Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là một thành phần không nhỏảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã. Thực tế cho thấy nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì đây là môi trường tốt để khai thác các nguồn thu - chi trên địa bàn. Ngược lại, nếu địa phương nào không có được môi trường điều kiện tự nhiên thuận lợi thì không có thêm nguồn thu ngân sách từđịa phương, mà khi sử dụng ngân sách nhà nước gặp khó khăn.
4.2.2. Nhận thức của người dân
Để công tác quản lý được tốt phải có sựủng hộ của người dân, họ không đơn giản là người đưa ra những ý kiến cho việc lập kế hoạch. Mà họ còn là thành phần tham gia đóng góp nguồn ngoài ngân sách. Và mục đích cuối cùng của quản lý ngân sách chính là phát triển kinh tế của dân. Nhận thức của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách, nếu trình độ của người dân tốt, chính sách dễđược triển khai, họ sẵn sàng
ủng hộ chính sách. Chính sách có lợi sẽ tạo được sự đồng thuận, người dân tích cực tham gia lập kế hoạch cũng nhưđóng góp sức người sức của cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
4.2.3. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý
Công tác quản lý ngân sách muốn đạt hiệu quả cao, không thể thiếu vai trò của người quản lý. Người quản lý ở đây họ phải là người vừa có trình độ kỹ năng quản lý và đồng thời có cảđạo đức.
Đối với họ cần có kỹ năng quản lý để có thểđưa ra chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch vì dân, vì lợi ích cộng đồng. Có năng lực tổ chức để huy động sự tham gia của người dân, tăng mối quan hệđoàn kết của chính quyền.
Bên cạnh đó họ phải có phẩm chất đạo đức tốt để có thể làm việc công minh, sử
dụng ngân sách của địa phương một cách hiệu quả, tránh tham ô tham nhũng.
4.2.4. Trang bị cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất có vai trò nhất định trong công tác quản lý nói chung, và công tác quản lý ngân sách nói riêng. Văn phòng, trụ sở làm việc, hệ thống máy tính, cập nhật thông tin, phương tiện cung cấp thông tin, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý... giúp cho việc triển khai các hoạt động quản lý nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Cơ sở vật chất có đảm bảo thì đội ngũ chính quyền mới có cơ hội để thực hiện công việc và nhiệm vụ của mình được giao.
4.2.5. Cơ chế phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý ngân sách là một yêu cầu tất yếu của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của kế hoạch cũng như bản thân quản lý ngân sách. Phân cấp quản lý kinh tế, trong đó có phân cấp quản lý ngân sách hợp lý sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các ngành và địa phương.
4.2.6. Định mức phân bổ
Trong mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, đầu ra chính là mục tiêu là căn cứ để quyết định phân bổđầu vào. Sự phân bổ này hết sức cần thiết, và rất cần đến, sự
công bằng ở mỗi địa phương cũng nhưở mỗi lĩnh vực.
4.2.7. Cơ sở hạ tầng
Địa phương nào có hệ thống cơ sở hạ tầng như: Điện - Đường thuận lợi cũng sẽ
thu hút các nhà đầu tư. Xây dựng được các khu công nghiệp, các làng nghề ra đời các cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
đó đảm bảo nhu cầu chi, giảm bớt phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách cấp trên, chủ động trong việc điều hành ngân sách.
4.3. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN Thanh Hà