Đánh giá chất lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán chi thường xuyên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 63)

STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt % 1

Chất lượng hồ sơ chi tiêu của ngân sách xã so với các cấp ngân sách còn lại 100 2 Sự chủ động về hoàn thiện hồ sơ, chứng từ chi của ngân sách xã 0 17 50 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Tại câu hỏi: “ Theo nhận xét của anh (chị), các đơn vị sử dụng NS 4 cấp là

TW, Tỉnh, Huyện, Xã tại địa phương, các đơn vị thuộc cấp NSNN nào có chất lượng hồ sơ chi tiêu ngân sách còn nhiều hạn chế nhất”. Kết quả 6/6 phiếu = 100% đều cho rằng “Các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn”

- Đánh giá mức độ chủ động hoàn thiện hồ sơ, chứng từ thanh toán: Chỉ có 17% cán bộ kiểm soát chi đánh giá hồ sơ chi đầy đủ đúng chếđộ, 50% phiếu điều tra, phỏng vấn nhận định, các đơn vị giao dịch còn hạn chế và có đến 33% đánh giá rất hạn chế, chưa chủđộng hoàn thiện về hồ sơ, chứng từ thanh toán, thường diễn ra thiếu hồ sơ, lập sai hồ sơ thanh toán.

Tại câu hỏi: “Theo nhận xét của anh (chị), các đơn vị sử dụng NSX trên địa bàn đã hoàn toàn chủ động về hồ sơ thanh toán chi NSX qua KBNN tại địa phương chưa, chất lượng hồ sơ thanh toán hiện nay như thế nào?”. Kết quả là có đến 5/6 phiếu = 83% trả lời “Còn hạn chế, thường diễn ra thiếu hồ sơ, lập sai hồ sơ thanh

toán”, chỉ có 1/6 phiếu = 17% trả lời “Rất chủ động, hồ sơ đầy đủ, đúng chế độ”

4.1.2.4 Công tác kiểm soát chứng từ chi thường xuyên của cán bộ KSC NSX của KBNN Thanh Hà

Bảng 4.11: Đánh giá công tác kiểm soát chứng từ thu chi của cán bộ kiểm soát chi KBNN Thanh Hà STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt % 1

Chất lượng chuyên môn kiểm soát chi của CB KBNN Thanh hà

66 17 17 0

2

Trình độ nghiệp vụ của kế toán thu chi KBNN Thanh hà

32 48 12 8

3

Thái độ hướng dẫn của kế toán thu chi KBNN Thanh hà

32 48 12 8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Theo số liệu khảo sát điều tra, phỏng vấn tại câu hỏi về chi lương, phụ cấp, học bổng sinh hoạt phí là khoản chi đơn giản không cần kiểm soát và không cần bảng kê lẫn chứng từ kèm theo cho thấy, 34% cán bộ, công chức KSC đã không trả lời được câu hỏi: “Việc kiểm soát thanh toán chi Lương, Sinh hoạt phí của các đơn vị giao dịch của KBNN tại địa phương cần có những thủ tục gì ?”; 66% người được phỏng vấn trả lời đúng quy định chỉ cần duy nhất “Giấy rút dự toán, hoặc séc lĩnh tiền mặt, hoặc Ủy nhiệm chi chuyển khoản ” đúng theo quy định về chi thanh toán cá nhân”.

Có đến 48% cán bộ kế toán ngân sách xã đánh giá Trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm hướng dẫn của kế toán thu chi KBNN Thanh hà ở mức độ nắm chăc nghiệp vụ, truyền đạt tốt, và vẫn còn 8% cán bộ kế toán ngân sách xã đánh giá còn lúng túng trong việc hướng dẫn, truyền đạt, một phần cũng vì một số món thu, chi theo đặc thù của địa phương, không có trong quy định cũng dẫn đến lúng túng trong hướng dẫn của cán bộ kiểm soát.

4.1.2.5 Đánh giá chất lượng công tác kế toán NSX trên địa bàn huyện Thanh Hà

Bảng 4.12: Đánh giá về chấp hành dự toán chi thường xuyên khi phát sinh thanh toán chi NSNN của đơn vị cấp xã

STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt %

1 Kiểm soát hồ sơ chi khi

phát sinh thanh toán 12 0 0 88

2

Sự phối hợp giữa KBNN

và Phòng tài chính huyện

Thanh Hà

0 100 0 0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)

Theo tổng hợp phiếu điều tra có 88% (22/25 phiếu) số người thực hiện ngân sách được hỏi cho biết, mỗi khi thanh toán một khoản chi kinh phí NS thường xuyên, người thực hiện NS chỉ phải kiểm tra xem dự toán của đơn vị tại KBNN thời

điểm thanh toán theo Mã chương, Mã ngành và Mã nguồn kinh phí còn đủ số dư

hay không ( câu số 10)

Với cách kiểm soát đó, người thực hiện NS được phỏng vấn bỏ qua việc tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 - Dự toán chi tiết năm (theo MLNS) được duyệt tại đơn vị thời điểm thanh toán còn đủ số dư

- Tồn quỹ NSX của đơn vị tại KBNN thời điểm thanh toán còn đủ số dư

- Các hồ sơ, chứng từ có liên quan theo quy định đối với từng khoản chi

Để chấp hành đúng quy định về KSC ngân sách qua KBNN, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thuế - Tài chính - KBNN tại địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn.

KBNN Thanh Hà chỉ tham gia KSC TX NSX ở bước cuối cùng trong khâu thứ hai của chu trình ngân sách, trước khi xuất quỹ NSX tại KBNN, trong khi đó, phòng Tài chính huyện tham gia KSC ngân sách ở cả ba khâu của chu trình ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán NSX. Các khoản chi của các

đơn vị cấp xã qua KBNN về cơ bản được kiểm soát theo đúng quy định của Luật NSNN. Việc đối chiếu và xác nhận số liệu quyết toán CTX NSX qua KBNN của các đơn cấp xã theo yêu cầu của cơ quan Tài chính quy định, KBNN chỉđối chiếu, xác nhận về tổng số kinh phí đơn vịđã chi qua KBNN.

Trong quá trình kiểm soát quyết toán CTX NSX, phòng Tài chính thường tập trung kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi; việc chấp hành tiêu chuẩn, định mức chi, chưa đối chiếu sốđề nghị quyết toán thực tế tại đơn vị cấp xã với phân bổ dự toán chi tiết được duyệt và số thanh toán chi tiết qua KBNN theo mục lục NSNN.

Đây chính là nguyên nhân tại sao chứng từ chi, dự toán của các đơn vị cấp xã có chất lượng rất thấp, thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung.

Bảng 4.13: Đánh giá về tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng KPTX khi phát sinh nhu cầu tạm ứng STT Nội dung đánh giá Tốt % Khá % Bình thường % Chưa tốt % 1 Chấp hành quy đinh về

tạm ứng chi thường xuyên 8 20 20 52

2 Chấp hành quy định quản

lý tiền mặt và ngân sách 12 4 76 8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Gần 60% người thực hiện dự toán chưa nắm vững về phương thức tạm ứng CTX NSX qua KBNN, khi được phỏng vấn. Trong khi không nắm vững quy định về tạm ứng thi việc thực hiện các nhiệm vụ chi vẫn không thay đổi điều này dẫn đến việc vận dụng các phương pháp và nguồn lực khác để đáp ứng nhu cầu trước mắt vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính và có thể phát sinh nợ công do không thể hoàn thiện chứng từ sau khi thực hiện mua sắm hàng hóa:

- Trường hợp đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ với trị giá trên 5.000.000đ, các hồ sơ thủ tục đều đầy đủ, tuy nhiên bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ

không đồng ý giao hàng và không xuất hóa đơn khi đơn vị chưa trả tiền mua hàng, người thực hiện ngân sách đề xuất các cách giải quyết tình huống này như: 52% đề

nghị không mua hàng, chuyển sang mua hàng của nhà cung cấp khác; 20% đề nghị

thuyết phục người bán hàng xuất hóa đơn trước, để làm thủ tục chuyển tiền chi ngân sách trả tiền mua hàng sau đó mới nhận hàng; 20% đề nghị ứng tiền cá nhân để

thanh toán cho người bán hàng.

Tại câu hỏi số 4 “Khi cần một khoản kinh phí để tổ chức hội nghị, mặc dù tồn quỹ NSX tại KBNN còn đủ số dư cần thiết, đơn vị đã có dự toán và chương trình hội nghị được duyệt nhưng chưa có chứng từ thanh toán. Anh (chị) giải quyết trường hợp này như thế nào?”, Có đến 76% người phỏng vấn chọn phương án

“Trưởng ban, ngành, đoàn thể ứng tiền cá nhân để thanh toán chi hội nghị, khi tổ chức xong tập hợp chứng từ thanh toán với KBNN” và còn có ý kiến cho rằng “Tạm ứng các khoản thu chờ nộp NSNN tại quỹ tiền mặt của đơn vị để chi hội nghị,

khi tổ chức xong tập hợp chứng từ thanh toán với KBNN” dẫn đến vi phạm quy định quản lý tài chính, ngân sách, quy định quản lý và sử dụng tiền mặt tại đơn vị cấp xã.

Bảng 4.14: Đánh giá tình hình chấp hành quy định lập, luân chuyển, ký duyệt và sử dụng chứng từ, biểu mẫu của ban ngành, đoàn thể tại đơn vị cấp xã STT Nội dung đánh giá T% ốt Khá % Chư% a tốt

1 Chấp hành quy định quản lý tài chính 20 20 60

2 Lập hồ sơ chứng từ thanh toán 20 20 60

3 Sử dụng biểu mẫu thanh toán 20 20 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 Có 60% người thực hiện ngân sách xác nhận, chủ tài khoản của đơn vị trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, chứng từ chi tiêu từ các bộ phận khác chuyển đến, ký duyệt và chuyển cho kế toán kiểm soát sau, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, gây khó khăn cho công tác kiểm soát chấp hành dự toán tại đơn vị;

Tại câu hỏi “Chủ tịch UBND xã (Chủ tài khoản của đơn vị) có trực tiếp tiếp

nhận và duyệt thanh toán chứng từ chi NSX do các ban, ngành, đoàn thể chuyển đến không?”, có đến 15/25 phiếu trả lời “Có”.

Tại câu hỏi “ Cán bộ các ban ngành đoàn thể của đơn vị thực hiện lập chứng

từ khi phát sinh các khoản thành toán chi NSX như thế nào?” Có 60% phiếu trả lời không nắm vững quy định, thường sử dụng sai biểu mẫu, không hoàn thiện hồ sơ

kèm theo, 20% thường xuyên phải có sự hỗ trợ từ cán bộ kế toán ngân sách xã.

4.1.2.6. Về các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX và thủ tục hồ sơ thanh toán chi NSX hiện hành

Bảng 4.15: Đánh giá về văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX

STT Nội dung đánh giá Ổn định và có tính thống nhất % Không ổn định % Chậm thay đổi, không theo kịp thực tiễn % 1 Các văn bản hướng dẫn, chính sách, chếđộ 16 4 80 2 Các văn bản hướng dẫn thủ tục, hồ sơ chi ngân sách xã 16 4 80

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)

Có đến 20/25 bằng 80% số phiếu trả lời chậm thay đổi, không theo kịp với thực tiễn tại địa phương (câu số 9).

Thực tế tại địa phương có rất nhiều nhiệm vụ chi đột xuất chưa có tiền lệ

hoặc đặc thù không có trong quy định, không được phép chi theo văn bản hướng dẫn tuy nhiên rất cấp bách và cần thiết theo đặc thù của địa phương, điều này làm cho việc hoàn thiện chứng từ của kế toán NSX gặp rất nhiều khó khăn cũng như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 Trong thực tế có những nhiệm vụ chi đặc thù như những xã có sông chảy qua thường xuyên có những xác chết vô thừa nhận dạt vào, UBND xã phải tổ chức phối hợp khám nghiệm, mai táng, việc thuê mướn công việc này cũng rất khó khăn và tốn kém do dịch vụ không phổ dụng tuy nhiên lại khó khăn trong việc thanh toán vì không có định mức quy định cụ thể gây khó khăn cho cán bộ KSC của KBNN Thanh Hà.

4.1.2.7. Chấp hành nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho đối tượng thụ hưởng

Bảng 4.16: Tình hình chi tiền mặt tại KBNNThanh Hà STT Nội dung đánh giá Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 STT Nội dung đánh giá Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tổng chi NSNN ( tỷđồng) 809 911 1000 2 Trong đó chi bằng tiền mặt (tỷđồng) 383 403 386 3 Tỷ lệ chi bằng tiền mặt so với tổng chi NSNN(%) 47 44 39

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của KBNN Thanh Hà)

Trong những năm qua, thực trạng chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Thanh Hà luôn ở mức cao, đối tượng chi tiền mặt ngoài chi lương, thanh toán cá nhân cho những đơn vị chưa mở tài khoản thẻ tại các ngân hàng thương mại còn có thanh toán đối với chi hàng hóa dịch vụ cho những đối tượng cung cấp không thường xuyên, chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng dẫn đến vi phạm nguyên tăc chi trực tiếp từ KBNN cho đối tượng thụ hưởng.

Do Thanh Hà là huyện thuần nông, địa hình chia cắt bởi sông Thái bình, các ngân hàng thương mại trên địa bàn không nhiều, dịch vụ còn chưa phát triển mạnh nên việc triển khai, bố trí cây ATM của các ngân hàng còn hạn chế nên khó khăn cho người sử

dụng thẻ dẫn đến việc khó triển khai các hình thức thanh toán không dung tiền mặt.

4.1.2.8. Ý kiến đánh giá về những khó khăn, vướng mắc trong KSC thường xuyên NSX của cán bộ kiếm soát chi và kế toán NSX

Tại câu hỏi số 7 của phiếu phỏng vấn cán bộ KSC KBNN Thanh Hà “Đứng

trên góc độ quản lý đề nghị anh (chị) cho biết trong kiểm soát chi thường xuyên NSX tại địa phương nơi anh (chị) công tác có những tồn tại, khó khăn, vướng mắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

gì?” , các cán bộ kiểm soát chi đều cho rằng khó khăn, vướng mắc lớn nhất là “Tình

trạng các khoản chi thường xuyên NSX khi đưa đến Kho bạc chưa đầy đủ hồ sơ, thiếu hoá đơn theo quy định, sai mục lục NSNN, sai mẫu chứng từ theo quy định,… còn diễn ra tại rất nhiều các xã”.

Tại câu hỏi số 13 “Đứng trên góc độ quản lý NS xã, đề nghị anh (chị) cho biết tại đơn vị có vướng mắc, khó khăn gì trong quản lý chi ngân sách xã”, hẩu hết các cán bộ kế toán đều cho rằng “Kế toán ngân sách xã không nắm vững trình tự tự

kiểm soát thực hiện dự toán ngân sách xã và không tự kiểm soát một cách chắc chắn các điều kiện chi thường xuyên NSX trước khi thanh toán qua KBNN”

Nguyên nhân một phần lớn cũng do cấp NSX chưa được trang bị phần mềm theo dõi dự toán cũng như các phần mềm hỗ trợ, việc theo dõi, đối chiếu phụ thuộc phần lớn vào số liệu báo cáo của cơ quan KBNN.

4.2. Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý thu, chi ngân sách xã

4.2.1. Điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là một thành phần không nhỏảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã. Thực tế cho thấy nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì đây là môi trường tốt để khai thác các nguồn thu - chi trên địa bàn. Ngược lại, nếu địa phương nào không có được môi trường điều kiện tự nhiên thuận lợi thì không có thêm nguồn thu ngân sách từđịa phương, mà khi sử dụng ngân sách nhà nước gặp khó khăn.

4.2.2. Nhn thc ca người dân

Để công tác quản lý được tốt phải có sựủng hộ của người dân, họ không đơn giản là người đưa ra những ý kiến cho việc lập kế hoạch. Mà họ còn là thành phần tham gia đóng góp nguồn ngoài ngân sách. Và mục đích cuối cùng của quản lý ngân sách chính là phát triển kinh tế của dân. Nhận thức của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách, nếu trình độ của người dân tốt, chính sách dễđược triển khai, họ sẵn sàng

ủng hộ chính sách. Chính sách có lợi sẽ tạo được sự đồng thuận, người dân tích cực tham gia lập kế hoạch cũng nhưđóng góp sức người sức của cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)