưới 16.000 dân 1.620.000 1.480.000 140.000 6 Xã, thị trấn có 16.000 đến dưới 18.000 dân 1.720.000 1.170.000 150.000 7 Xã, thị trấn có 18.000 đến dưới 20.000 dân 1.830.000 1.170.000 160.000 8 Xã, thị trấn có 20.000 đến dưới 22.000 dân 1.930.000 1.760.000 170.000 9 Xã, thị trấn có trên 22.000 dân 2.040.000 1.860.000 180.000 (Nguồn: Phòng TC - KH huyện Thanh Hà) + Chi khác: định mức phân bổ là 5% tổng chi thường xuyên (không bao gồm chi vệ sinh môi trường)

+ Chi dự phòng: được phân bổ theo định mức 2,5% tổng chi thường xuyên.

b) Nhiệm vụ chi ngân sách xã * Chi thường xuyên

+ Chi quản lý nhà nước, đảng , đoàn thể cấp xã: Chi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách. Đảm bảo kinh phí chi hoạt động của HĐND&UBND, hoạt động của Đảng uỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 và các tổ chức đoàn thể cấp xã, thị trấn, kinh phí hoạt động của các chi bộ Đảng trực thuộc theo Quyết định 84 của Ban Quản trị Trung ương, Chi phụ cấp Đảng uỷ

viên cấp xã, thị trấn theo Quyết định 169 ngày 24/6/2008 của Ban Quản trị tài chính Trung Ương;

+ Chi công tác phí, văn phòng phẩm, báo đài, hội nghị …

+ Chi mua sắm, sửa chữa trụ sở, phương tiện làm việc, chi khác theo quy định. + Chi các hoạt động sự nghiệp: Được phân bổ theo tiêu chí số dân, cụ thể

theo biểu 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2: Phân bổ các chỉ tiêu dự toán chi hoạt động sự nghiệp ngân sách xã giai đoạn 2011 - 2015 Số TT Chỉ tiêu chi Xã có dưới 10.000 dân Xã có từ 10.000 đến 12.000 dân Xã có trên 12.000 dân 1 Chi SN kinh tế 423.000 426.000 428.660 2 Chi đảm bảo xã hội 83.000 85.000 88.000 3 Chi SN giáo dục 14.420 16.000 18.000 4 Chi SN thể dục, thể thao 29.550 31.000 35.000 5 Chi SN văn hóa 29.550 31.000 35.000 6 Chi SN phát thanh TH 29.550 31.000 35.000 7 Chi SN y tế 15.420 17.000 19.000 8 Chi an ninh 83.000 85.000 88.000 9 Chi quốc phòng 53.000 55.000 57.830

10 Chi SN môi trường 15.420 15.000 19.000

(Nguồn: Phòng TC - KH huyện Thanh Hà)

Với dân số toàn huyện là hơn 162.000 người cùng 25 xã thị trấn. Hầu hết các xã thị trấn trên địa bàn huyện có dân số dưới 12.000 dân/ xã, nhiêm vụ chi so với các xã ít dân và đông dân là như nhau. Với định mức chi theo quy định từ năm 2010 như trên việc lập dự toán gặp rất nhiều khó khăn vì không bám sát thực tế, chỉ riêng nội dung chi đảm bảo an ninh khó có thể bao quát hết cac họat động. Đơn cử chỉ một nội dung chi bồi dưỡng tuần tra chống đốt pháo nổ cuối năm với bình quân 1 xã đã chi hết 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 triệu đồng cho 1 nhiệm vụđột xuất vào dịp tết nguyên đán và cũng mới phát sinh trong những năm gần đây do tình trạng đốt pháo nổ có biểu hiện quay trở lại cũng đã chiếm

đến 29,4% so vói tổng chi đảm bảo an ninh cả năm dẫn đến không thể không nbổ sung dự toán chi nếu muốn đảm bảo duy trì hoạt động theo đúng chỉđạo.

4.1.1.2. Tình hình công tác lập dự toán thu, chi NSX thuộc huyện

Hằng năm ngay từ cuối tháng 6 tỉnh Hải Dương căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách giao chỉ tiêu hướng dẫn cho các huyện, khoảng đầu tháng 7 các huyện lập kế hoạch đồng thời giao chỉ tiêu cho các xã. Tại đây các xã phải căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách 6 tháng đầu năm ước tính thực hiện cả năm, trên cơ sở đó phân tích tình hình nhằm rút ra kinh nghiệm cho việc lập và tổ chức thực hiện ngân sách năm sau. Các ban hoặc tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào nhiệm vụ, chế độ

quy định để lập dự trù nhu cầu chi. Kế toán xã phối hợp với kế toán hợp tác xã tính toán các khoản thu NSX trên địa bàn dựa vào cơ sởđó lập dự toán thu, chi NSX trình UBND xã, báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Hà. Căn cứ vào quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách và quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách mà tỉnh giao xuống cho huyện Thanh Hà hằng năm, sau đó huyện giao tiếp cho từng xã. Các UBND xã tổ chức hội nghị triển khai lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho năm tới. Ở đây, kế toán xã sẽ phải thông báo thông tin về ngân sách xã cho các bên liên quan. Thảo luận cùng UBND xã về những đóng góp điều chỉnh từ những ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị về dự toán ngân sách, sau đó kế toán tổng họp và hoàn chỉnh dự toán NSX để UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX. Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Hà. Phòng tài chính huyện có nhiệm vụ tổng hợp lại báo cáo, sau đó xây dựng kế

hoạch thu chi ngân sách của toàn huyện. Sau khi UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách, HĐND xã thảo luận và quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng thời gửi cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Hà, KBNN huyện Thanh Hà trước ngày 31/12/ năm báo cáo làm cơ sở để thực hiện ngân sách. Theo quy chế công khai tài chính về

NSNN, các thông tin về ngân sách xã niêm yết công khai ở trụ sở UBND các xã. Các xã tổ chức họp hội đồng nhân dân chủ yếu là khi xã chuẩn bị thực hiện những công trình do xã xây dựng. Điều này cho thấy, việc lập kế hoạch ngân sách xã chưa có sự

tham gia của người dân. Thực tế, lập kế hoạch ngân sách ởđịa phương do nhân viên thống kê, nhưng dự toán phân bổ thu chi lại là kế toán xã. Kế toán xã căn cứ vào dự

toán do nhân viên thống kê lập và dựa vào các cách thức khác nhau để phân bổ.

4.1.1.3. Việc chấp hành dự toán NSX trên địa bàn Thanh Hà, tỉnh Hải Dương a) Kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN

Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau (các biểu mẫu theo phụ lục số 1 đến phụ

lục số 5 theo Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy

định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính của xã, phường, thị trấn) trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Hội đồng nhân dân xã họp thông qua dự

toán ngân sách cấp xã, UBND cấp xã thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách năm sau cho các tổ chức thuộc xã.

Các đơn vị cấp xã đều lập dự toán (năm sau) chi tiết theo các tổ chức thuộc xã và tổng hợp phân bổ dự toán năm theo mã chương, mã ngành kinh tế trước ngày 31/12 hàng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra phân bổ dự toán trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Gửi phân bổ dự toán đã được phê duyệt về

KBNN để theo dõi, kiểm soát thanh toán.

Căn cứ lập dự toán ngân sách xã: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

đảm, bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã;Chính sách, chếđộ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ

phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; Chế độ, tiêu chuẩn,

định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 nhân dân huyện thông báo; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trước.

Cán bộ kiểm soát chi ngân sách xã của KBNN Thanh Hà sau khi kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ theo quyết định giao và phân bổ dự toán thì nhập dữ liệu vào chương trình để theo dõi cho cả năm ngân sách.

Bảng 4.3: Đánh giá thực trạng chất lượng lập dự toán thu, chi NSX

Chỉ tiêu

Dự toán thu chi năm 2012

Dự toán thu chi năm 2013

Dự toán thu chi năm 2014 Số xã Tỷ lệ (%) Số xã Tỷ lệ (%) Số xã Tỷ lệ (%) Sát thực tế, không phải điều chỉnh 0 0 0 0 0 0 Khá sát thực tế, ít phải điều chỉnh 6 24 2 8 2 8 Không sát thực tế, thường xuyên phải điều chỉnh 19 76 23 92 23 92

( Nguồn: Phòng tài chính huyện Thanh Hà)

Qua bảng 4.3 ta thấy chất lượng lập dự toán thu chi NSX trên địa bàn còn nhiều vấn đề bất cập, số xã lập dự toán không sát với thực tế nhiệm vụ thu và nhu cầu chi thường xuyên phải điều chỉnh rất lớn, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều phải điều chỉnh dự toán thu chi lập đầu năm. Một phần do nguồn thu chủ

yếu của NSX là trợ cấp cân đối từ cấp trên nên khó chủđộng, mức phân bổ dự toán CTX NSX là mức chi tối thiểu, người thực hiện NSX chủ yếu công tác theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, không trực tiếp tham gia lập phân bổ dự toán vì vậy các

đơn vị cấp xã luôn có xu hướng phải điều chỉnh, bổ sung trong thời gian chấp hành dự toán.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)