Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN ở

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 33)

* Kho bạc Nhà nước Hưng Yên.

Tại Hưng Yên, công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN thành công do tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách xã tại từng đơn vị cấp xã trước khi thanh toán.. Cụ thể

Thứ nhất, việc lập dự toán chi ngân sách xã của đơn vị cấp xã phải được tiến hành theo đầy đủ và đúng trình tự nhưđã được hướng dẫn.

Trên cơ sở các căn cứ lập kế hoạch phân bổ, phương án phân bổ dự toán ngân sách xã năm sau theo qui định, UBND xã lập kế hoạch phân bổ, phương án phân bổ dự toán ngân sách xã năm sau trình HĐND xã quyết định phê duyệt.

Căn cứ Nghị quyết phê duyệt của HĐND xã, UBND xã (ra quyết định) giao dự toán ngân sách xã năm sau cho các ban, ngành, đoàn thể của xã. Các ban, ngành,

đoàn thể của xã kết hợp với cán bộ Kế toán ngân sách xã lập kế hoạch chi ngân sách xã (dự toán) năm sau theo mục lục ngân sách của từng ban, ngành, đoàn thể gửi UBND xã trước ngày 31/12.

Căn cứ kế hoạch của các ban, ngành, đoàn thể lập, Kế toán ngân sách xã tổng hợp lập phân bổ dự toán năm sau theo mã chương, mã ngành trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt nộp về KBNN và cơ quan tài chính để thực hiện kiểm soát chi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Chỉ khi các ban, ngành, đoàn thể (người thực hiện ngân sách xã) trực tiếp tính toán lập dự toán (chi tiết theo mục lục ngân sách) của mình dưới sự hướng dẫn của Kế toán ngân sách xã, khi đó, người thực hiện ngân sách xã mới có thể tự kiểm soát được việc thực hiện dự toán của bộ phận mình, và Kế toán ngân sách xã mới có căn cứđể kiểm soát dự toán của từng ban, ngành, đoàn thểđó khi có phát sinh các khoản thanh toán chi ngân sách xã.

Thứ hai, Chủ tài khoản, Kế toán ngân sách xã, người thực hiện ngân sách xã phải nắm vững và chấp hành đúng các nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách xã qua KBNN, bao gồm:

- Nguyên tắc quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi ngân sách xã qua KBNN;

- Điều kiện cấp phát thanh toán các khoản chi ngân sách xã qua KBNN; - Nguyên tắc lập bảng kê chứng từ chi ngân sách xã qua KBNN;

- Đối chiếu số liệu, điều chỉnh số liệu chi ngân sách xã qua KBNN;

- Phân biệt rõ tồn quỹ ngân sách xã, tồn quỹ kinh phí hoạt động tại xã bằng tiền mặt và các khoản thu NSNN bằng tiền mặt tại đơn vị chưa nộp vào KBNN;

- Chấp hành đúng quy định về lập, luân chuyển và ký duyệt chứng từ chi ngân sách xã tại đơn vị trước khi thanh toán chi ngân sách xã qua KBNN.

Trong công tác quản lý chi ngân sách xã tại Hưng Yên, việc nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách xã tại từng đơn vị cấp xã trước khi thanh toán chi ngân sách xã qua KBNN đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng quản lý ngân sách xã qua KBNN. Đó chính là việc nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quy trình kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN.

* Kho bạc Nhà nước Bắc Giang

Bài học lớn nhất cho sự thành công của KBNN Bắc Giang là thực hiện phân loại các khoản chi thường xuyên NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả.

KBNN cần phân loại các khoản chi thường xuyên của NSNN theo nội dung và giá trị, sau đó tập hợp thành nhóm những khoản chi có nội dung và giá trị như nhau. Tuỳ theo từng nhóm các khoản chi mà có quy trình kiểm soát chi hiệu quả. Đối với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 các khoản chi nhỏ, khó gian lận thì nên đơn giản quy trình kiểm soát chi, nhằm giảm chi phí không cần thiết khi thực hiện kiểm soát chi. Đối với các khoản chi càng phức tạp, càng có giá trị lớn thì càng cần phải có quy trình kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, cũng rất cần phải chú trọng đến lợi ích mang lại so với chi phí bỏ

ra để thực hiện việc kiểm soát chi. Nếu như việc chi phí bỏ ra để kiểm soát chặt chẽ

hơn một khoản chi thường xuyên của NSNN mà nhiều hơn lợi ích của việc kiểm soát thêm đó thì không nên thực hiện việc kiểm soát thêm đó. Chẳng hạn như việc kiểm soát khoản chi cước phí điện thoại hàng tháng, bình thường chỉ kiểm soát trên hoá đơn cước phí điện thoại, bây giờ muốn kiểm soát chặt chẽ hơn để hạn chế việc gọi không cần thiết. Vậy cần so sánh việc bỏ chi phí để kiểm soát khoản chi cước phí điện thoại bằng cách cử người giám sát hay cách khác có tốn nhiều chi phí hơn so với số tiền điện thoại phải nộp giảm đi hay không. Nếu chi phí kiểm soát thêm là 4 đồng mà số tiền điện thoại phải nộp giảm đi nhiều nhất là 4 đồng thì không nên thực hiện biện pháp kiểm soát thêm. Nhưng đối với các khoản chi thường xuyên của NSNN có giá trị lớn như sửa chữa lớn tài sản cốđịnh và xây dựng các công trình cơ

sở hạ tầng thì cần xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ vì chi phí bỏ ra để thực hiện thêm các bước kiểm soát sẽđem lại nhiều lợi ích.

Như vậy, việc xây dựng quy trình kiểm soát chi phù hợp với các khoản chi trên đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của Nhà nước. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN, góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của kho bạc nhà nước thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)